Tóm Tắt Thẩm Quyền của Disability Rights California Theo Luật Tiểu Bang và Liên Bang

Publications
#5031.05

Tóm Tắt Thẩm Quyền của Disability Rights California Theo Luật Tiểu Bang và Liên Bang

Luật quy định DRC có thể đến những nơi có người khuyết tật sinh sống. Chúng tôi có thể điều tra lạm dụng và bỏ bê, đào tạo mọi người và đảm bảo rằng nơi đó đang đối xử đúng với mọi người. Quán rượu này giải thích luật cho phép DRC làm điều này.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

Disability Rights California là gì?

Disability Rights California (DRC) là một cơ quan độc lập, tư nhân, phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1978 theo Đạo Luật Về Trợ Giúp và
Quyền của Người Khuyết Tật về Phát Triển (Developmental Disabilities Assistance and Bill of Rights Act). 42 Bộ Luật Hoa Kỳ § 15001 và các mục tiếp theo. [“Đạo Luật DD”]. Quốc Hội chỉ thị rằng mỗi tiểu bang nhận khoản tài trợ theo Đạo Luật DD thành lập một hệ thống bênh vực để bảo vệ quyền và lợi ích của người khuyết tật về phát triển. DRC là hệ thống bênh vực của California. Sau đó, Quốc Hội mở rộng các trách nhiệm của hệ thống bảo vệ và bênh vực hiện có để bao gồm trách nhiệm bênh vực cho tất cả người khuyết tật, bao gồm khuyết tật về tâm thần và các tình trạng khuyết tật khác. 29 Bộ Luật Hoa Kỳ § 794e và các mục tiếp theo [“Đạo
Luật PAIR”]; 42 Bộ Luật Hoa Kỳ § 10801 và các mục tiếp theo. [“Đạo
Luật PAIMI”].

Năm 1991, cơ quan lập pháp California ban hành luật công nhận thẩm quyền của DRC theo luật liên bang và đưa luật tiểu bang tuân theo các yêu cầu liên bang. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế California § 4900 và các mục tiếp theo Năm 2003, Dự Luật Thượng Viện 577 được ban hành, đưa luật tiểu bang tuân theo sự mở rộng sau đó của luật pháp và quy định liên bang. Xem Dự Luật Thượng Viện 577, Phiên Họp Lập Pháp 2003-04 (California 2003).

DRC Thực Hiện Những Hoạt Động gì?

Để bảo vệ và bênh vực cho quyền lợi của người khuyết tật, DRC có thể thực hiện những hoạt động sau:

  • Điều tra các vụ việc lạm dụng và bỏ bê nếu vụ việc được báo cáo với DRC hoặc nếu DRC xác định là có lý do hợp lý để tin rằng vụ việc đã xảy ra.
  • Tiến hành biện pháp hành chính, pháp lý và các biện pháp hoặc cách tiếp cận phù hợp khác để đảm bảo bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật hội đủ điều kiện.
  • Cung cấp thông tin, giới thiệu và đào tạo liên quan đến các chương trình và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các cá nhân hội đủ điều kiện, cũng như đào tạo về quyền lợi và dịch vụ dành cho cá nhân do DRC cung cấp.

Tiếp Cận Các Nhà Cung Cấp Dịch vụ, cơ sở và Chương Trình

DRC được trao quyền tiếp cận hợp lý với các nhà cung cấp dịch vụ, cơ sở hoặc chương trình cung cấp dịch vụ chăm sóc và điều trị cho người khuyết tật. Quyền tiếp cận này cho phép DRC tiến hành các cuộc điều tra về lạm dụng hoặc bỏ bê, cung cấp thông tin và đào tạo về quyền lợi của cá nhân bị khuyết tật và giám sát sự tuân thủ của nhà cung cấp dịch vụ, cơ sở hoặc chương trình liên quan đến quyền lợi và sự an toàn của người nhận dịch vụ.1 Trong trường hợp điều tra các cáo buộc về lạm dụng hoặc bỏ bê, DRC sẽ có quyền tiếp cận độc lập hợp lý cá nhân bị khuyết tật cùng các nhà cung cấp dịch vụ, chương trình hoặc cơ sở tại mọi thời điểm cần thiết để tiến hành điều tra đầy đủ.2 Thẩm quyền này bao gồm cơ hội hỏi chuyện riêng với cá nhân bị khuyết tật, nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ hoặc những người khác có thể biết về vụ việc lạm dụng và bỏ bê được cáo buộc và tiếp cận tất cả hồ sơ liên quan.3 Trong quá trình thực hiện tất cả các dịch vụ bênh vực khác, DRC có quyền tiếp cận các cơ sở, chương trình, nhà cung cấp dịch và người nhận dịch vụ trong giờ làm việc bình thường và giờ khách thăm hoặc các thời điểm hợp lý khác.4

DRC có quyền tiếp cận cả các nhà cung cấp dịch vụ, cơ sở hoặc chương trình công và tư nhân cung cấp các dịch vụ, sự hỗ trợ, chăm sóc hoặc điều trị cho người khuyết tật.5 Thẩm quyền này cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở, bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn, sự sắp xếp chỗ ở trong cộng đồng cho người khuyết tật (bao gồm nhà chăm sóc tập thể, nhà chăm sóc nội trú, chỗ ở cá nhân, hoặc căn hộ của người khuyết tật nơi dịch vụ được cung cấp), chương trình ban ngày, cơ sở cải tạo vị thành niên, chỗ ở cho người vô gia cư, nhà giam hoặc nhà tù, bất kỳ cơ sở nào không được cấp phép nhưng không được miễn quá trình cấp phép, và trường công hoặc tư, hay tổ chức hoặc chương trình khác cung cấp các dịch vụ giáo dục, đào tạo, hỗ trợ phục hồi, trị liệu hoặc cư trú cho người khuyết tật.6

Tiếp Cận hồ sơ

DRC có thẩm quyền tiếp cận hồ sơ của người khuyết tật, bao gồm:7

  • Bất kỳ người nào là khách hàng của DRC, nếu người đó, hoặc người giám hộ hợp pháp, người bảo hộ hay người đại diện hợp pháp của người đó, đã cho phép DRC có quyền tiếp cận thông tin và hồ sơ;8
    • Người giám hộ hợp pháp, người bảo hộ hoặc đại diện hợp pháp là người có thẩm quyền hợp pháp để thay mặt cá nhân chấp thuận việc chăm sóc hoặc điều trị sức khỏe hoặc sức khỏe tâm thần;9
  • Bất kỳ người nào, bao gồm người không thể xác định được vị trí, được áp dụng tất cả các điều kiện sau đây:
    • Cá nhân, do tình trạng tâm thần hoặc thể chất của họ, không thể cho phép DRC có quyền tiếp cận hồ sơ của họ;10
    • Cá nhân không có người giám hộ hợp pháp, người bảo hộ hay người đại diện hợp pháp khác, hoặc người đại diện của cá nhân này là một tổ chức công, bao gồm tiểu bang;11
    • DRC đã nhận được khiếu nại rằng cá nhân đã bị lạm dụng hoặc bỏ bê, hoặc đã xác định có lý do hợp lý để tin rằng cá nhân đó đã bị lạm dụng hoặc bỏ bê;12
  • Bất kỳ người nào đã qua đời, và DRC nhận được khiếu nại rằng cá nhân đó đã bị lạm dụng hoặc bỏ bê, hoặc đã xác định là có lý do hợp lý để tin rằng cá nhân đó bị lạm dụng hoặc bỏ bê.13 DRC có quyền tiếp cận các hồ sơ đó mà không cần sự chấp thuận của bên kia;14
  • Bất kỳ người nào có người giám hộ hợp pháp, người bảo hộ hoặc người đại diện hợp pháp liên quan đến khiếu nại DRC nhận được, hoặc liên quan đến việc DRC đã xác định là có lý do hợp lý để tin rằng người đó đã bị lạm dụng hoặc bỏ bê, bất kỳ khi nào có tất cả các điều kiện sau đây:
    • DRC đã có nỗ lực thiện chí để liên hệ với người đại diện sau khi nhận được tên và địa chỉ của người đại diện;15
    • DRC đã cung cấp sự trợ giúp cho người đại diện để giải quyết tình hình;16
    • Người đại diện đã không hành động hoặc từ chối hành động thay mặt cho người đó. 17

Loại hồ sơ

Các loại hồ sơ DRC có thể tiếp cận bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

  • Thông tin và hồ sơ được chuẩn bị hoặc nhận trong quá trình cung cấp dịch vụ tiếp nhận, đánh giá, thẩm định, giáo dục, đào tạo hoặc các dịch vụ hỗ trợ khác, bao gồm hồ sơ y tế, hồ sơ tài chính, báo cáo theo dõi hoặc các báo cáo khác do nhân viên cơ sở, chương trình hoặc dịch vụ chuẩn bị;18
  • Báo cáo được chuẩn bị bởi cơ quan hoặc tổ chức phụ trách điều tra các báo cáo về vụ việc lạm dụng, bỏ bê, thương tích hoặc tử vong, hoặc của hoặc về chương trình, cơ sở hoặc dịch vụ mô tả bất kỳ hoặc tất cả các điều sau:19
    • Lạm dụng, bỏ bê, thương tích hoặc tử vong xảy ra tại cơ sở;20
    • Các bước được thực hiện để điều tra vụ việc;21
    • Báo cáo và hồ sơ, bao gồm hồ sơ nhân sự, được chuẩn bị hoặc duy trì bởi cơ sở, có liên quan đến các báo cáo về vụ việc đó;22 hoặc
    • Thông tin hỗ trợ là căn cứ khi tạo báo cáo, bao gồm mọi thông tin và hồ sơ được sử dụng hoặc đánh giá trong quá trình chuẩn bị báo cáo về lạm dụng, bỏ bê hoặc thương tích, chẳng hạn như báo cáo mô tả những người được hỏi chuyện riêng, bằng chứng hữu hình hoặc tài liệu đã được đánh giá cùng các kết luận điều tra liên quan. 23
  • Hồ sơ lập kế hoạch xuất viện;24
  • Báo cáo được chuẩn bị bởi các cá nhân và tổ chức thực hiện đánh giá chứng nhận hoặc cấp phép, hoặc bởi các tổ chức cấp phép chuyên nghiệp, và các đánh giá liên quan được chuẩn bị cho cơ sở bởi nhân viên, nhà thầu hoặc các tổ chức liên quan đến cơ sở đó, tuân theo bất kỳ điều khoản nào khác trong luật tiểu bang bảo vệ hồ sơ do ủy ban thẩm định hoặc bình duyệt dịch vụ chăm sóc y tế tạo ra; 25
  • Thông tin về các tiêu chuẩn chuyên nghiệp, hiệu suất, tòa nhà hoặc các tiêu chuẩn an toàn khác, thông tin nhân khẩu hoặc thống kê liên quan đến cơ sở.26

DRC có thẩm quyền tiếp cận các hồ sơ, ở dạng văn bản hoặc phương tiện khác, bản nháp hoặc bản cuối cùng, bao gồm nhưng không giới hạn ở ghi chú viết tay, tệp điện tử, ảnh chụp, băng ghi hình hoặc băng ghi âm.27

Theo luật tiểu bang và liên bang, DRC là cơ quan phán định cuối cùng trong việc xác định có lý do hợp lý để tin rằng một cá nhân đã bị lạm dụng hoặc bỏ bê, hoặc đang gặp nguy cơ cao bị lạm dụng hoặc bỏ bê không.28 Việc xác định lý do hợp lý dựa trên các kết luận phù hợp đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân hoặc đào tạo về các vụ việc, tình trạng hoặc vấn đề tương tự thường đi kèm với lạm dụng hoặc bỏ bê. Thông tin hỗ trợ việc xác định lý do hợp lý có thể xuất phát từ việc giám sát hoặc các hoạt động khác, bao gồm nhưng không giới hạn ở, báo cáo truyền thông và bài viết báo chí.29

Nếu DRC bị từ chối quyền tiếp cận do thiếu sự cho phép, cơ sở, chương trình hoặc nhà cung cấp dịch vụ phải nhanh chóng cung cấp cho DRC tên, địa chỉ và số điện thoại của người giám hộ hợp pháp, người bảo hộ hoặc người đại diện hợp pháp khác của cá nhân bị khuyết tật cần có sự cho

phép.30 Các lý do cho việc trì hoãn hoặc từ chối quyền tiếp cận phải được cung cấp nhanh chóng bằng văn bản cho DRC.31

Thẩm quyền tiếp cận hồ sơ của DRC không bị ảnh hưởng bởi các quy định thực hiện Đạo Luật về Trách Nhiệm Giải Trì và Cung Cấp Thông Tin Bảo Hiểm Y Tế (Health Insurance Portability and Accountability Act) [HIPAA]. Các quy định trong HIPAA cung cấp thêm sự bảo vệ liên quan đến việc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các tổ chức khác cung cấp thông tin sức khỏe được bảo vệ.32

DRC Tiếp Cận hồ sơ Trong Những Khung Thời Gian Nào?

DRC sẽ có quyền tiếp cận hồ sơ liên quan đến việc tiến hành điều tra về lạm dụng hoặc bỏ bê, chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi DRC đưa ra văn bản yêu cầu tiếp cận hồ sơ.33 DRC sẽ có quyền tiếp cận ngay lập tức hồ sơ chậm nhất là 24 giờ sau khi DRC đưa ra yêu cầu, mà không cần sự chấp thuận của bên kia, nếu DRC xác định rằng cá nhân đang lâm vào tình cảnh nguy hiểm nghiêm trọng và ngay trước mắt, hoặc trong trường hợp cá nhân bị khuyết tật tử vong.34

DRC có Thể Làm GÌ Với Thông Tin Và hồ sơ họ Thu Thập?

Thông tin bí mật do DRC lưu giữ hoặc thu thập sẽ vẫn được giữ bí mật và không bị tiết lộ.35 Tuy nhiên, DRC có thể thực hiện bất kỳ điều nào sau đây:

  • Chia sẻ thông tin với khách hàng cá nhân là chủ thể của hồ sơ hoặc báo cáo hoặc tài liệu khác, hoặc với đại diện được ủy quyền hợp pháp của họ, tuân theo mọi giới hạn về việc tiết lộ với người nhận các dịch vụ sức khỏe tâm thần;36
  • Công bố báo cáo công khai về kết quả điều tra nhưng vẫn duy trì sự bảo mật cho khách hàng cá nhân;37
  • Báo cáo kết quả điều tra với các cơ quan chịu trách nhiệm điều tra hoặc thực thi bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các cơ quan chịu trách nhiệm về cấp phép hoặc chứng nhận cho cơ sở, kỷ luật nhân viên, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoặc chứng nhận của nhân viên hoặc tố tụng hình sự;38
  • Tiến hành các biện pháp thay thế, bao gồm khởi kiện;39
  • Báo cáo vụ việc tình nghi lạm dụng người cao tuổi hoặc người lớn phụ thuộc theo Đạo Luật Bảo Vệ Dân Quyền Cho Người Cao Tuổi và Người Lớn Phụ Thuộc Bị Lạm Dụng (Elder Abuse and Dependent Adult Civil Protection Act), Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 15600 và các mục tiếp theo.40
  • 1. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§ 10805, 15043; Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế California § 4902.
  • 2. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4902(c)(1)(A); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.42(b); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.27(b).
  • 3. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4902(c)(1)(B); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4902(b)(1); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang §§ 51.41, 51.42(b); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang §§ 1326.25(a), 1326.27(b).
  • 4. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4902(c)(2); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.42(c). 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.27(c).
  • 5. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4902(c); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.42(b); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang §1326.27(b).
  • 6. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4900(e); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.2
  • 7. “Khuyết tật” nghĩa là tình trạng khuyết tật về phát triển như được định nghĩa trong Đạo Luật DD, bệnh tâm thần như được định nghĩa trong Đạo Luật PAIMI, tình trạng khuyết tật theo nghĩa trong Đạo Luật Người Mỹ Khuyết Tật, hay tình trạng khuyết tật theo nghĩa trong Đạo Luật Việc Làm và Nhà Ở Công Bằng California. Xem 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§ 10802(4), 12102(1), 15002(8); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4900(d); Bộ Luật Chính Quyền California §§ 12926(j), (m), (n).
  • 8. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(a)(1); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.41(b)(1); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(a)(1).
  • 9. “Người giám hộ hợp pháp”, “người bảo hộ” hoặc “người đại điện hợp pháp” nghĩa là một người được chỉ định bởi một tòa án hoặc cơ quan tiểu bang có thẩm quyền, theo luật tiểu bang, chỉ định và đánh giá người giám hộ hợp pháp, người bảo hộ hoặc người đại diện pháp lý, nếu thích hợp. Các thuật ngữ này bao gồm cha/mẹ của người vị thành niên có quyền giám hộ hợp pháp đối với người vị thành niên đó. Những thuật ngữ này không bao gồm người chỉ giữ vai trò là người đại diện nhận tiền, người chỉ giữ vai trò xử lý các vấn đề tài chính, luật sư hoặc người khác hành động thay mặt một cá nhân bị khuyết tật chỉ trong các vấn đề pháp lý, hoặc viên chức hay người được chỉ định của họ chịu trách nhiệm cung cấp điều trị hoặc dịch vụ cho cá nhân bị khuyết tật. Xem 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§ 10805(a)(4)(A),15043(a)(2)(I)(i); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4900(f); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.2; 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.19.
  • 10. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§ 10805(a)(4)(B)(i),15043(a)(2)(I)(ii)(I); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(a)(2)(A).
  • 11. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§ 10805(a)(4)(B)(ii),15043(a)(2)(I)(ii)(II); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(a)(2)(B).
  • 12. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§ 10805(a)(4)(B)(iii),15043(a)(2)(I)(ii)(III); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(a)(2)(C).
  • 13. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§ 10805(a)(4)(B), 15043(a)(2)(J); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(a)(3).
  • 14. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§ 10805(a)(4)(B), 15043(a)(2)(J); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(f)(2).
  • 15. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§10805(a)(4)(C)(i),15043(a)(2)(I)(iii)(III); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(a)(4)(A).
  • 16. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§10805(a)(4)(C)(ii),15043(a)(2)(I)(iii)(IV); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(a)(4)(B).
  • 17. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§10805(a)(4)(C)(iii),15043(a)(2)(I)(iii)(V); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(a)(4)(C).
  • 18. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(b)(1); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.41(c)(1); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(b)(1).
  • 19. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ §§ 10806(b)(3)(A), 15043(c)(2); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(b)(2).
  • 20. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(b)(2)(A); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.41(c)(2)(i); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(b)(2)(i).
  • 21. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(b)(2)(B); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.41(c)(2)(ii); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(b)(2)(ii).
  • 22. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(b)(2)(C); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.41(c)(2)(iii); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(b)(2)(iii).
  • 23. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(b)(2)(D); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.41(c)(2)(iv); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(b)(2)(iv).
  • 24. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(b)(3); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.41(c)(3); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(b)(3).
  • 25. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(c)(1); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.41(c)(4); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(b)(2).
  • 26. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(c)(2); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.41(c)(5); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(b)(4).
  • 27. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(b); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.41(c); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(b).
  • 28. Xem Các Yêu Cầu Có Thể Áp Dụng vào Việc Bảo Vệ và Bênh Vực Cá Nhân Bị Bệnh Tâm Thần (Requirements Applicable to Protection and Advocacy of Individuals with Mental Illnes), 62 Quy Định Liên Bang 53552 (ngày 15 tháng 10 năm 1997). Xem thêm Văn Phòng Bảo Vệ và Bênh Vực cho Người Khuyết Tật kiện Armstrong, 266 Phụ Lục F 2d 303, 321 (Khu Connecticut 2003) (trích dẫn Trung Tâm Luật Người Khuyết Tật Arizona kiện Allen, 197 Phán Quyết Liên Bang 689, 693 (Khu Arizona 2000)) (xác nhận lại rằng P&A là cơ quan phán định cuối cùng về lý do hợp lý).
  • 29. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4900(h); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang §§ 51.2, 51.31(g); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang §§ 1326.19, 1326.25(a)(2)(iii).
  • 30. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4902(c)(3)(A); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.43; 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.26.
  • 31. như trên
  • 32. 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 164.512(a)(1); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.25(e).
  • 33. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ § 15043(a)(2)(J)(i); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(f)(1).
  • 34. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ § 15043(a)(2)(J)(ii); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(f)(2).
  • 35. 42 Bộ Luật Hoa Kỳ § 10806(a); Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(h)(1); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang §§ 51.45(a), 51.46(a); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.28(a)-(b).
  • 36. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(h)(3)(A); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.45(d).
  • 37. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(h)(3)(B); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.45(b)(1); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.28(c).
  • 38. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(h)(3)(C); 42 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 51.45(b)(2); 45 Bộ Luật Quy Định Liên Bang § 1326.28(d).
  • 39. Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 4903(h)(3)(D).
  • 40. Như trên § 4903(h)(3)(E).