Chênh Lệch trong Chi Tiêu của Trung Tâm Khu Vực

Publications
#F133.05

Chênh Lệch trong Chi Tiêu của Trung Tâm Khu Vực

This fact sheet is about regional centers spending money differently on people in certain groups. This is called Purchase of Service (POS) Disparity.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

Mua Dịch Vụ (POS) là gì?

Các trung tâm khu vực mua dịch vụ và hỗ trợ cho khách hàng của mình.  Việc thanh toán cho các dịch vụ và hỗ trợ được gọi là mua dịch vụ (Purchase of Service, POS).

Đâu là các dịch vụ mà trung tâm khu vực có thể mua hoặc cho phép?

Trung tâm khu vực có thể thanh toán cho nhiều loại dịch vụ như thiết bị trợ năng, chăm sóc trẻ em, dịch vụ âm ngữ, đào tạo tự bênh vực, đào tạo kỹ năng xã hội, can thiệp khủng hoảng, chuyên chở, đánh giá, giải trí xã hội, huấn luyện việc làm và chăm sóc tạm thời.  Xem thêm các dịch vụ trong hướng dẫn về Các Quyền Theo Đạo Luật Lanterman của chúng tôi.

Dữ liệu POS là gì?

Mỗi năm, trung tâm khu vực phải ghi lại số tiền họ đã chi cho những nhóm người khác nhau theo:

  • tình trạng khuyết tật
  • nhóm tuổi (0-2, 3-21 và 22 trở lên)
  • chủng tộc/sắc tộc
  • ngôn ngữ
  • loại cư trú

Họ cũng phải thu thập thông tin về số lần mọi người muốn một kế hoạch chương trình cá nhân (Individual Program Plan, IPP) bằng một ngôn ngữ ít phổ biến hơn.  Thông tin thu thập được gọi là “dữ liệu.”

Trung tâm khu vực có cần cho tôi xem dữ liệu POS không?

Có. Mỗi trung tâm khu vực phải đăng dữ liệu POS hiện tại lên trang mạng trước ngày 31 tháng Mười Hai hằng năm.  Trung tâm khu vực cũng phải lưu giữ dữ liệu từ những năm trước trên trang web.

Để tìm dữ liệu của tất cả 21 trung tâm khu vực, hãy truy cập tại đây: https://www.dds.ca.gov/rc/purchase-of-service-data/

Chênh lệch về POS là gì?

Chênh lệch có nghĩa là sự khác biệt hoặc không bằng nhau.  Vậy, chênh lệch về POS là sự khác biệt lớn giữa chi phí và việc sử dụng dịch vụ của những thành viên trong một số nhóm nhất định.  Các trung tâm khu vực chi nhiều hơn cho một số nhóm này so với các nhóm kia.

Các ví dụ về chênh lệch trong năm 2021-2022:

Trung Tâm Khu Vực A

Trung bình, Trung Tâm Khu Vực A cho phép (cung cấp) POS trị giá $30.920 cho mỗi người tiêu dùng là người da trắng.  Trung bình, Trung Tâm Khu Vực A cho phép $14.423 cho mỗi người tiêu dùng là người gốc Latinh.  Trung bình, Trung Tâm Khu Vực A cho phép $14.919 cho mỗi người tiêu dùng là người Châu Á.

Trung Tâm Khu Vực B

Trung bình, Trung Tâm Khu Vực B cho phép $7.099 cho người tự kỷ, $35.160 cho người khuyết tật trí tuệ và $28.425 cho người mắc cả chứng tự kỷ và khuyết tật trí tuệ.  Trung bình, Trung Tâm Khu Vực B cho phép $25.246 cho mỗi người mắc bệnh động kinh và $32.492 cho mỗi người mắc bệnh bại não.

Trung Tâm Khu Vực C

Trung bình, người tiêu dùng nói tiếng Anh nhận $35.430 tiền dịch vụ từ Trung Tâm Khu Vực C. Trung bình, Trung Tâm Khu Vực B cho phép $25.496 cho người nói tiếng Tây Ban Nha, $76.996 cho người nói tiếng Ba Tư và $46.038 cho người nói tiếng Hàn.

Thường có sự chênh lệch giữa các dịch vụ mà trung tâm khu vực cung cấp (“cho phép”) một người và số tiền người đó sử dụng.  Cuối cùng, trung tâm khu vực sẽ thanh toán cho các dịch vụ đã sử dụng, không phải các dịch vụ được cho phép.

Ví dụ: tại một trung tâm khu vực trong năm 2021-2022:

  • Trung bình, trẻ em Da Trắng dưới 3 tuổi được cho phép $10.870 nhưng chỉ sử dụng $6.959. 
  • Trung bình, trẻ em Da Đen dưới 3 tuổi được cho phép $11.391 nhưng chỉ sử dụng $5.649. 
  • Trung bình, trẻ em người Hawaii Bản Địa hoặc người Đảo Thái Bình Dương khác dưới 3 tuổi được cho phép $15.591 nhưng chỉ sử dụng $7.338.
  • Trung bình, trẻ em người Mỹ Bản Xứ hoặc người Alaska Bản Địa dưới 3 tuổi được cho phép $8.318 nhưng chỉ sử dụng $5.306.

Tại sao có sự chênh lệch đó?

Chênh lệch xảy ra do nhiều nguyên do.  Dưới đây là những ví dụ mà mọi người đã cho chúng tôi và trung tâm khu vực biết:

  • Nhân viên trung tâm khu vực không cho các gia đình biết những dịch vụ khả dụng.
  • Gia đình yêu cầu dịch vụ nhưng sau đó e ngại bị phản đối nếu trung tâm khu vực từ chối.
  • Gia đình không biết họ có quyền kháng cáo.
  • Trung tâm khu vực không cung cấp thông tin cho các gia đình bằng ngôn ngữ của họ.
  • Hiện không có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu văn hóa.
  • Điều phối viên dịch vụ cần được đào tạo thêm.
  • Trung tâm khu vực mất quá nhiều thời gian để đưa ra quyết định về các dịch vụ cho gia đình.
  • Nhân viên trung tâm khu vực quyết định những gì được cho phép.  Họ có thành kiến gây ra những khác biệt trong cách phục vụ mọi người.
  • Gia đình không có phương tiện đi lại đáng tin cậy để nhận dịch vụ.
  • Các dịch vụ không khả dụng trong những khung giờ phù hợp với gia đình. 
  • Khi gia đình cho trung tâm khu vực biết rằng họ gặp vấn đề khi sử dụng dịch vụ, trung tâm khu vực không giải quyết vấn đề.

Dù là bất kỳ lý do nào thì vẫn có các rào cản ngăn mọi người nhận dịch vụ mà mình cần.

Trung tâm khu vực có cần phải có biện pháp để giúp khắc phục chênh lệch không?

Có.  Mỗi trung tâm khu vực phải tổ chức các cuộc họp công khai với “các bên liên quan” để chia sẻ dữ liệu POS và lắng nghe ý kiến của mọi người.  Cuộc họp phải diễn ra trong khoảng từ tháng Một đến tháng Ba.  Sau đó trước ngày 31 tháng Tám, trung tâm khu vực phải gửi cho Sở Dịch Vụ Phát Triển (Department of Developmental Services, DDS) một báo cáo giải thích về tình hình cuộc họp và cách họ sẽ cải thiện việc phục vụ khách hàng. 

Có một luật giải thích về trách nhiệm POS của trung tâm khu vực phải không?

Có.  Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế (Welfare and Institutions Code) mục 4519.5 giải thích những việc trung tâm khu vực phải làm.

Tôi có thể làm gì để tìm hiểu thêm về vấn đề này?

  • Truy cập trang mạng của trung tâm khu vực để xem lại dữ liệu POS hiện tại và trước đây.
  • Tham dự cuộc họp công khai với các bên liên quan của trung tâm khu vực.
  • Tham dự tập huấn về POS.  Văn Phòng Bênh Vực Quyền Lợi Thân Chủ (Office of Clients’ Rights Advocacy, OCRA) của DRC tổ chức tập huấn trong suốt cả năm.
  • Hãy liên hệ với OCRA để biết thêm thông tin hoặc nhận trợ giúp pháp lý về các vấn đề liên quan đến POS.
  • Tham gia hoặc tạo nhóm để tìm hiểu thêm và thảo luận về các thắc mắc của quý vị.

Tôi có thể áp dụng các biện pháp để cải tiến dữ liệu POS không?

Có.  Quý vị có thể giúp bản thân hoặc người khác yêu cầu thêm các dịch vụ cần thiết.  Nếu quý vị gặp vấn đề khi nhận dịch vụ mà trung tâm khu vực đã cung cấp cho quý vị, hãy yêu cầu điều phối viên dịch vụ của quý vị khắc phục vấn đề.  Hãy trao đổi với giám sát viên nếu điều phối viên dịch vụ không giúp quý vị.

Quý vị cũng có thể nộp đơn xin trợ cấp Tiếp Cận Dịch Vụ và Công Bằng (Service and Equity, SAE) để có thể giải quyết chênh lệch về POS. 

Tất cả khách hàng của trung tâm khu vực đều nhận POS phải không?

Rất tiếc là không. Không phải tất cả khách hàng đều nhận POS. Một số người nhận $0 tiền dịch vụ từ trung tâm khu vực. Người nhận $0 tiền dịch vụ có thể yêu cầu trung tâm khu vực cho phép các dịch vụ đáp ứng yêu cầu của họ. Nếu trung tâm khu vực từ chối yêu cầu dịch vụ của quý vị, quý vị có thể kháng cáo. Xem thêm thông tin tại chương Kháng Cáo Các Quyền Theo Đạo Luật Lanterman.