Hãy Bảo Vệ Chính Mình! Những Lời Khuyên Hữu Ích Nhất Từ Luật Sư Nhà Ở

Publications
8113.05

Hãy Bảo Vệ Chính Mình! Những Lời Khuyên Hữu Ích Nhất Từ Luật Sư Nhà Ở

Ấn phẩm này mô tả các bước bạn có thể thực hiện để giải quyết các vấn đề về nhà ở, thông tin về vai trò của luật sư, cũng như các mẹo và thông lệ tốt nhất khi tự mình bảo vệ quyền lợi trong và ngoài tòa án.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

Mục Lục

Các Bước Quý Vị Có Thể Thực Hiện Để Nỗ Lực Giải Quyết Vấn Đề về Gia Cư

Bước 1: Tìm Hiểu Thông Tin Về Quyền Của Quý Vị

Khi quý vị biết mình có những quyền gì, quý vị sẽ cảm thấy thoái mái hơn khi bảo vệ bản thân và cho bên cung cấp nhà ở biết về các quyền của mình. Quý vị cũng có thể tìm hiểu xem mình có các biện pháp bảo vệ pháp lý mạnh mẽ trong trường hợp của mình hay không. Quý vị có thể tìm thấy thông tin về các quyền của mình tại một số nơi bao gồm hội người thuê nhà địa phương, cơ quan hỗ trợ pháp lý địa phương, trang mạng của tòa án hoặc chính quyền và các nhóm tổ chức cộng đồng.

Trang mạng của DRC có thể có cả thông tin về vấn đề cụ thể mà quý vị đang đối mặt. Quý vị có thể tìm thấy các ấn phẩm của chúng tôi về luật gia cư trên Trang nguồn lực hỗ trợ nhà ở/người vô gia cư.

Ví dụ

Chủ nhà tăng tiền thuê nhà của quý vị thêm $300. Quý vị hãy dùng Google để tìm “Chủ nhà có thể tăng tiền thuê nhà của tôi ở California thêm bao nhiêu?” và tìm hiểu về Đạo Luật Bảo Vệ Người Thuê Nhà (Tenant Protection Act). Quý vị xem xét kết quả tìm kiếm để tìm hiểu thêm về quy định kiểm soát tiền thuê nhà. Sau đó, quý vị gọi cho DRC để hỏi xem Đạo Luật Bảo Vệ Người Thuê Nhà hoặc luật kiểm soát tiền thuê nhà khác có áp dụng cho căn hộ của quý vị hoặc yêu cầu DRC đề xuất cách phản hồi với chủ nhà.

Bước 2: Xác Định Những Mục Tiêu Của Quý Vị

Nếu quý vị gặp vấn đề về nhà ở, trước tiên hãy suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề mà quý vị mong muốn (mục tiêu của quý vị). Sau khi biết mục tiêu của mình, quý vị có thể vạch ra kế hoạch hành động để đạt mục tiêu đó.

Đôi khi, thân chủ nói rằng mục tiêu của họ là khởi kiện, nhưng chỉ khởi kiện thôi thì không thể gọi là mục tiêu. Khởi kiện là công cụ pháp lý giúp đạt được mục tiêu nhưng có khả năng là quý vị có thể thua kiện và việc khởi kiện có thể không thực sự khắc phục vấn đề về nhà ở của quý vị. Thay vào đó, hãy hỏi kết quả nào có thể khắc phục vấn đề về nhà ở của quý vị (có nghĩa là, kết quả nào sẽ đạt mục tiêu của quý vị) rồi tìm hiểu xem việc khởi kiện có thể là công cụ tốt nhất để đạt được mục tiêu đó không.

Dưới đây là 3 kế hoạch hành động khác nhau dựa trên các mục tiêu khác nhau của người thuê nhà:

Ví dụ

Chủ nhà nói với quý vị rằng quý vị không thể nuôi động vật trợ giúp về tinh thần (emotional support animal, ESA) trong nhà thuê của quý vị.

  • Nếu mục tiêu của quý vị là tiếp tục thuê căn nhà đó, tthì quý vị có thể yêu cầu chủ nhà hỗ trợ phương tiện trợ giúp hợp lý bởi vì ESA của quý vị không phải là thú nuôi. Xem ấn phẩm Động Vật Trợ Giúp Tại Nhà Ở: Động Vật Phục Vụ và Động Vật Trợ Giúp Về Tinh Thần để biết thêm thông tin về các quyền liên quan đến ESA tại nhà ở.
  • Nếu mục tiêu của quý vị là dọn đi vì quý vị không thích sống ở đó, thì quý vị có thể yêu cầu chủ nhà hỗ trợ phương tiện trợ giúp hợp lý để chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn. Xem ấn phẩm Quyền Của Quý Vị đối với Phương Tiện Trợ Giúp Hợp Lý về Gia Cư để biết thêm thông tin về quyền của quý vị đối với phương tiện trợ giúp hợp lý.
  • Nếu mục tiêu của quý vị là lấy lại tiền từ chủ nhà vì chủ nhà phân biệt đối xử với quý vị, thì quý vị nên nỗ lực thu thập đủ bằng chứng để chứng minh chủ nhà phân biệt đối xử và sử dụng bằng chứng đó để đệ đơn khiếu nại hoặc khởi kiện. Xem ấn phẩm Hướng Dẫn về Tòa Án Xử Các Khiếu Nại Nhỏ: Cách khởi kiện nếu doanh nghiệp hoặc chủ nhà phân biệt đối xử với quý vị do tình trạng khuyết tật để biết thông tin về cách kiện doanh nghiệp hoặc chủ nhà dưới hình thức khiếu nại nhỏ về việc phân biệt đối xử. Nếu quý vị thắng kiện, thẩm phán chỉ có thể ra lệnh khắc phục trong phạm vi mà luật pháp cho phép. Ví dụ: trong các vụ việc khiếu nại dân sự, thẩm phán có thể ra lệnh cho bên còn lại thanh toán tiền. Thẩm phán không ra lệnh cho bên còn lại xin lỗi quý vị hoặc giải thích về hành vi của họ.

Các ví dụ trên cho thấy rằng sau khi quý vị biết mục tiêu của mình, quý vị có thể thực hiện các hành động nhằm nỗ lực đạt được mục tiêu.

Bước 3: Yêu Cầu Những Điều Quý Vị Cần và Xác Nhận Lại Bằng Văn Bản

Đừng ngại yêu cầu những điều quý vị cần hoặc cho bên cung cấp nhà ở của quý vị biết các vấn đề về nhà ở mà quý vị gặp phải. Về mặt pháp lý, chỉ khi bên cung cấp nhà ở biết vấn đề thì họ mới có thể phải khắc phục vấn đề đó. Khi quý vị cho bên cung cấp nhà ở biết về vấn đề thì bên cung cấp nhà ở mới có thể bắt đầu chịu trách nhiệm pháp lý trong việc tìm cách khắc phục vấn đề đó. Tuy nhiên, quý vị nên suy xét đến việc bên cung cấp nhà ở có thể phản hồi với quý vị như thế nào. Mặc dù trả đũa là bất hợp pháp nhưng hành vi này vẫn xảy ra. Để tìm hiểu thêm về hành vi trả đũa, hãy xem ấn phẩm này: Hành Vi Trả Đũa Của Chủ Nhà: Biết Rõ Các Quyền Gia Cư Của Quý Vị.

Mỗi khi quý vị trao đổi về hợp đồng gia cư (hợp đồng cho thuê) với bên cung cấp nhà ở, quý vị nên xác nhận lại bằng văn bản về nội dung đã trao đổi và giữ lại bản ghi về các cuộc trò chuyện của quý vị. Quý vị có thể viết thư cho bên cung cấp nhà ở để xác nhận quý vị đã trò chuyện, giải thích những gì quý vị đã thảo luận trong suốt cuộc trò chuyện đó và giải thích những bước tiếp theo mà quý vị hiểu sẽ diễn ra dựa trên cuộc trò chuyện. Quý vị cũng có thể viết lại những ghi chú chi tiết để lưu lại bản ghi về nội dung thảo luận.

Ví dụ

Chủ nhà không phản hồi khi quý vị nói với họ trong một cuộc trò chuyện rằng quý vị cần phương tiện trợ giúp hợp lý. Quý vị có thể gọi điện và để lại tin nhắn thoại cho chủ nhà, yêu cầu họ phản hồi và sau đó gửi email xác nhận lại với chủ nhà để:

  • nhắc họ về điều quý vị đã yêu cầu và thời điểm quý vị yêu cầu
  • cho họ biết khoảng thời gian trôi qua kể từ khi quý vị yêu cầu và
  • nói rằng quý vị đang muốn xác nhận lại và yêu cầu họ phản hồi trong vòng một tuần.

Phối Hợp với Luật Sư - Phương Pháp Tốt Nhất

Vai trò của luật sư/người bảo vệ quyền lợi hợp pháp

Mặc dù luật sư có thể cùng quý vị xem xét các mục tiêu chung nhưng nhiệm vụ của luật sư không phải là quyết định điều quý vị muốn hoặc điều gì tốt cho quý vị nhất. Luật sư có nhiệm vụ trước tiên là tìm hiểu từ quý vị những mục tiêu của quý vị cùng với thông tin liên quan đến những gì đã xảy ra, sau đó dựa trên thông tin đó, luật sư có thể đề xuất những chiến lược và bước tiềm năng để quý vị thực hiện nhằm đạt được mục tiêu. Luật sư có thể cùng quý vị xem xét các lợi ích và rủi ro của những kế hoạch hành động khác nhau. Sau đó, thân chủ có nhiệm vụ quyết định cách tiến hành mà họ muốn dựa trên tư vấn và hướng dẫn của luật sư.

Luật sư không thể hứa hẹn về kết quả. Luật sư chỉ có thể tư vấn cho quý vị về các bước hữu ích trong việc nỗ lực đạt mục tiêu theo quan điểm của họ. Nếu quý vị hành động, tình hình có thể tốt hơn, tệ hơn hoặc giữ nguyên như cũ. Không một ai có thể đảm bảo rằng một kế hoạch hành động cụ thể sẽ mang đến kết quả cụ thể, nhưng luật sư có thể tư vấn cho quý vị về việc liệu kế hoạch hành động cụ thể có khả năng giúp quý vị đạt được mục tiêu hay không.

Các dịch vụ do luật sư/người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cung cấp

Luật sư có thể cung cấp nhiều mức độ hoặc loại hình dịch vụ khác nhau. Ví dụ: một số luật sư sẽ đại diện quý vị khởi kiện chủ nhà tại tòa án, một số luật sư chỉ giúp chuẩn bị thư yêu cầu gửi cho chủ nhà và một số khác chỉ cung cấp cho quý vị dịch vụ tư vấn pháp lý. Nếu quý vị đang tìm kiếm luật sư đại diện mình tại tòa, quý vị sẽ cần tìm luật sư đồng ý cung cấp mức độ dịch vụ đó cho quý vị.

Hầu hết các vụ kiện đều tốn nhiều thời gian, nguồn lực hỗ trợ và chuẩn bị kỹ lưỡng. Do đó, luật sư có thể không đảm trách nhiều vụ việc ở mức độ dịch vụ cao như vậy. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều cần khởi kiện để khắc phục vấn đề. Có nhiều công cụ pháp lý khác có thể được dùng để khắc phục vấn đề, bao gồm tự biện hộ. DRC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho nhiều loại vấn đề vì vậy thân chủ có thể nhận được lời khuyên về các bước họ cần thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu cá nhân.

Sự tích cực tham gia của thân chủ đóng vai trò thiết yếu

Ngay cả khi luật sư nộp đơn khởi kiện thay mặt thân chủ, luật sư vẫn cần nhiều đóng góp của thân chủ trong suốt thời gian đại diện cho thân chủ. Thân chủ không được giao phó các vấn đề pháp lý cho luật sư. Luật sư cần ủy quyền của thân chủ và thông tin từ thân chủ trong suốt thời gian đại diện cho thân chủ.

Ngoài ra, luật sư không thể biết được bên cung cấp nhà ở đang nghĩ gì hoặc làm gì. Họ có thể đưa ra phỏng đoán dựa trên thông tin được cung cấp, nhưng nếu không có thông tin cụ thể thì phỏng đoán đó có thể không chính xác. Luật sư sẽ có thể đưa ra cho quý vị lời khuyên hữu ích hơn nếu họ có thông tin cụ thể về tình hình và mục tiêu của quý vị từ quý vị. Do đó, luật sư cần hỏi quý vị các câu hỏi về vấn đề pháp lý mà quý vị đang gặp phải.

Khi luật sư đặt các câu hỏi cụ thể cho quý vị, quý vị nên luôn trả lời các câu hỏi cụ thể đó một cách thẳng thắn và thành thật. Hãy chú ý đến việc đưa ra giải thích dài về thông tin có thể không liên quan đến câu hỏi đặt ra. Việc này có thể khiến cuộc trò chuyện kém hiệu quả hơn cho cả quý vị lẫn luật sư và có thể khiến luật sư gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đưa ra tư vấn pháp lý tốt nhất có thể. Việc phân tích pháp lý thường có thể thay đổi dựa trên một số mẩu thông tin nhỏ, vì vậy đôi khi luật sư cần quý vị trả lời một số câu hỏi nhất định trước các câu khác. Sẽ rất hữu ích nếu thân chủ chỉ trả lời những câu hỏi để luật sư có thể tiếp tục phân tích pháp lý.

Thân chủ và thân chủ tiềm năng có thể cảm thấy thoải mái trả lời thành thật với luật sư và nhân viên của luật sư bởi vì các cuộc trò chuyện đều là bí mật. Có rất ít trường hợp luật sư có thể phải chia sẻ thông tin bí mật theo quy định pháp luật, tuy nhiên theo quy định chung, luật sư và tất cả nhân viên làm việc cho luật sư có bổn phận giữ bí mật thông tin của quý vị.

Lời Khuyên và Phương Pháp Tốt Nhất Trong Bảo Vệ Quyền Lợi Của Bản Thân Trước Bên Cung Cấp Nhà Ở

Tránh Tương Tác Thù Địch hoặc Khiêu Khích

Chỉ vì có sự bất đồng không có nghĩa là trường hợp đó phải trở nên thù địch. Ngôn ngữ công kích hoặc khiển trách bên còn lại có thể không giúp ích bởi vì:

  1. Đó có thể là lần đầu tiên bên cung cấp nhà ở của quý vị biết về vấn đề và họ có thể ít sẵn lòng trao đổi với quý vị hơn nếu cảm thấy bị đe dọa;
  2. Quý vị đang trong mối quan hệ kinh doanh dài hạn với bên cung cấp nhà ở và sẽ phải tương tác lại với họ trong tương lai;
  3. Nếu quý vị ra tòa trong tương lai, có khả năng tòa án sẽ xem hoặc nghe về các cuộc trò chuyện giữa quý vị và chủ nhà. Thẩm phán và bồi thẩm đoàn thích ngôn ngữ trung lập và lịch sự và có nhiều khả năng đồng ý với quý vị hơn nếu quý vị tránh sử dụng ngôn ngữ thù địch; và
  4. Quý vị có thể vô tình tiết lộ quá nhiều hoặc tiết lộ thông tin bất lợi cho quý vị dưới sức nóng của một cuộc tranh luận.

Giao Tiếp bằng Văn Bản

Nếu quý vị viết thư cho bên cung cấp nhà ở, họ có thể dễ nhớ những gì quý vị nói hơn là một cuộc nói chuyện. Việc lập văn bản giúp quý vị có thời gian giải thích mọi việc theo ý muốn và có thể giúp tránh hiểu lầm. Viết thư cho bên cung cấp nhà ở có thể giúp họ hiểu rằng quý vị nghiêm túc với yêu cầu của mình. Quý vị có thể không cần phải trải qua tất cả những rắc rối của việc kiện tụng, có thể quý vị chỉ cần thu hút sự chú ý của chủ nhà. Quan trọng là, nếu cuối cùng quý vị vẫn ra tòa thì quý vị có thể sử dụng thư làm bằng chứng cho thấy quý vị đã trao đổi với bên cung cấp nhà ở về vấn đề. Bởi vì tòa án có thể xem được các bức thư này nên quý vị cần tránh sử dụng ngôn ngữ công kích hoặc đe dọa vì những lý do được nêu ở phần trước. Các thư này cần bám sát vào các dữ kiện và được trình bày rõ ràng nhất có thể về vấn đề và cách giải quyết vấn đề mà quý vị mong muốn.

Nếu cuối cùng quý vị có một cuộc nói chuyện với bên cung cấp nhà ở về vấn đề, thì sau đó quý vị có thể viết cho bên cung cấp nhà ở một lá thư xác nhận rằng quý vị đã có cuộc nói chuyện, giải thích những nội dung quý vị đã thảo luận trong cuộc trò chuyện đó và giải thích trách nhiệm tiếp theo mà mỗi bên cần thực hiện dựa trên cuộc trò chuyện. Đây được gọi là thư xác nhận. Gửi thư xác nhận qua email, đường bưu điện thông thường hoặc gửi tận tay có thể giúp mỗi người nhớ và hiểu các trách nhiệm của mình và có thể được dùng làm bằng chứng trong tương lai nếu quý vị cần chứng minh điều quý vị đã thỏa thuận. Lưu bản sao của thư xác nhận. Nếu gửi thư tận tay, quý vị có thể yêu cầu bên cung cấp nhà ở của quý vị ký tên và đề ngày vào bản sao để quý vị có thể chứng minh rằng bên cung cấp nhà ở đã nhận được thư.

Ví dụ

Quý vị đến văn phòng quản lý bất động sản vì có nấm mốc trong căn hộ của quý vị. Sau cuộc họp, quý vị gửi email cảm ơn người quản lý bất động sản vì đã gặp quý vị và quý vị viết tất cả thông tin quan trọng đã được trao đổi trong buổi gặp mặt, bao gồm các bước tiếp theo mà người quản lý bất động sản nói sẽ thực hiện và khoảng thời gian cần để hoàn thành các bước này. Ở cuối email, quý vị yêu cầu người quản lý bất động sản trả lời liệu có bất kỳ thông tin nào cần được chỉnh sửa hay không.

Lưu Giữ Các Ghi Chú và Bản Ghi Dưới Dạng Văn Bản

Viết ghi chú về vấn đề pháp lý của quý vị. Ghi lại ngày, giờ, người có liên quan hoặc người là nhân chứng, những gì đã xảy ra và tình huống này ảnh hưởng đến quý vị như thế nào. Yêu cầu nhân chứng cung cấp thông tin liên hệ ngay lập tức trong trường hợp họ chuyển đi và quý vị cần liên hệ với họ sau đó. Tham khảo thông tin bên dưới để ghi lại các chi tiết này nếu quý vị nhận thấy cách làm này hữu ích. Quý vị viết ghi chú nhằm mục đích ghi lại các dữ kiện cụ thể. Các ghi chú có thể ở bất kỳ định dạng nào mà quý vị nhận thấy phù hợp để lưu trữ thông tin. Dưới đây là mẫu các danh mục thông tin mà quý vị ghi lại:

Mẫu Ghi Chú Tức Thời

Ngày xảy ra sự việc

___________________________________________________________

___________________________________________________________

___________________________________________________________

Ai có liên quan?

___________________________________________________________

___________________________________________________________

___________________________________________________________

Nơi xảy ra sự việc?

___________________________________________________________

___________________________________________________________

___________________________________________________________

Nội dung cuộc trò chuyện/Chuyện gì đã xảy ra?

___________________________________________________________

___________________________________________________________

___________________________________________________________

Nhân chứng và thông tin liên hệ

___________________________________________________________

___________________________________________________________

___________________________________________________________

Tôi có bằng chứng (thông báo, thư, cuộc trò chuyện, biên nhận, tài liệu) nào?

___________________________________________________________

___________________________________________________________

___________________________________________________________

Tình huống đó ảnh hưởng đến tôi như thế nào?

___________________________________________________________

___________________________________________________________

___________________________________________________________

Ghi lại các chi tiết này ngay khi chúng xảy ra có thể giúp quý vị lưu giữ thông tin rõ ràng trong trường hợp quý vị cần thực hiện thêm hành động pháp lý sau đó và có thể giúp quý vị tránh quên các chi tiết quan trọng theo thời gian. Quý vị cũng có thể xem lại ghi chú của mình để xem liệu các hướng giải quyết đang tiến triển hay các vấn đề trở nên tốt hơn hoặc xấu đi theo thời gian.

Ngoài ra, quý vị cần ghi chú ngay lập tức để bảo vệ bản thân trong tương lai. Các vấn đề pháp lý thường mất một thời gian dài để giải quyết và người thuê nhà phải chứng minh vụ việc bằng bằng chứng nếu họ ra tòa. Sẽ không có “cảnh sát bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật” có thể xuất hiện và khắc phục vấn đề ngay tại chỗ. Có thể có nhiều cách tiếp cận vấn đề pháp lý nhưng nếu cuối cùng quý vị cần thực thi các quyền của mình tại tòa, quý vị có thể mất nhiều năm để nhận được kết quả. Ví dụ: hôm nay có thể quý vị nhớ toàn bộ chi tiết về những việc làm vào tuần trước của nhân viên bảo trì, nhưng một năm nữa quý vị có thể không nhớ ai đã làm hoặc nói gì đó hay sự việc xảy ra khi nào. Ngoài ra, nếu bên cung cấp nhà ở đổ lỗi cho quý vị về một việc gì đó trong tương lai, quý vị có thể sử dụng ghi chú mà quý vị viết hôm nay để bảo vệ bản thân.

Lưu hồ sơ quan trọng liên quan đến việc thuê nhà của quý vị, chẳng hạn như:

  1. Giấy thông báo hoặc thông báo điện tử từ chủ nhà
  2. Biên nhận tiền thuê nhà và bằng chứng thanh toán khác của quý vị
  3. Kiểm tra ban đầu trước khi bàn giao nhà
  4. Hợp đồng thuê nhà của quý vị - nếu quý vị ký tên vào hợp đồng thuê nhà nhưng không có bản sao của hợp đồng, hãy yêu cầu. Quý vị có quyền giữ bản sao của hợp đồng thuê nhà.
  5. Ảnh chụp tình trạng căn hộ khi quý vị bắt đầu thuê, ảnh chụp mọi vấn đề với căn hộ trong suốt thời gian thuê và ảnh chụp căn hộ sau khi quý vị dọn đồ đạc của mình ra khỏi nhà.

Xem lại ấn phẩm Cách Thuê Căn Hộ Phần 1: Tìm Căn Hộ Phù Hợp fđể biết thêm lời khuyên về cách bảo vệ bản thân trước khi chuyển vào bất động sản cho thuê.

Đặt Câu Hỏi

Nếu quý vị không hiểu tại sao bên cung cấp nhà ở làm một việc gì đó hoặc ý nghĩa của lời họ nói, hãy đặt câu hỏi. Quý vị không cần phải biết mọi thứ; quý vị chỉ cần hiểu bên cung cấp nhà ở đang nói gì để quý vị có thể quyết định cách trả lời. Bên cạnh đó, nếu quý vị cần thêm thời gian để trả lời câu hỏi của bên cung cấp nhà ở, quý vị có thể yêu cầu gia hạn. Đây là một số ví dụ cho thấy lợi ích của việc đặt câu hỏi cho bên cung cấp nhà ở:

Ví dụ

  • Chủ nhà nói rằng họ sẽ tiến hành vụ kiện trục xuất đối với quý vị vì quý vị làm ồn. Quý vị yêu cầu họ cung cấp thêm chi tiết, chẳng hạn như thời gian tiếng ồn xảy ra trong ngày. Quý vị biết rằng hàng xóm mới thực sự là người gây tiếng ồn mà chủ nhà hiểu lầm là quý vị gây ra bởi vì tiếng ồn diễn ra trong thời gian quý vị đang đi làm. Xem ấn phẩm Hướng Dẫn của Disability Rights California về việc Tự Giúp Bản Thân Cho Người Thuê Nhà Đang Đối Mặt Với Vụ Kiện Trục Xuất để biết thêm thông tin về quy trình trục xuất.
  • Chủ nhà nói rằng họ sẽ liên hệ lại với quý vị về việc tiền thuê nhà của quý vị sẽ tăng lên bao nhiêu trong tuần đầu tiên của quý tài khóa tiếp theo. Quý vị có thể hỏi “quý tài khóa” có nghĩa là gì và họ nói rằng họ sẽ cho quý vị biết trước ngày 7 tháng Bảy.
  • Quý vị muốn thuê căn hộ nhưng không rõ ai đang quản lý bất động sản hoặc cách thức và thời điểm quý vị phải đóng tiền nhà. Trước khi ký hợp đồng thuê nhà, quý vị hãy yêu cầu chủ nhà trả lời rõ ràng các câu hỏi này để quý vị biết mình đang thỏa thuận với việc gì nếu ký hợp đồng.
  • Chủ nhà đưa cho quý vị một thỏa thuận giải quyết để xem xét nhưng quý vị muốn yêu cầu tư vấn pháp lý về thỏa thuận. Quý vị có thể yêu cầu gia hạn thời gian để xem xét thỏa thuận giải quyết trước khi ký và hỏi xem quý vị có bao nhiêu thời gian để chấp nhận đề nghị.

Bênh Vực Bản Thân Tại Tòa

Khi không thể đạt được thỏa thuận với bên còn lại, quý vị có thể sử dụng hệ thống tòa án để nỗ lực thực thi các quyền hợp pháp của mình. Xem lại thông tin bên dưới để biết lời khuyên về cách quý vị có thể bênh vực bản thân tại tòa.

Yêu Cầu Những Gì Quý Vị Cần để Tham Gia hoặc Tiếp Cận Tòa Án

Ví dụ: nếu quý vị cần phương tiện trợ giúp hợp lý không rõ ràng hoặc cần thông dịch viên để hiểu những gì diễn ra tại phòng xét xử, quý vị phải yêu cầu. Thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn không có nhiệm vụ đảm bảo các nhu cầu liên quan đến tình trạng khuyết tật của quý vị được đáp ứng nếu quý vị không yêu cầu. Quý vị cần phải yêu cầu nếu quý vị cần điều gì đó, nhưng xin hãy lưu ý cách giao tiếp với nhân viên tòa án. Vui lòng xem lời khuyên về cách giao tiếp tại tòa trong các ấn phẩm khác của chúng tôi:

Thủ Tục Khi Đến Tòa và Phát Biểu Trước Tòa - Văn Hóa Phòng Xét Xử

Những Vấn Đề Cơ Bản Khi Xét Xử/a>

Thẩm phán nói rằng cô ấy sẽ hoãn vụ việc của quý vị đến ngày 30 tháng Bảy, nhưng quý vị có một ca phẫu thuật vào ngày đó và rất khó để sắp xếp lịch với nhà cung cấp dịch vụ y tế.

Ví dụ

  • Quý vị phát biểu: “Thưa Quý Tòa, tôi không thể tham gia vào ngày đó bởi vì tôi phải làm thủ thuật y tế và sẽ phục hồi trong 3 ngày. Thay vào đó, chúng ta có thể tiến hành phiên tòa tiếp theo vào ngày 3 tháng Tám không?

Sử Dụng Bằng Chứng Chứng Minh Vụ Việc Của Quý Vị

ITại phiên tòa, thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn xem xét bằng chứng của cả hai bên để quyết định xem ai chịu trách nhiệm pháp lý cho vấn đề. Thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn không có trách nhiệm điều tra vụ việc của quý vị cũng như không nói cho quý vị biết quý vị nên làm gì tại tòa. Thẩm phán và bồi thẩm đoàn quan sát cả quý vị lẫn bên còn lại trong lúc mỗi người tìm cách giải thích những chuyện đã xảy ra. Sau đó, họ quyết định họ tin ai.

Thu thập và sắp xếp tất cả bằng chứng quý vị có để giúp thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn tin quý vị thay vì đối phương. Bằng chứng có thể bao gồm nhân chứng phát biểu tại tòa sau khi tuyên thệ sẽ nói sự thật (gọi là “lời khai”). Quý vị cũng có thể làm chứng cho vụ việc của mình để đưa ra bằng chứng. Tuy nhiên, xin hãy lưu ý rằng bên còn lại cũng sẽ đặt câu hỏi cho quý vị. Bằng chứng cũng có thể bao gồm tài liệu, vật thể, hình ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác.

Quý vị cũng cần có đủ bằng chứng để làm tròn trách nhiệm cung cấp bằng chứng. “Trách nhiệm cung cấp bằng chứng” (Burdens of proof) là các tiêu chuẩn pháp lý mà thẩm phán và bồi thẩm đoàn dùng để cân nhắc ai là người thắng kiện. Ví dụ: trách nhiệm cung cấp bằng chứng trong các vụ án hình sự thường nghe trên TV là “bằng chứng phải có đủ sức thuyết phục để phán quyết bị cáo có tội mà không còn nghi ngờ hợp lý nào nữa”. Các vụ việc về nhà ở không phải là vụ án hình sự mà là vụ tố tụng dân sự. Trong hầu hết các vụ tố tụng dân sự, tiêu chuẩn của bằng chứng là “tính ưu việt của bằng chứng”. Điều đó có nghĩa là để chứng minh một tuyên bố, thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn phải quyết định câu chuyện ở phía quý vị có nhiều khả năng đúng hơn là sai, hay nói cách khác, lời khai của quý vị có khả năng chính xác 51% trở lên.

Trước phiên tòa, hãy xem lại các ghi chú, kỷ niệm, tài liệu hoặc thông tin khác về những chuyện đã xảy ra để quý vị có thể thu hút sự chú ý của thẩm phán và bồi thẩm đoàn về các dữ kiện chứng minh cho lời khai hoặc biện hộ của quý vị.

Giao Tiếp Rõ Ràng và Tập Trung vào Các Chi Tiết Liên Quan

Khi quý vị ra tòa, nếu có thể, quý vị hãy phát biểu to và rõ. Ngoài ra, hãy đưa ra các chi tiết đúng sự thật, có liên quan khi quý vị phát biểu bởi vì cách làm này sẽ giúp quý vị có vẻ đáng tin tưởng hơn đối với thẩm phán và bồi thẩm đoàn.

Ví dụ

Nếu quý vị nói:

  • “Tôi đã trả tiền nhà vào ngày 30 tháng Sáu, 2023 , và sau đó vào ngày 1 tháng Bảy, 2023, chủ nhà đến cửa nhà tôi và xé tờ séc trước mặt tôi và con trai tôi”,

và phát biểu đó là một bằng chứng thuyết phục hơn câu nói:

  • “Mùa hè vừa rồi tôi đã đóng tiền nhà nhưng chủ nhà đã xé séc của tôi.”

Chữ in đậm (ngày, địa điểm, nhân chứng) cho thấy các chi tiết khiến câu đầu tiên có vẻ đáng tin cậy hơn và có thể giúp thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn tin tưởng quý vị vì thông tin đó không mơ hồ.

Điểm chủ chốt là các chi tiết đúng sự thật và có liên quan. Trong ví dụ trên, chi tiết về màu móng tay của chủ nhà, liệu trời có nhiều mây không hay quý vị đang làm gì khi chủ nhà gõ cửa có lẽ không liên quan. Quá nhiều chi tiết có thể khiến thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn bị xao lãng trước những gì quý vị muốn chứng minh.