Việc Làm Được Hỗ Trợ thông qua DOR: Tờ Thông Tin về Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện & Phạm Vi Của Dịch Vụ

Publications
#5581.05

Việc Làm Được Hỗ Trợ thông qua DOR: Tờ Thông Tin về Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện & Phạm Vi Của Dịch Vụ

Quán rượu này cho bạn biết về việc làm được hỗ trợ. Quán rượu này giải thích nó là gì. Những dịch vụ này bao gồm huấn luyện viên công việc. Nó cho bạn biết cách nhận các dịch vụ từ Bộ Phục hồi chức năng (DOR). Nó cho bạn biết cách nhận trợ giúp nếu bạn gặp khó khăn khi nhận các dịch vụ.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

1. Việc làm được hỗ trợ là gì?

Theo luật quản lý của tiểu bang California quy định về các dịch vụ phục hồi nghề nghiệp được tài trợ qua Sở Phục Hồi (DOR), việc làm được hỗ trợ có nghĩa là:

“việc làm cạnh tranh trong một môi trường hòa nhập hoặc việc làm trong một môi trường hòa nhập mà từng cá nhân trong đó đang làm việc hướng tới một việc làm cạnh tranh bằng các điểm mạnh, nguồn lực, ưu tiên, những mối lo ngại, khả năng, năng lực, mối quan tâm và lựa chọn có hiểu biết của từng cá nhân, cùng với các dịch vụ hỗ trợ liên tục cho các cá nhân bị khuyết tật nghiêm trọng nhất... cho những người từ trước đến nay chưa giành được việc làm cạnh tranh hoặc cho những người đã ngừng hoặc bị gián đoạn việc làm cạnh tranh vì bị khuyết tật nghiêm trọng; và cho những người, do bản chất và mức độ nghiêm trọng của khuyết tật, cần đến các dịch vụ việc làm được hỗ trợ chuyên sâu từ [DOR] và các dịch vụ mở rộng sau khi chuyển tiếp…để thực hiện công việc này.” 

Xem Tiêu Đề 9 của Bộ Luật Các Quy Định California (C.C.R.) § 7028(a). 

Các dịch vụ việc làm được hỗ trợ phải phù hợp với nhu cầu riêng của từng người dùng dịch vụ và phải bao gồm “dịch vụ hỗ trợ huấn luyện việc làm tại chỗ theo nhóm hoặc cho cá nhân tại sở làm và các dịch vụ ở nơi khác tại địa điểm của cá nhân nếu các dịch vụ đó là cần thiết để duy trì việc làm của người dùng dịch vụ, bao gồm đào tạo, hướng dẫn1 đến nơi làm việc, bênh vực và can thiệp khi mất việc làm.” Xem trang 98, 2015 Bổ Sung Việc Làm Được Hỗ Trợ trong Chương Trình Tiểu Bang tại: http://www.rehab.cahwnet.gov/Public/DOR-State-Plan.html: và xem thêm Cẩm Nang Quản Lý Phục Hồi Chức Năng (R.A.M.) § 31500. 

2. Việc làm được hỗ trợ là theo nhóm hay cho cá nhân?

Cả hai. Việc làm được hỗ trợ là một thuật ngữ chung bao gồm cả hai dịch vụ việc làm được hỗ trợ theo nhóm2 và cá nhân3.  

Việc làm được hỗ trợ theo nhóm là một dịch vụ việc làm dành cho các cá nhân bị khuyết tật thông qua DOR.  Trong việc làm được hỗ trợ theo nhóm, sẽ có từ ba đến tám người dùng dịch vụ được hỗ trợ từ một huấn luyện viên việc làm và có thể được trả lương dưới mức lương tối thiểu. Xem Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế (WIC) § 4851(r).  Việc làm được hỗ trợ theo nhóm đôi khi được coi là “biệt lập”, tức là có một nhóm nhỏ hoặc một “đội làm việc” gồm những người bị khuyết tật làm việc với nhau thường ở trong một môi trường tách biệt khỏi những người không bị khuyết tật.

Các dịch vụ việc làm được hỗ trợ cá nhân thường giúp người bị khuyết tật làm việc trong môi trường làm việc hòa đồng với mức lương cạnh tranh. 9 C.C.R. § 7006.3(b).  Các dịch vụ này bao gồm tìm hiểu và phát triển nghề nghiệp, đánh giá hướng nghiệp, huấn luyện việc làm và đào tạo việc làm, cho phép mỗi cá nhân được tiếp cận với công việc trong môi trường làm việc thông thường tại cộng đồng nơi họ tương tác với các đồng nghiệp, khách hàng và bạn bè không bị khuyết tật.  Các cá nhân này thường có được mức lương cạnh tranh và đôi khi nhận được cả phúc lợi. Xem 9 C.C.R. § 7006.3(b) (quy định các công việc thuộc diện việc làm được hỗ trợ phải được trả lương bằng hoặc trên mức lương tối thiểu nhưng không dưới mức lương thông thường và mức phúc lợi mà chủ lao động trả cho những người không bị khuyết tật làm công việc giống hoặc tương tự như vậy); 20 Bộ Luật Hoa Kỳ (U.S.C.) § 795k(b)(6)(G) (quy định các dịch vụ này phải bao gồm việc bố trí tại một môi trường hòa đồng với khoảng thời gian nhiều nhất có thể dựa trên các điểm mạnh, nguồn lực, ưu tiên, mối lo ngại, khả năng, năng lực, mối quan tâm và lựa chọn có hiểu biết của các cá nhân bị khuyết tật nghiêm trọng nhất).

3. Những ai hội đủ điều kiện để được hỗ trợ việc làm thông qua DOR?

Theo Chương Trình Tiểu Bang của DOR, DOR sẽ cung cấp đầy đủ các dịch vụ việc làm được hỗ trợ cho các cá nhân được coi là hội đủ điều kiện bị khuyết tật nghiêm trọng nhất, những người cần các dịch vụ mở rộng để duy trì công việc và những người có ít nhất một mong muốn hợp lý rằng các nguồn dịch vụ mở rộng sẽ được cung cấp tại thời điểm chuyển đổi sang dịch vụ mở rộng. 9 C.C.R § 7131.1(a)(3) (phần nhấn mạnh được bổ sung).  Nếu quý vị là một cá nhân bị khuyết tật nghiêm trọng nhất, DOR sẽ xem xét quá trình làm việc và nhu cầu của quý vị khi xác định tình trạng hội đủ điều kiện để nhận việc làm được hỗ trợ.  9 C.C.R. § 7028.  Những người có thể hội đủ điều kiện để nhận dịch vụ việc làm được hỗ trợ có thể bao gồm nhưng không giới hạn đối với: những người bị thương tổn não do chấn thương/bị chấn thương não, khuyết tật về sức khỏe tâm thần, rối loạn phổ tự kỷ, khuyết tật về trí tuệ và phát triển.  9 C.C.R. §7017.2.  Xem “Tờ Thông Tin về Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Phục Hồi Nghề Nghiệp” để biết thêm thông tin về quá trình làm việc với DOR để đánh giá tình trạng hội đủ điều kiện: http://www.disabilityrightsca.org/pubs/F06601.pdf.

Để quý vị nhận được các dịch vụ việc làm được hỗ trợ, quý vị phải cho thấy mình có nhu cầu về các dịch vụ việc làm được hỗ trợ từ DOR cũng như có nhu cầu về các dịch vụ mở rộng sau khi chuyển tiếp sang một nhà cung cấp dịch vụ mở rộng khác, để duy trì công việc thuộc diện việc làm được hỗ trợ.  9 C.C.R. § 7028(a).  DOR phải cố gắng xác định các nguồn dịch vụ mở rộng cho người dùng dịch vụ, những người cần việc làm được hỗ trợ, bao gồm cả các hỗ trợ tự nhiên.  Các nguồn đó phải được xác định trong IPE. 9 C.C.R. § 7131.1(a)(3). 

Số lượng dịch vụ việc làm được hỗ trợ mà DOR có thể cung cấp là hạn chế (tối đa 24 tháng trừ khi DOR và người dùng dịch vụ có thể xác định được nhu cầu cần gia hạn khung thời gian) và do đó sẽ cần xác định và đảm bảo một nguồn lực khác hoặc một “nhà cung cấp dịch vụ mở rộng” khác trước khi DOR có thể bắt đầu trợ giúp các dịch vụ việc làm được hỗ trợ cho người dùng dịch vụ.  Để biết thêm thông tin về Nhà Cung Cấp Dịch Vụ Mở Rộng, hãy xem Việc Làm Được Hỗ Trợ: Tờ Thông Tin Về Các Dịch Vụ Mở Rộng và Đóng Hồ Sơ, Ấn Bản Số 5582.05.

4. Người bị khuyết tật nghiêm trọng nhất là gì?

Một người bị khuyết tật nghiêm trọng nhất là người “bị hạn chế nghiêm trọng về thu nhập từ việc làm” ở tối thiểu một trong bốn lĩnh vực khả năng thực hiện chức năng sau đây: giao tiếp, kỹ năng phối hợp với người khác, vận động, tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc và/hoặc khả năng chịu đựng khi làm việc.

VÀ LÀ người được cho là cần đến nhiều dịch vụ phục hồi nghề nghiệp trong một thời gian dài và bị một hoặc nhiều khuyết tật về thể chất hoặc tâm thần do bị thương tổn não do chấn thương, cụt chi, viêm khớp, tự kỷ, khiếm thị, chấn thương do bỏng, ung thư, liệt não, xơ nang, khiếm thính, chấn thương ở đầu, bệnh tim, liệt bán thân, bệnh ưa chảy máu, HIV, khuyết tật về trí tuệ, hệ hô hấp hoặc phổi hoạt động bất thường, bị bệnh về tâm thần, đa xơ cứng, loạn dưỡng cơ, rối loạn cơ xương, rối loạn thần kinh (bao gồm đột quỵ và động kinh), các tình trạng về tủy sống (trong đó có chứng liệt hai chi, liệt tứ chi), bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, khuyết tật về học tập cụ thể, bệnh thận giai đoạn cuối hoặc các khuyết tật khác hoặc các khuyết tật kết hợp được xác định dựa trên đánh giá tình trạng hội đủ điều kiện và các nhu cầu phục hồi nghề nghiệp, dẫn tới hạn chế hạn chế chức năng nghiêm trọng tương đương; HOẶC là người đã được xác định là hội đủ điều kiện để nhận các phúc lợi An Sinh Xã Hội theo Tiêu Đề II (Bảo Hiểm Khuyết Tật An Sinh Xã Hội-SSDI) hoặc Tiêu Đề VI (Lợi Tức An Sinh Bổ Sung-SSI).

Xem 9 C.C.R. §§ 7017.2 và 7017.5. 

5. Các dịch vụ hỗ trợ liên tục là gì?

Dịch vụ hỗ trợ liên tục là các dịch vụ quý vị cần được hỗ trợ tại sở làm. Các dịch vụ này sẽ được bao gồm trong Chương Trình Cá Nhân Hóa Về Việc Làm (IPE). Khi quý vị tham gia vào IPE, DOR phải cung cấp các dịch vụ này ngay từ lúc quý vị bắt đầu làm việc cho đến khi các dịch vụ của quý vị được chuyển sang một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ mở rộng.  9 C.C.R. § 7019.5(a).

Các dịch vụ hỗ trợ liên tục có thể bao gồm:

  • Đánh giá;
  • Người đào tạo việc làm có kỹ năng, là người sẽ theo sát quý vị để đào tạo kỹ năng việc làm chuyên sâu tại sở làm;
  • Phát triển và đào tạo việc làm;
  • Đào tạo kỹ năng xã hội;
  • Thường xuyên theo dõi hoặc giám sát;
  • Các dịch vụ theo dõi bao gồm thường xuyên liên hệ với quý vị, chủ lao động, cha mẹ, thành viên gia đình, người bảo hộ, người bênh vực hoặc người đại diện được ủy quyền của quý vị và những người cố vấn chuyên nhiệp, có đầy đủ thông tin phù hợp, để củng cố và ổn định vị trí công việc;
  • Các hỗ trợ tự nhiên tại sở làm;
  • Bất kỳ dịch vụ DOR nào khác [bao gồm huấn luyện việc làm];
  • Bất kỳ dịch vụ nào tương tự với các dịch vụ được nêu tại đây.

9 C.C.R. § 7019.5(c).

6. Các dịch vụ huấn luyện việc làm là gì?

Huấn luyện việc làm là một dịch vụ của DOR được cung cấp cho người dùng dịch vụ liên quan đến các việc làm có cơ sở trong cộng đồng và nơi khách hàng có mối liên hệ thường xuyên với các đồng nghiệp hoặc các thành viên không bị khuyết tật trong cộng đồng.  9 C.C.R. §§ 7159.5(a) và (b)(3).

Huấn luyện viên việc làm cung cấp:

  • Đào tạo kỹ năng vừa học vừa làm,
  • Theo dõi hoặc giám sát tại sở làm,
  • Tư vấn/đào tạo cho các đồng nghiệp và giám sát viên của quý vị,
  • Hỗ trợ hòa nhập vào môi trường làm việc,
  • Hướng dẫn đến nơi làm việc,
  • Trợ giúp với các cơ quan hỗ trợ cộng đồng,
  • Tư vấn cho gia đình và tư vấn với nhà cung cấp dịch vụ cư gia và
  • Bất kỳ dịch vụ hỗ trợ vừa học vừa làm hay học nghề nào cần thiết để củng cố và ổn định vị trí làm việc.

Xem Bộ Luật Phúc Lợi & Định Chế § 19150(a)(5).

7. Làm cách nào để tôi biết được các dịch vụ hỗ trợ liên tục là phù hợp với mình?

Các dịch vụ hỗ trợ liên tục phù hợp là:

  • Thích hợp: (Các) dịch vụ và cơ quan cung cấp (các) dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với môi trường làm việc của quý vị (xem 9 C.C.R. § 7019.5(a) và (b));
  • Chủ động: (Các) nhà cung cấp dịch vụ liên hệ với quý vị và chủ lao động của quý vị thường xuyên để chắc chắn rằng công việc của quý vị ổn định (xem 9 C.C.R. § 7131.1(a)(4)). DOR và các nhà cung cấp dịch vụ khác không nên chờ đến lúc quý vị đề nghị được giúp đỡ (RAM § 31500);
  • Được giám sát: Dịch vụ hỗ trợ liên tục của quý vị được giám sát và đánh giá để chắc chắn rằng công việc của quý vị ổn định.  Việc này bao gồm giám sát tại sở làm của quý vị ít nhất một tháng hai lần hoặc khi quý vị yêu cầu. Việc này cũng có thể bao gồm giám sát khi học việc theo yêu cầu của quý vị và/hoặc gặp gỡ quý vị một tháng hai lần (xem 9 C.C.R. § 7019.5(b)(1); 34 Bộ Luật Các Quy Định Liên Bang (C.F.R.) § 361.5(b)(38)(ii)(A));
  • Liên tục: Cần có đánh giá liên tục về khả năng ổn định công việc và nhu cầu được hỗ trợ liên tục của quý vị (xem 9 C.C.R. § 7019.5(b)).

8. Việc làm chuyển tiếp là gì?

Việc làm chuyển tiếp là các dịch vụ hỗ trợ liên tục cho các cá nhân bị khuyết tật nghiêm trọng nhất do bị bệnh về tâm thần. “Việc làm chuyển tiếp” có nghĩa là một loạt các vị trí làm việc tạm thời trong một công việc cạnh tranh, trong môi trường hòa đồng và có các dịch vụ hỗ trợ liên tục. Các dịch vụ hỗ trợ liên tục của quý vị phải bao gồm các vị trí làm việc liên tiếp cho đến khi quý vị có một việc làm ổn định.  9 C.C.R. § 7028.8.

9. Những nội dung nào cần có trong IPE của tôi nếu mục tiêu của tôi là việc làm được hỗ trợ?

IPE của quý vị nên bao gồm một công việc trong một môi trường hòa đồng với số giờ nhiều nhất có thể dựa trên các điểm mạnh, nguồn lực, ưu tiên, mối lo ngại, khả năng, năng lực, mối quan tâm và lựa chọn có hiểu biết của quý vị.  Đây cũng được gọi là công việc cạnh tranh, hòa đồng. 9 C.C.R. §§ 7006.3 và 7018.4.  Ngoài các yêu cầu chung, IPE của quý vị cần liệt kê bất kỳ đào tạo kỹ năng nào cũng như tất cả các dịch vụ việc làm được hỗ trợ mà DOR đã đồng ý cung cấp và các dịch vụ mở rộng mà quý vị sẽ cần đến.  Chương trình cũng phải xác định nguồn dịch vụ mở rộng (các dịch vụ liên tục của quý vị được tài trợ như thế nào sau khi hồ sơ tại DOR của quý vị được đóng lại) hoặc mô tả cơ sở để kết luận rằng có lý do hợp lý rằng các nguồn đó sẽ được cung cấp.  IPE của quý vị cần mô tả cách thức DOR sẽ liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ khác để giám sát các dịch vụ hỗ trợ liên tục của quý vị, cũng như đảm bảo rằng quý vị đang tiến bộ tốt, tiến tới ổn định công việc để chuyển đổi sang các dịch vụ mở rộng.  9 C.C.R. § 7131.1.  

10. Nếu tôi cần được trợ giúp nhận việc làm được hỗ trợ qua DOR thì sao?

Nếu DOR từ chối cung cấp các dịch vụ việc làm được hỗ trợ hoặc nếu quý vị không đồng ý với số lượng hoặc loại dịch vụ việc làm được hỗ trợ trong IPE hoặc nếu quý vị có thắc mắc về việc làm được hỗ trợ và/hoặc các dịch vụ hỗ trợ liên tục, quý vị có thể liên hệ Chương Trình Trợ Giúp Khách Hàng (CAP) bằng cách gọi DRC theo số (800) 776-5746 hoặc TTY 1-800-719-5798; hoặc truy cập http://www.disabilityrightsca.org/pubs/547401accessible.pdf.

Disability Rights California được tài trợ bởi rất nhiều nguồn, để biết danh sách các nhà tài trợ đầy đủ, hãy truy cập HYPERLINK "http://www.disabilityrightsca.org/Documents/ListofGrantsAndContracts.html" http://www.disabilityrightsca.org/
Documents/ListofGrantsAndContracts.html

  • 1. Hướng dẫn đến nơi làm việc là hướng dẫn để học kỹ năng tới chỗ làm và đi làm về bằng cách sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, tàu, v.v).
  • 2. Việc Làm Được Hỗ Trợ Theo Nhóm còn được gọi là “dịch vụ theo nhóm” trong Đạo Luật Lanterman và được định nghĩa trong Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế § 4851(r).
  • 3. Việc Làm Được Hỗ Trợ Cá Nhân còn được gọi là “dịch vụ cá nhân” trong Đạo Luật Lanterman và được định nghĩa trong Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế § 4851(s).