Thuật Ngữ Cần Biết về Giáo Dục Đặc Biệt

Publications
#8081.05

Thuật Ngữ Cần Biết về Giáo Dục Đặc Biệt

Việc đọc hồ sơ hoặc tài liệu liên quan đến Giáo Dục Đặc Biệt có thể rất khó khăn! Đôi khi việc đó sẽ khiến quý vị cảm thấy như đang phải cố gắng hiểu một ngôn ngữ mới. Dưới đây là danh sách một số từ viết tắt và thuật ngữ. Chúng tôi hy vọng danh sách này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về hồ sơ của con quý vị.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

Việc đọc hồ sơ hoặc tài liệu liên quan đến Giáo Dục Đặc Biệt có thể rất khó khăn! Đôi khi việc đó sẽ khiến quý vị cảm thấy như đang phải cố gắng hiểu một ngôn ngữ mới. Dưới đây là danh sách một số từ viết tắt và thuật ngữ. Chúng tôi hy vọng danh sách này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về hồ sơ của con quý vị.

Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc cần thêm thông tin, quý vị có thể truy cập trang web của chúng tôi bất cứ lúc nào tại www.disabilityrightsca.org, hoặc gọi cho chúng tôi theo số 1-800-776-5746 (TTY: 1-800-7195798), Thứ Hai đến Thứ Sáu, 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

6 Thuật Ngữ Hàng Đầu Cần Nhớ

Kế Hoạch 504: Mục 504 là luật yêu cầu các trường học cho phép học sinh khuyết tật tiếp cận bình đẳng với nền giáo dục dành cho tất cả học sinh. Kế Hoạch 504 là kế hoạch mô tả các dịch vụ, điều chỉnh và sửa đổi mà trường học sẽ cung cấp cho học sinh để đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng đó.

FAPE: Chương trình Giáo Dục Công Miễn Phí và Phù Hợp (Free and Appropriate Public Education). Học sinh khuyết tật phải nhận được một nền giáo dục công lập cho phép các em tiến bộ và các em cũng như gia đình không phải trả học phí.

IDEA: Đạo Luật Giáo Dục Người Khuyết Tật (Individuals with Disabilities Education Act). Luật giáo dục liên bang dành cho những học sinh thuộc một trong 13 dạng khuyết tật đủ điều kiện và những người cần hỗ trợ chuyên biệt để được hưởng lợi từ giáo dục. Hỗ trợ và dịch vụ chuyên biệt được nêu trong IEP của học sinh.

IEP: Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (Individualized Education Program). Một kế hoạch dành cho những học sinh đủ điều kiện tham gia chương trình giáo dục đặc biệt. Kế hoạch này sẽ mô tả thành tích học tập hiện tại của học sinh, tạo ra các mục tiêu phát triển và các dịch vụ sẽ được cung cấp để giúp hỗ trợ học sinh.

Ít nhất, kế hoạch phải được cập nhật mỗi năm một lần.

LRE: Môi Trường Ít Hạn Chế Nhất (Least Restrictive Environment). Một học sinh khuyết tật sẽ được giáo dục cùng với các bạn đồng trang lứa không bị khuyết tật ở mức độ tối đa có thể áp dụng với học sinh đó.

SWD: Học Sinh Khuyết Tật (Student with Disabilities).

Các Cơ Quan Cần Biết

CSS: Dịch Vụ Trẻ Em California (California Children’s Services). Cung cấp một số liệu pháp dựa trên y tế, thường vào ngoài giờ học, cho học sinh. CSS thường có các cơ sở nằm trong khuôn viên trường học.

CDE: Sở Giáo Dục California (California Department of Education). Một cơ quan tiểu bang giám sát giáo dục công. Cơ quan này quản lý tài trợ, kiểm tra và yêu cầu các cơ quan giáo dục địa phương (chẳng hạn như các học khu) chịu trách nhiệm về thành tích của học sinh. CDE cũng tiếp nhận các Khiếu Nại về Tuân Thủ.

CTC: Ủy Ban Chứng Nhận Giáo Viên (Commission on Teacher Credentialing). Cho phép mọi người tra cứu thông tin chứng nhận giáo viên trực tuyến hoặc gửi đơn khiếu nại. CTC cũng cung cấp hướng dẫn về thông tin chứng nhận phù hợp cho các vị trí đã được cấp chứng chỉ.

DDS: Sở Dịch Vụ Phát Triển California (California Department of Developmental Services). Giám sát việc điều phối và cung cấp các dịch vụ cho người dân California bị khuyết tật về phát triển.

DOR: Sở Phục Hồi Chức Năng (Department of Rehabilitation). Có thể tham gia khi học sinh đến tuổi chuyển tiếp (16 tuổi trở lên). DOR giúp người khuyết tật ở California tìm và duy trì công việc, tối đa hóa sự bình đẳng và khả năng sống độc lập của họ.

DSS: Bộ Dịch Vụ Xã Hội California (California Department of Social Services). Cơ quan tiểu bang giám sát các chương trình trợ giúp công cộng như hỗ trợ tiền mặt, dịch vụ cho người lớn và CalFresh.

OAH: Văn Phòng Điều Trần Hành Chính (Office of Administrative Hearings). Cơ quan tiểu bang tiếp nhận các khiếu nại về Thủ Tục Pháp Lý.

OCR: Văn Phòng Dân Quyền (Office for Civil Rights). Cơ quan liên bang có thể nhận các khiếu nại về vi phạm quyền công dân, bao gồm cả Khiếu Nại OCR cáo buộc phân biệt đối xử với người khuyết tật.

OCRA : Văn Phòng Bảo Vệ Quyền Thân Chủ (Office of Client Rights’ Advocacy). Một chương trình DRC hợp tác với DDS để cung cấp thông tin pháp lý, lời khuyên và đại diện miễn phí cho người tiêu dùng trong trung tâm khu vực.

PTI: Trung Tâm Thông Tin và Đào Tạo Dành Cho Phụ Huynh (Parent Training and Information Centers). Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em hoặc thanh niên khuyết tật và gia đình của họ. Các dịch vụ có thể bao gồm việc giúp cha mẹ hoặc người giám hộ tham gia hiệu quả vào việc giáo dục con cái hoặc làm việc với gia đình của những người khuyết tật, từ sơ sinh đến 26 tuổi.

Trung Tâm Khu Vực: Được giám sát bởi DDS. Một mạng lưới gồm 21 cơ quan dựa trên cộng đồng, cung cấp các đánh giá, xác định tính đủ điều kiện cho các dịch vụ và cung cấp các dịch vụ quản lý theo trường hợp cho người khuyết tật về phát triển.

SCDD: Hội Đồng Tiểu Bang về Khuyết Tật Về Phát Triển (State Council on Developmental Disabilities). Một cơ quan tiểu bang độc lập đảm bảo những người bị khuyết tật về phát triển và gia đình của họ nhận được các dịch vụ và hỗ trợ mà họ cần.

Kiểm Tra và Đánh Giá

BASC: Hệ Thống Đánh Giá Hành Vi Cho Trẻ Em (Behavior Assessment System for Children). Một bài kiểm tra cho giáo viên và phụ huynh với các câu hỏi về hành vi của học sinh.

CAA: Đánh Giá Thay Thế Của California (California Alternate Assessment)

CAS: Hệ Thống Đánh Giá Nhận Thức (Cognitive Assessment System). Một bài kiểm tra đánh giá quá trình nhận thức của học sinh.

CCSS: Các Tiêu Chuẩn Chung Của Tiểu Bang (Common Core State Standards).

CELDT: Bài Kiểm Tra Phát Triển Ngôn Ngữ Tiếng Anh Của California (California English Language Development Test). Bài kiểm tra trình độ tiếng Anh hiện đã được thay thế bằng ELPAC.

Đánh Giá Phát Triển Thị Giác: Tên của bài kiểm tra thực hiện trước cuộc họp nhóm IEP(?) để xác định xem Liệu Pháp Thị Giác có cần thiết hay sẽ giúp ích cho một học sinh nhất định hay không.

DRA: Đánh Giá Chẩn Đoán Khả Năng Đọc (Diagnostic Reading Assessment).

ELPAC: Đánh Giá Trình Độ Thông Thạo Anh Ngữ cho California (English Learner Proficient Assessments for California), Thay thế cho CELDT. Bài Kiểm Tra Tại California xác định trình độ Thông Thạo Anh Ngữ của học sinh.

FBA: Đánh Giá Hành Vi Chức Năng (Functional Behavior Assessment). Đôi khi có thể được gọi là Đánh Giá Phân Tích Chức Năng (Functional Analysis Assessment, FAA). Bài kiểm tra được sử dụng để xác định chức năng hành vi của học sinh.

NAR: Báo Cáo Đánh Giá Y Tá (Nurse Assessment Report)

SBAC: Smarter-Balanced Assessment Consortium. Đánh giá tiêu chuẩn được sử dụng ở California.

WIAT: Kiểm Tra Thành Tích Cá Nhân Wechsler (Wechsler Individual Achievement Test), ấn bản thứ ba. Một bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

WJ-IV: Kiểm Tra Thành Tích Cá Nhân Woodcock Johnson (Woodcock Johnson Tests of Achievement), ấn bản thứ tư. Một bài kiểm tra khác để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

WISC-V: Bài kiểm tra IQ để đo khả năng nhận thức của học sinh. Thang Đo Trí Tuệ Wechsler cho Trẻ (Wechsler Intelligence Scale for Children), Ấn Bản Thứ Năm.

Thuật Ngữ về Luật và Pháp Lý

ADA: Đạo Luật Người Khuyết Tật Hoa Kỳ (Americans with Disabilities Act). Luật bảo vệ học sinh khuyết tật trong các trường công lập, trung tâm chăm sóc trẻ em, các chương trình giải trí và đào tạo hoặc bố trí việc làm hoặc xếp lớp dựa trên cộng đồng. Đạo luật này cũng vạch ra yêu cầu về các điều chỉnh hợp lý để thực hiện các chức năng cần thiết cho học sinh khuyết tật đủ điều kiện.

ADR: Giải Quyết Tranh Chấp Thay Thế (Alternative Dispute Resolution). Một quy trình để giải quyết các tranh chấp với học khu mà không cần đến xét xử và có thể bao gồm hòa giải.

ALJ: Thẩm Phán Luật Hành Chính (Administrative Law Judge). Giám sát phiên điều trần được tổ chức thông qua Văn Phòng Điều Trần Hành Chính.

Khiếu Nại Về Tuân Thủ: Thủ tục khiếu nại ít chính thức hơn thông qua Sở Giáo Dục California. Cho phép phụ huynh cáo buộc rằng trường không tuân theo luật giáo dục đặc biệt hay thực hiện IEP. CDE có thể điều tra và ra lệnh thực hiện hành động khắc phục nếu Học Khu bị phát hiện không tuân thủ IEP hoặc luật giáo dục đặc biệt.

CPRA: Đạo Luật Hồ Sơ Công Cộng California (California Public Records Act). Cho phép công chúng yêu cầu thông tin từ các cơ quan công cộng, bao gồm cả các học khu. Các thông tin bao gồm các chính sách của học khu, tài liệu đào tạo và dữ liệu.

Thủ Tục Pháp Lý: Thủ tục bảo vệ cho phép những người giám hộ và các cơ quan giáo dục địa phương có khả năng chính thức không đồng ý với việc cung cấp Chương trình Giáo Dục Công Miễn Phí và Phù Hợp (Free and Appropriate Public Education) và yêu cầu một Thẩm Phán Luật Hành Chính giải quyết bất đồng đó.

ESSA: Đạo Luật Mỗi Học Sinh Thành Công (Every Student Succeeds Act). Một luật liên bang thay thế Đạo Luật NCLB (No Child Left Behind).

FERPA: Đạo Luật Quyền Riêng Tư & Quyền Giáo Dục Của Liên Bang (Federal Educational Rights & Privacy Act). Cung cấp cho phụ huynh và học sinh một số quyền kiểm soát đối với việc tiết lộ hồ sơ cũng như cho phép phụ huynh truy cập và xem xét. Đồng thời cung cấp quy trình sửa đổi nội dung hồ sơ.

Buổi Hòa Giải: Cuộc họp chính thức giữa hai bên tranh chấp để cố gắng giải quyết các vấn đề trước phiên điều trần về Thủ Tục Pháp Lý. Thường bao gồm một hòa giải viên độc lập, thường là Thẩm Phán Luật Hành Chính, để giúp các bên hòa giải.

Dàn Xếp Hòa Giải: Thỏa thuận giữa các bên đạt được nhờ một hoặc các phiên hòa giải.

NDA: Thỏa Thuận Không Tiết Lộ (Non-Disclosure Agreement). Việc dàn xếp với một học khu có thể yêu cầu người giám hộ hoặc học sinh ký một thỏa thuận bảo mật về một số thông tin không được chia sẻ với những người hoặc cơ quan khác.

Thủ Tục Bảo Vệ: Các quy tắc hoặc thủ tục được thiết kế để bảo vệ quyền của học sinh khuyết tật và cha mẹ của các em đồng thời vạch ra cách giải quyết tranh chấp của họ.

Mục 504: Đề cập đến Mục 504 của Đạo Luật Phục Hồi năm 1973. Luật chống phân biệt đối xử của liên bang bảo vệ tất cả những người có khuyết tật ảnh hưởng đến một hoặc nhiều hoạt động chính trong cuộc sống và cung cấp các điều chỉnh để loại bỏ các rào cản phân biệt đối xử.

Các Thuật Ngữ về Giáo Dục Đặc Biệt

ABA: Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng (Applied Behavior Analysis). ABA là sự can thiệp theo hướng dữ liệu dùng để hình thành hành vi.

Điều Chỉnh: Được viết trên các trang “Các Yếu Tố Đặc Biệt” (Special Factors) của IEP. Các điều chỉnh không thay đổi hoặc hạ thấp các kỳ vọng hoặc tiêu chuẩn, mà thay vào đó cung cấp các hỗ trợ bổ sung, chẳng hạn như Chỗ Ngồi Ưu Tiên, Kéo Dài Thời Gian, v.v. để giúp học sinh khuyết tật có quyền tiếp cận bình đẳng với tài liệu và hướng dẫn.

ADL: Sinh Hoạt Hàng Ngày (Activities of Daily Living). Thường được tham chiếu trong các đánh giá. ADL bao gồm các hoạt động như mặc quần áo, đi vệ sinh và cho ăn.

IEP Hàng Năm: Ít nhất hàng năm, học sinh có IEP phải có một cuộc họp nhóm IEP để đánh giá sự tiến bộ của học sinh đó đối với các mục tiêu đã đề ra, xác định xếp lớp cần thiết, xem xét các điều chỉnh đã có, và đề xuất các dịch vụ liên quan mới.

APE: Giáo Dục Thể Chất Thích Ứng (Adaptive Physical Education). Thường là dịch vụ liên quan dựa trên nhóm, cung cấp giáo trình thể dục được sửa đổi cho học sinh khuyết tật.

Phát Âm: Sự hình thành âm thanh trong lời nói; thường thấy khi tham chiếu đến mức độ rõ ràng và dễ hiểu khi học sinh nói.

ASL: Ngôn Ngữ Ký Hiệu Hoa Kỳ (American Sign Language)

AT: Công Nghệ Hỗ Trợ (Assistive Technology). Các thiết bị công nghệ cao hoặc công nghệ thấp được sử dụng để cấp quyền truy cập vào các bài học cho học sinh khuyết tật.

Thính Giác: Liên quan đến việc nghe và hiểu âm thanh

AUT: Từ viết tắt của “Autism” (Tự Kỷ) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang đối với giáo dục đặc biệt.

Điểm Chuẩn: Mục tiêu học tập ngắn hạn đặt ra để có một lộ trình đạt được mục tiêu hàng năm.

BIP: Kế Hoạch Can Thiệp Hành Vi (Behavior Intervention Plan). Cũng có thể được ghi là Kế Hoạch Hỗ Trợ Hành Vi (Behavior Support Plan) hoặc Kế Hoạch Hành Vi (Behavior Plan). Một kế hoạch chính thức, bằng văn bản, liệt kê hành vi có vấn đề của học sinh, nguyên nhân gây ra vấn đề và các chiến lược hoặc hỗ trợ được áp dụng để giúp học sinh.

Lớp Mầm Non Hỗn Hợp: Tùy chọn xếp lớp Giáo Dục Đặc Biệt cung cấp cả giáo viên mầm non giáo dục phổ thông và giáo viên mầm non giáo dục đặc biệt cùng dạy chung một lớp.

BSR: Nguồn Lực Hỗ Trợ Hành Vi (Behavior Support Resources). Chịu trách nhiệm cung cấp đào tạo và hỗ trợ khi cần thiết cho các giáo viên quản lý lớp học.

CAPD: Rối Loạn Xử Lý Thính Giác Trung Tâm (Central Auditory Processing Disorder). Một loại xét nghiệm thính học cụ thể thường được thực hiện sau 10 tuổi.

CBI: Hướng Dẫn Dựa Trên Cộng Đồng (Community-Based Instruction). Thường là sự cân nhắc quan trọng khi học sinh trải qua quá trình chuyển tiếp. CBI mang đến cơ hội học tập thực hành cho những học sinh cần được hướng dẫn về các kỹ năng chức năng và kỹ năng sống.

CCTE: Giáo Dục Kỹ Thuật Hướng Nghiệp Đại Học (College Career Technical Education). Nhấn mạnh việc “thực hành”, đào tạo kỹ năng để giúp học sinh chuẩn bị đi làm sau trung học.

Đồng Giảng Dạy: Có thể liên quan đến tình huống một Chuyên Gia Giáo Dục và một giáo viên phổ thông cùng dạy một lớp.

Sự Lĩnh Hội: Mức độ học sinh hiểu các từ, cụm từ, câu và đoạn văn. Học sinh có hiểu những gì các em đang đọc không?

Giáo Dục Bù/ Dịch Vụ: Mô tả các dịch vụ không được cung cấp theo IEP và bây giờ phải được cung cấp sau; đôi khi được đưa ra như một phần của hành động khắc phục hoặc khi học sinh thắng trong một khiếu nại về thủ tục pháp lý.

Hồ Sơ Tổng Hợp: Tổng hợp hồ sơ của học sinh khuyết tật, bao gồm xác định ban đầu về tính đủ điều kiện cho IEP, tất cả các đánh giá, tất cả các IEP tiếp theo, v.v.

Hành Động Khắc Phục: Thuật ngữ để mô tả các mệnh lệnh từ một tổ chức yêu cầu cơ quan giáo dục địa phương thực hiện. Ví dụ, để giải quyết khiếu nại về việc phát hiện học khu không tuân thủ, học khu có thể phải đào tạo và cung cấp tài liệu chứng minh rằng họ đã đào tạo một nhân viên.

COTA: Trợ Lý Phục Hồi Chức Năng Được Chứng Nhận (Certified Occupational Therapy Assistant)

Hồ Sơ Tích Lũy: Xem Hồ Sơ Tổng Hợp. Hồ sơ tích lũy cũng bao gồm tất cả thông tin giáo dục phổ thông và đăng ký nhập học của một học sinh.

D/HH: Từ viết tắt của “Deaf/Hard-of-Hearing” (Khiếm Thính/Khó Nghe) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang đối với giáo dục đặc biệt.

DB: Từ viết tắt của “Deaf [and] Blind” (Khiếm Thính [và] Khiếm Thị) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang đối với giáo dục đặc biệt.

DD: Từ viết tắt của “Developmental Delay” (Chậm Phát Triển) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang đối với giáo dục đặc biệt.

Giải Mã: Năng lực về mặt âm thanh/ký hiệu của học sinh; Trình độ phát âm các từ của học sinh.

Cần Bằng Tốt Nghiệp: Xác định một học sinh đang đi đúng hướng để tốt nghiệp đúng hạn với bằng tốt nghiệp trung học. Tất cả học sinh được coi là cần bằng tốt nghiệp TRỪ PHI IEP xác định theo cách khác. Quyết định học sinh không cần bằng tốt nghiệp sẽ không xảy ra trước lớp 7.

Mô Hình Bất Đồng: Cách xác định một học sinh có bị khuyết tật trong học tập hay không. Xảy ra khi điểm chức năng trí tuệ của học sinh cao hơn 1,5 độ lệch chuẩn so với điểm của học sinh đó trong một bài kiểm tra thành tích.

Chứng Nói Lắp: Đề cập đến một người nói lắp.

Chứng Khó Viết: Rối loạn gây khó khăn khi viết.

Chứng Khó Đọc: Rối loạn gây khó đọc.

Chứng Khó Nuốt: Rối loạn gây khó nuốt.

Rối Loạn Vận Động: Rối loạn phát triển phối hợp vận động.

ECSE: Giáo Dục Đặc Biệt Mầm Non (Early Childhood Special Education). Chương trình dành cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo khuyết tật.

ED: Từ viết tắt của “Emotional Disturbance” (Rối Loạn Cảm Xúc) được sử dụng để thể hiện khả năng đủ điều kiện tham gia giáo dục đặc biệt của liên bang.

Chuyên Viên Giáo Dục: Một giáo viên được cấp chứng chỉ để cung cấp các dịch vụ giáo dục đặc biệt.

EL: Người Học Tiếng Anh (English Learner).

ELA: Ngôn Ngữ Anh (English Language Arts).

ELST: Giáo Viên Hỗ Trợ Người Học Tiếng Anh (English Learner Support Teacher).

ERMHS: Dịch Vụ Sức Khỏe Tâm Thần Liên Quan Đến Giáo Dục (Educationally Related Mental Health Services). Các dịch vụ sức khỏe tâm thần cụ thể được cung cấp cho học sinh giáo dục đặc biệt có nhu cầu cảm xúc ảnh hưởng đến khả năng học tập của các em.

ESY: Năm Học Kéo Dài (Extended School Year). Hướng dẫn chuyên biệt hoặc các dịch vụ liên quan là một phần trong IEP của trẻ và thường được cung cấp vào ngày nghỉ. Học sinh đủ điều kiện cho ESY là những học sinh có IEP và bị một khuyết tật có khả năng kéo dài. Học sinh cũng sẽ cần phải chứng minh rằng việc không nhận các dịch vụ trong thời gian nghỉ học có thể khiến các em mất kỹ năng, khả năng học lại các kỹ năng đã mất của các em bị hạn chế, và do đó, không thể hoặc không chắc học sinh khuyết tật có thể tự túc được mà không có các dịch vụ ESY.

Chức Năng Điều Hành: Khả năng lựa chọn và kiểm soát hành vi của học sinh để đạt được mục tiêu. Yêu cầu suy nghĩ đồng thời và phức tạp cùng với trí nhớ làm việc.

Ngôn Ngữ Biểu Cảm: Thể hiện ý tưởng. Điều này có thể bao gồm cử chỉ, ký hiệu, biểu cảm và lời nói.

Vận Động Tinh: Liên quan đến các chuyển động chính xác của bàn tay và các ngón tay. Ví dụ, học sinh sử dụng các kỹ năng vận động tinh để viết và cài cúc quần áo.

Chức Năng Của Hành Vi: Mô tả lý do một học sinh có thể có những hành vi gây rối nhất định. Nói chung, thuộc một (hoặc nhiều) trong 4 danh mục: Tìm đến đồ vật/hoạt động ưa thích; Từ chối hành động không muốn làm, Thu hút sự chú ý từ người khác; và Tác động vào giác quan.

Mục Tiêu: Một kết quả được cá nhân hóa, có thể đo lường được để giải quyết một lĩnh vực cần thiết đối với học sinh khuyết tật; thường được viết trong IEP và cần được đáp ứng trong vòng một năm. Các mục tiêu phải SMART: cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và có thời hạn (specific, measurable, attainable, relevant, and time-bound).

Vận Động Thô: Liên quan đến các cơ lớn (nghĩa là chuyển động và phối hợp).

HSDP: Chương Trình Tốt Nghiệp Trung Học (High School Diploma Program)

IAES: Cơ Sở Giáo Dục Thay Thế Tạm Thời (Interim Alternate Educational Setting). Trong thời gian bị đình chỉ học kéo dài, học sinh có thể nhận được hướng dẫn và dịch vụ trong Cơ Sở Giáo Dục Thay Thế Tạm Thời, một xếp lớp khác với nơi các em thường nhận hướng dẫn và dịch vụ.

ID: Từ viết tắt của “Intellectual Disability” (Khuyết Tật Trí Tuệ) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang đối với giáo dục đặc biệt.

IEE: Thẩm Định Giáo Dục Độc Lập (Independent Educational Evaluation). IEE là một cuộc đánh giá được hoàn thành bởi một người không làm việc cho học khu. Phụ huynh và người giám hộ có thể được học khu thanh toán IEE nếu họ không đồng ý với những phát hiện hoặc khuyến nghị từ đánh giá dịch vụ giáo dục đặc biệt của học khu.

Bản Sửa Đổi IEP: Khi IEP hàng năm được thay đổi để cập nhật một phần của IEP. Tổ chức cuộc họp IEP để sửa đổi IEP không loại bỏ trách nhiệm tổ chức đánh giá hàng năm của cơ quan giáo dục địa phương.

IFSP: Gói Dịch Vụ Gia Đình Cá Nhân (Individual Family Service Plan). Mô tả các dịch vụ can thiệp sớm mà một đứa trẻ sẽ nhận được thông qua Trung Tâm Khu Vực cho đến sinh nhật 3 tuổi.

IPP: Kế Hoạch Chương Trình Cá Nhân (Individual Program Plan). Mô tả các mục tiêu và dịch vụ ngoài giáo dục thông qua Trung Tâm Khu Vực dành cho người khuyết tật.

ITP: Chương Trình Chuyển Tiếp Cá Nhân (Individualized Transition Plan). Kế hoạch bằng văn bản được thiết kế để giúp chuẩn bị cho học sinh chuyển từ cuộc sống trường học sang cuộc sống sau khi ra trường. Nên bao gồm các mục tiêu, tiến trình và những người chịu trách nhiệm đáp ứng các mục tiêu.

LEA: Cơ Quan Giáo Dục Địa Phương (Local Education Agency). Hội đồng giáo dục công lập hoặc cơ quan công quyền khác quản lý hoặc chỉ đạo các trường tiểu học hoặc trường trung học công lập trong thành phố hoặc quận.

Tỷ Lệ Mắc Bệnh Thấp: Những khuyết tật hiếm gặp. Ví dụ bao gồm nhưng không giới hạn ở khiếm thính và khiếm thị.

Lồng Ghép: Một số nhân viên vẫn sử dụng từ này với nghĩa là “hòa nhập” hoặc để phản ánh thời gian của học sinh khuyết tật trong môi trường giáo dục phổ thông.

Xác Định Biểu Hiện: Một cuộc họp quan trọng diễn ra nếu học sinh khuyết tật đã bị đình chỉ hơn 10 ngày trong một năm học HOẶC nếu học sinh bị đề nghị thôi học. Trong cuộc họp này, nhà trường phải xem xét xem hành vi đó có phải do khuyết tật của học sinh hay không.

MD: Từ viết tắt của “Multiple Disabilities” (Đa Khuyết Tật) được sử dụng để biểu thị tính đủ điều kiện của liên bang đối với giáo dục đặc biệt.

Các Sửa Đổi: Khi nội dung của hướng dẫn hoặc tài liệu được cung cấp cho học sinh khuyết tật khác với chương trình học được cung cấp cho các bạn cùng tuổi.

MPC: Trước đây được gọi là lớp học “cần hỗ trợ y tế”. Đây là một lớp học riêng dành cho những học sinh gặp khó khăn về sức khỏe hoặc thể chất.

MT: Chuyên Gia Trị Liệu Âm Nhạc (Music Therapist). Cung cấp Liệu Pháp Âm Nhạc như một dịch vụ liên quan.

NPA: Cơ Quan Ngoài Công Lập (Non-Public Agency). Một tổ chức phi trường học cung cấp dịch vụ giáo dục cho học sinh khuyết tật. Phải được CDE chứng nhận.

NPS: Trường Ngoài Công Lập (Non-Public School). Một trường học ký hợp đồng với học khu ký cung cấp các dịch vụ giáo dục và hỗ trợ cho học sinh khuyết tật. Phải được CDE chứng nhận.

OHI: Từ viết tắt của “Other Health Impaired” (Các Bệnh Khác) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang cho giáo dục đặc biệt.

OI: Từ viết tắt của “Orthopedic Impairment” (Bệnh Liên Quan Đến Chỉnh Hình) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang đối với giáo dục đặc biệt.

Khứu Giác: Có liên quan đến việc ngửi được mùi.

OT: Chuyên Gia Phục Hồi Chức Năng (Occupational Therapist) hoặc Phục Hồi Chức Năng (Occupational Therapy)

Nhịp Độ: Tốc độ nói của một người.

PBIS: Hỗ Trợ và Can Thiệp Hành Vi Tích Cực (Positive Behavior Intervention and Supports). Chương trình can thiệp tập trung vào việc khen thưởng hành vi mong muốn của học sinh.

PK hoặc Pre-K: Trường mầm non

Ngữ Dụng: Việc sử dụng ngôn ngữ để hoạt động, chẳng hạn như yêu cầu thông tin hoặc chào hỏi ai đó.

Kỹ Năng Trước Khi Học Nghề: Các kỹ năng mà một người sẽ cần để sẵn sàng có một công việc. Có thể là “kỹ năng mềm” như giao tiếp và ứng xử phù hợp. Cũng có thể là sự phát triển “đạo đức làm việc” như tính kiên trì, yêu cầu làm rõ và chấp nhận những lời chỉ trích mang tính xây dựng.

Pro-ACT: Đào Tạo Khủng Hoảng Tấn Công Chuyên Môn (Professional Assault Crisis Training). Một chương trình đào tạo để đảm bảo giáo viên, trợ giảng và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan (và các nhân viên cơ sở khác) có thể can thiệp khi học sinh có những hành vi có thể gây hại cho bản thân hoặc người khác. Trọng tâm là giảm sự leo thang; với biện pháp cuối cùng là can thiệp vật lý. Chương trình đào tạo chung để kiềm chế và/hoặc cách ly.

Báo Cáo Tiến Bộ: Ít nhất là nhận được báo cáo tương tự như bạn đồng trang lứa, học sinh khuyết tật có quyền nhận được báo cáo về sự tiến bộ của mình đối với các mục tiêu IEP. Đôi khi được gọi là “mục tiêu được chú thích”.

Lời Nhắc: Được sử dụng để chỉ định mức độ định hướng cho học sinh; thường được ghi chú trong các mục tiêu hoặc mục tiêu của IEP. Bao gồm lời nhắc về thể chất, lời nói, cử chỉ và hình ảnh.

Giác Quan Thứ Sáu: Cách bộ não của chúng ta xử lý chuyển động và vị trí của cơ thể.

Ngôn Điệu: Nhịp độ và tông điệu của ngôn ngữ và âm thanh.

PT: Chuyên Gia Vật Lý Trị Liệu (Physical Therapist) hoặc Vật Lý Trị Liệu (Physical Therapy)

PWN: Thông Báo Trước Bằng Văn Bản (Prior Written Notice). Một học khu phải cung cấp PWN trong một số tình huống nhất định; ví dụ khi từ chối thực hiện một hành động mà phụ huynh yêu cầu, khi muốn thay đổi xếp lớp hoặc nhận dạng của một học sinh khuyết tật, hoặc khi có kế hoạch đánh giá một học sinh khuyết tật.

Ngôn Ngữ Tiếp Nhận: Khả năng nghe âm thanh và dịch chúng thành những ý tưởng có nghĩa. Cũng bao gồm khả năng diễn giải các cử chỉ và biểu hiện của người khác.

Phục Hồi: Khoảng thời gian cần thiết để phục hồi một kỹ năng đã mất. Xem thụt lùi.

Liệu Pháp Giải Trí: Một dịch vụ liên quan có thể là một phần trong ưu đãi của FAPE.

Thụt Lùi: Học sinh khuyết tật mất các kỹ năng quan trọng trong thời gian nghỉ tự nhiên trong năm học.

Xem phục hồi.

Các Dịch Vụ Liên Quan: Các dịch vụ có thể được yêu cầu để giúp học sinh khuyết tật đạt được các mục tiêu IEP. Ví dụ bao gồm Âm Ngữ Trị Liệu hoặc Phục Hồi Chức Năng.

RSP: Chuyên Gia Tài Nguyên (Resource Specialist).

RTI: Phản Ứng Để Can Thiệp (Response-to-Intervention). Một chương trình giáo dục tổng quát nhằm cung cấp giảng dạy chất lượng cao và đảm bảo mọi trẻ em đều được sàng lọc để tiếp cận chương trình giảng dạy phù hợp.

SAI: Hướng Dẫn Học Thuật Chuyên Biệt (Specialized Academic Instruction)

SCERTS: Giao Tiếp Xã Hội/Điều Chỉnh Cảm Xúc/Hỗ Trợ Trao Đổi. Một cách tiếp cận giáo dục tổng thể để giải quyết những thách thức cốt lõi mà trẻ em trong Phổ Tự Kỷ phải đối mặt; tập trung vào việc xây dựng giao tiếp xã hội, điều chỉnh cảm xúc và hỗ trợ trao đổi.

SCIA: Trợ Giảng Trong Các Trường Hợp Đặc Biệt (Special Circumstances Instructional Assistant). Một thuật ngữ được một số học khu sử dụng để mô tả một trợ giảng một kèm một.

SEA: Trợ Giảng Giáo Dục Đặc Biệt (Special Education Assistant)

Tự Xác Định: Tập trung vào việc học sinh khuyết tật biết và có sự lựa chọn quan trọng trong các quyết định về bản thân. Cách tiếp cận này xem xét những thứ như sở thích cá nhân, điểm mạnh liên quan, sở ghét, mục tiêu và nhóm hỗ trợ.

SELPA: Khu Vực Kế Hoạch Địa Phương Về Giáo Dục Đặc Biệt (Special Education Local Plan Area)

SESA: Quản Trị Viên Cơ Sở Giáo Dục Đặc Biệt (Special Education Site Administrator)

SET: Kỹ Thuật Viên Giáo Dục Đặc Biệt (Special Education Technician)

SLD: Từ viết tắt của “Specific Learning Disability” (Khuyết Tật Học Tập Cụ Thể) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang đối với giáo dục đặc biệt; đôi khi được gọi là “LD” nghĩa là “learning disability” (khuyết tật học tập).

SLI: Từ viết tắt của “Speech/Language Impairment” (Khuyết Tật Về Âm Ngữ/Ngôn Ngữ) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang đối với chương trình giáo dục đặc biệt.

SLP: Nhà Nghiên Cứu Bệnh Học Âm Ngữ/Ngôn Ngữ (Speech/Language Pathologist)

SST: Nhóm Nghiên Cứu Học Sinh (Student Study Team). Một quá trình mà các nhà giáo dục và phụ huynh gặp nhau để nói về lý do tại sao một học sinh không tiến bộ theo giáo án chung và các nguồn lực hoặc chiến lược có thể được áp dụng. Điều này đôi khi có thể xảy ra trước khi có giấy giới thiệu đến chương trình giáo dục đặc biệt, nhưng không bắt buộc. Nếu quý vị nghi ngờ học sinh của mình bị khuyết tật, quý vị nên yêu cầu đánh giá dịch vụ giáo dục đặc biệt.

TBI: Từ viết tắt của “Traumatic Brain Injury” (Chấn Thương Sọ Não) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang đối với giáo dục đặc biệt.

TK: Mẫu Giáo Chuyển Tiếp (Transitional Kindergarten)

Chuyển Tiếp: Đề cập đến quá trình chuyển từ giáo dục trung học sang tuổi trưởng thành. Một học khu phải phát triển một ITP để giúp học sinh với IEP trong quá trình này.

Quá trình này sẽ bắt đầu khi học sinh từ 14 đến 16 tuổi.

IEP Ba Năm: Cũng có thể được gọi là đánh giá ba năm. Một cuộc đánh giá lại được thực hiện ba năm một lần để xác định xem học sinh có còn đủ điều kiện nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt trong tất cả các lĩnh vực nghi ngờ khuyết tật hay không.

Tiền Đình: Cách bộ não của chúng ta xử lý cân bằng và định hướng chúng ta trong không gian.

VI: Từ viết tắt của “Visual Impairment” (Khuyết Tật Về Thị Giác) được sử dụng để thể hiện tính đủ điều kiện của liên bang đối với giáo dục đặc biệt

Thị Giác: Liên quan đến việc nhìn cũng như xử lý/diễn giải những gì quan sát được.

Kỹ Năng Nghề: Các hoạt động và khái niệm liên quan đến một công việc. Thường sẽ được kết hợp với quá trình chuyển tiếp.

VT: Liệu Pháp Thị Giác (Vision Therapy)