Nhận Thiết Bị/Dịch Vụ Hỗ Trợ Giao Tiếp thông qua Trường của Con Quý Vị

Publications
#7150.05

Nhận Thiết Bị/Dịch Vụ Hỗ Trợ Giao Tiếp thông qua Trường của Con Quý Vị

“Thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp” là thiết bị hoặc dịch vụ có thể trợ giúp người khuyết tật giao tiếp.  Đôi khi, thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp còn được gọi là Augmentative and Alternative Communication (AAC) (Phương Tiện Giao Tiếp Bổ Trợ và Thay Thế), hoặc Special Adaptive Equipment (Thiết Bị Thích Nghi Đặc Biệt).

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

1.  Thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp là gì?

“Thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp” là thiết bị hoặc dịch vụ có thể trợ giúp người khuyết tật giao tiếp.  Đôi khi, thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp còn được gọi là Augmentative and Alternative Communication (AAC) (Phương Tiện Giao Tiếp Bổ Trợ và Thay Thế), hoặc Special Adaptive Equipment (Thiết Bị Thích Nghi Đặc Biệt).  Trong hệ thống giáo dục đặc biệt, thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp thường được gọi là Assistive Technology (AT) (Công Nghệ Hỗ Trợ). Dưới đây là một số ví dụ về các thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp:  

  • JAWs (Công Cụ Tiếp Cận Công Việc bằng Giọng Nói) và các loại trình đọc màn hình khác;
  • Dynavox và Speech Generating Devices (SGD) (Thiết Bị Tạo Giọng Nói) khác;
  • PECs (Hệ Thống Giao Tiếp Thông Qua Trao Đổi Hình Ảnh) và các dạng khác của hệ thống giao tiếp dựa trên hình ảnh;
  • Bảng chữ cái hoặc bảng mẫu tự;
  • Tài liệu ở dạng chữ nổi Braille hoặc bản in khổ lớn;
  • Các dịch vụ như thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu hoặc đối tác giao tiếp. 

2.  Tôi có quyền nhận thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp cho con tôi thông qua trường trẻ theo học không?

Có. Nếu con quý vị theo học trường công, thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp có thể được đưa vào các dịch vụ mà trường cung cấp theo Individualized Education Program (IEP) (Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân) hoặc chương trình về phương tiện trợ giúp (504 Plan) (Chương Trình 504).   Ví dụ: nếu con quý vị khiếm khuyết khả năng nói, quý vị có thể yêu cầu học khu tiến hành đánh giá.  Tùy theo kết quả, nhóm IEP (Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân) có thể quyết định rằng con quý vị cần có công nghệ hỗ trợ, ví dụ như thiết bị giao tiếp được vi tính hóa.  Trường cũng có trách nhiệm hướng dẫn con quý vị sao cho trẻ sử dụng công nghệ hiệu quả.  Nếu con quý vị theo học trường tư, trường phải cung cấp các thiết bị/công nghệ hỗ trợ giao tiếp dưới dạng phương tiện trợ giúp hợp lý, trừ khi các phương tiện đó đắt đỏ một cách vô lý so với ngân sách chung của trường.

3. Tôi cần làm gì nếu trường của con tôi không cung cấp thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp mà trẻ cần?

Nếu con quý vị theo học trường công, quý vị có thể yêu cầu mở một cuộc họp IEP (Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân) để trao đổi về vấn đề và cố gắng giải quyết theo cách thân tình.  Nếu công nghệ hỗ trợ vốn nằm trong IEP (Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân) nhưng trường lại không cung cấp, quý vị có quyền nộp đơn khiếu nại về tuân thủ.  Nếu công nghệ hỗ trợ chưa có trong IEP (Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân) và quý vị yêu cầu trường đưa vào nhưng trường không đồng ý, quý vị có thể đệ đơn yêu cầu phiên điều trần theo thủ tục pháp lý. 

Để tìm hiểu thêm về việc nhận thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp từ trường công, vui lòng xem tờ thông tin của Disability Rights California, Nhận Công Nghệ Hỗ Trợ Thông Qua Trường của Con Quý Vị, có tại https://www.disabilityrightsca.org/publications/obtaining-assistive-technology-through-your-childs-school

Để tìm hiểu thêm về quyền của con quý vị trong việc nhận phương tiện giao tiếp hiệu quả tại trường công hoặc trường tư, vui lòng xem Disability Rights California, Chống Phân Biệt Đối Xử với Người Khuyết Tật tại Trường Công và Trường Tư, có tại https://www.disabilityrightsca.org/publications/disability-discrimination-in-public-and-private-schools

Disability Rights California đã soạn thảo tờ thông tin này trong khuôn khổ dự án Communication Disabilities Access Network (Mạng Lưới Hỗ Trợ Giao Tiếp cho Người Khuyết Tật).  Dự án này hướng đến mục đích phát triển, đào tạo và khởi động mạng lưới các nhà lãnh đạo nhằm ủng hộ thiết bị/dịch vụ hỗ trợ giao tiếp. Nguồn vốn dự án đến từ khoản trợ cấp của Ability Central (Trung Tâm Khả Năng), tên cũ là Disability Communications Fund (Quỹ Giao Tiếp cho Người Khuyết Tật).  Ability Central (Trung Tâm Khả Năng) hỗ trợ các chương trình và công nghệ đáp ứng nhu cầu tiếp cận và giao tiếp của cư dân California là người khuyết tật. Để tìm hiểu thêm, vui lòng truy cập http://dcfund.us/