Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ Của Chương Trình Dịch Vụ Hỗ Trợ Tại Nhà

Publications
#5493.05

Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ Của Chương Trình Dịch Vụ Hỗ Trợ Tại Nhà

Giám sát bảo vệ là dịch vụ IHSS dành cho những người, do suy giảm tinh thần hoặc bệnh tâm thần, cần được giám sát 24 giờ một ngày để bảo vệ họ khỏi thương tích, nguy hiểm hoặc tai nạn. Nhà cung cấp dịch vụ IHSS có thể được trả tiền để giám sát và theo dõi trẻ em hoặc người lớn khuyết tật khi người đó có thể ở nhà an toàn nếu được giám sát 24 giờ.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

Giám Sát Bảo Vệ Là Gì?

Giám sát bảo vệ là một dịch vụ trong chương trình Dịch Vụ Hỗ Trợ Tại Nhà (In-Home Supportive Services, IHSS). Dịch vụ này theo dõi hành vi “không thể tự chủ” của những người thụ hưởng IHSS mắc suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc các tình trạng khác nhằm đảm bảo rằng họ không vô tình gây tổn hại cho bản thân.1 Nhà cung cấp dịch vụ IHSS có thể được trả thù lao để giám sát người thụ hưởng, giúp ngăn ngừa thương tích hoặc tai nạn và chuyển hướng hành vi bằng lời nói hoặc các biện pháp can thiệp khác nếu cần.2

Việc được phê duyệt dịch vụ giám sát bảo vệ là điều không dễ và dịch vụ này yêu cầu quý vị phải cung cấp giấy tờ chứng minh rõ nhu cầu sử dụng dịch vụ. Ấn phẩm này sẽ giúp quý vị hiểu các tiêu chí hội đủ điều kiện để nhận dịch vụ giám sát bảo vệ, số giờ tối đa mà quý vị có thể sử dụng và cách cung cấp giấy tờ chứng minh nhu cầu sử dụng dịch vụ giám sát bảo vệ.

Tại Sao Giám Sát Bảo Vệ Lại Quan Trọng?

Giám sát bảo vệ cung cấp dịch vụ giám sát liên tục dành cho những cá nhân mắc khuyết tật, những người không thể sống một mình an toàn, giúp họ có thể sống tại nhà và trong cộng đồng thay vì phải vào cơ sở điều dưỡng. Người thụ hưởng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ giám sát bảo vệ có thể được phép nhận đến 283 giờ mỗi tháng cho tổng số các dịch vụ IHSS.

Một Cá Nhân Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ Có Thể Nhận Tối Đa Bao Nhiêu Giờ Dịch Vụ?

Số giờ dịch vụ giám sát bảo vệ trong chương trình IHSS mà người thụ hưởng có thể nhận dựa trên những tiêu chí sau:

  1. Chương trình tài trợ phụ và
  2. Người thụ hưởng mắc “khuyết tật nghiêm trọng” hay “khuyết tật không nghiêm trọng”.

Chúng ta sẽ thảo luận sau về cách xác định liệu người thụ hưởng IHSS có được xem là mắc “khuyết tật nghiêm trọng”.

Các Chương Trình Tài Trợ Phụ Của Chương Trình IHSS

Có bốn chương trình tài trợ phụ trong chương trình IHSS:

  • Chương Trình Dịch Vụ Chăm Sóc Cá Nhân (Personal Care Services Program, PCSP)
  • Community First Choice Option (CFCO)
  • IHSS Plus Option (IPO)
  • IHSS Residual (IHSS-R)

Quý vị có thể tìm hiểu chương trình phụ bằng cách xem IHSS Approval Notice of Action (Thông Báo Hành Động về Phê Duyệt IHSS) hoặc hỏi nhân viên công tác xã hội IHSS.

Bảng sau đây liệt kê bốn chương trình tài trợ phụ của IHSS và số giờ IHSS tối đa có sẵn hằng tháng cho những người nhận dịch vụ giám sát bảo vệ theo từng chương trình:

Chương Trình Phụ Nếu quý vị được xem là mắc Khuyết Tật Nghiêm Trọng (Severely Impaired, SI) – tối đa: Nếu quý vị được xem là mắc Khuyết Tật Không Nghiêm Trọng (Non-Severely Impaired, NSI) – tối đa: Trích dẫn/nguồn thông tin
PCSP – Không Cho Phép Phụ Huynh/Vợ/Chồng 283 giờ/tháng 283 giờ/tháng

(195 giờ Giám Sát Bảo Vệ (Protective Supervision, PS), cộng với những giờ cần thiết khác)
Thư Gửi Toàn Quận Số 93-21 ACL 99-86 (All County Letter (ACL) No. 93-21 ACL 99-86)
CFCO 283 giờ/tháng Tối đa 283 giờ/tháng (195 giờ Giám Sát Bảo Vệ (Protective Supervision, PS), cộng với những giờ cần thiết khác) ACL 14-60
IPO 283 giờ/tháng 195 giờ/tháng ACL 11-19
IHSS-R 283 giờ/tháng 195 giờ/tháng Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế Mục 12303.4 (Welf. & Inst Code § 12303.4)

Làm Thế Nào Để Đủ Điều Kiện Được Xem Là Mắc Khuyết Tật Nghiêm Trọng?

Để đủ điều kiện được xem là mắc “khuyết tật nghiêm trọng”, cá nhân phải cần từ 20 giờ trở lên mỗi tuần đối với các lĩnh vực dịch vụ chăm sóc cá nhân không liên quan đến y tế, chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp sau bữa ăn khi cần phải chuẩn bị bữa ăn và cho ăn và các dịch vụ trợ giúp y tế.3

Để đủ điều kiện được xem là mắc “khuyết tật nghiêm trọng”, người thụ hưởng IHSS phải có “tổng nhu cầu được đánh giá” là 20 giờ trở lên mỗi tuần trong lĩnh vực dịch vụ:

  • Meal Preparation and Meal Clean-Up (if feeding is required)
  • Chuẩn Bị Bữa Ăn và Dọn Dẹp Sau Bữa Ăn (nếu cần cho ăn)
  • Hỗ Trợ Hô Hấp
  • Hỗ Trợ Tiểu Tiện và Đại Tiện
  • Cho Ăn
  • Tắm Lau Tại Giường Hằng Ngày
  • Mặc Quần Áo
  • Chăm Sóc Trong Kỳ Kinh Nguyệt
  • Đi Lại
  • Hỗ Trợ Chuyển Tư Thế
  • Tắm Rửa
  • Vệ Sinh Răng Miệng
  • Chải Tóc
  • Xoa Bóp Da
  • Chỉnh Lại Tư Thế
  • Hỗ Trợ Sử Dụng Thiết Bị Giả (chân tay giả, Công Cụ Hỗ Trợ Thính Giác Bằng Thị Giác); Chuẩn Bị Thuốc
  • Dịch Vụ Trợ Giúp Y Tế

Cách Tính “Tổng Nhu Cầu Được Đánh Giá”

Để tính “Tổng Nhu Cầu Được Đánh Giá” của quý vị, trong Thông Báo Hành Động của IHSS (IHSS Notice of Action), hãy cộng thời gian trong cột có ghi “Tổng Lượng Dịch Vụ Cần Thiết” (Total Amount of Service Needed) cho mỗi dịch vụ được liệt kê ở trên. Nếu áp dụng chia tỷ lệ cho việc chuẩn bị bữa ăn và dọn dẹp sau bữa ăn, hãy cộng thời gian được chia theo tỷ lệ. Thời gian được chia theo tỷ lệ cho việc chuẩn bị bữa ăn và dọn dẹp sau bữa ăn chỉ bao gồm thời gian người thụ hưởng cần cho những dịch vụ đó. Kết quả của tổng số thời gian trong cột là “Tổng Nhu Cầu Được Đánh Giá”.

  • Nếu “Tổng Nhu Cầu Được Đánh Giá” là 20 giờ trở lên mỗi tuần, thì người thụ hưởng được xem là mắc “khuyết tật nghiêm trọng”.
  • Nếu “Tổng Nhu Cầu Được Đánh Giá” dưới 20 giờ mỗi tuần, thì người thụ hưởng được xem là mắc “khuyết tật không nghiêm trọng”.

Đối tượng có thể nhận dịch vụ Giám Sát Bảo Vệ là ai?

Người mắc chứng Tự Kỷ, bệnh Alzheimer và các bệnh mất trí khác, khuyết tật trí tuệ hoặc các khuyết tật sức khỏe tâm thần khác có thể có nhiều khả năng mắc những khiếm khuyết cần dịch vụ giám sát bảo vệ hơn. Tuy nhiên, chỉ mắc một trong những khuyết tật này không tự động giúp người thụ hưởng IHSS hội đủ điều kiện nhận dịch vụ giám sát bảo vệ.

Người hội đủ điều kiện nhận dịch vụ giám sát bảo vệ phải mắc:

  1. “Suy giảm nhận thức”, “tình trạng sức khỏe tâm thần” hoặc “tình trạng khác” chẳng hạn như suy giảm tâm thần hoặc bệnh tâm thần, có thể gây ra những hạn chế về chức năng:
    • Trí nhớ (ví dụ: quên đồ vật, người, địa điểm, để bắt đầu hoặc kết thúc một nhiệm vụ, v.v.)
    • Phương hướng (ví dụ: không có khả năng nhận biết và thích nghi với thời gian, con người, địa điểm, môi trường, môi trường xung quanh, v.v., cần thiết để sống và hoàn thành công việc.)
    • Khả năng suy xét (ví dụ: đưa ra quyết định khiến sức khỏe và/hoặc sự an toàn của cá nhân rơi vào nguy hiểm),4
  1. “Không thể tự chủ”.
    Không thể tự chủ có nghĩa là cá nhân: (1) không thể đánh giá mối nguy hiểm và nguy cơ gây hại bằng năng lực nhận thức và (2) có nguy cơ bị thương tích, nguy hiểm hoặc tai nạn do suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác.5 Ví dụ: người thụ hưởng IHSS không thể hiểu thế nào là hành vi an toàn và có thể bị thương khi tìm cách làm những việc mà họ không nên làm nếu không có trợ giúp.
  2. Phải được giám sát 24 giờ một ngày để đảm bảo luôn an toàn khi ở nhà.6 Ví dụ: người thụ hưởng có những hành vi nguy hiểm hoặc gây hại khó đoán có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày hoặc đêm. Người đó cần được giám sát 24 giờ.

Additional Protective Supervision Eligibility Criteria for Children

Tiêu Chí Bổ Sung Để Trẻ Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ

Trẻ em (dưới 18 tuổi) có thể nhận dịch vụ giám sát bảo vệ nếu đáp ứng tiêu chí hội đủ điều kiện nêu trên, nhưng có một yêu cầu bổ sung mà trẻ cần phải đáp ứng: trẻ phải cần được giám sát nhiều hơn so với trẻ không mắc khuyết tật ở cùng độ tuổi. Trẻ không thể nhận được dịch vụ giám sát bảo vệ chỉ vì nhu cầu chăm sóc thông thường mà tất cả trẻ ở cùng độ tuổi đều có.7

Nhân viên của quận phải đánh giá mọi chức năng tâm thần của trẻ dựa trên cơ sở cho từng cá nhân và cung cấp dịch vụ giám sát bảo vệ dựa theo nhu cầu của từng cá nhân.

Không được từ chối cung cấp dịch vụ giám sát bảo vệ cho trẻ dựa trên:

  • Chỉ vì độ tuổi
  • Vì trẻ không có thương tích nào gần đây
  • Vì cha mẹ để trẻ một mình trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, chẳng hạn như 5 phút.

Quận phải cung cấp thông tin cho phụ huynh hoặc người giám hộ của trẻ về khả năng trẻ có thể và đủ điều kiện nhận dịch vụ giám sát bảo vệ trong phạm vi của quy trình đánh giá.

Khi đánh giá trẻ để xác định khả năng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ giám sát bảo vệ, nhân viên IHSS có thể yêu cầu cung cấp thông tin như hồ sơ y tế, báo cáo thành tích học tập (Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân (Individualized Education Plan, IEP)) hoặc hồ sơ của trung tâm khu vực (Kế Hoạch Chương Trình Cá Nhân (Individualized Program Plan, IPP)) để giúp nhân viên đó xác định xem trẻ có cần giám sát bảo vệ hay không.

Có Thể Yêu Cầu Giám Sát Bảo Vệ Khi Nào?

Nhân viên IHSS bắt buộc phải đánh giá các cá nhân để xác định tất cả dịch vụ IHSS mà họ có thể cần trong quy trình nộp đơn tham gia IHSS và tái thẩm định hằng năm. Việc này bao gồm đánh giá nhu cầu nhận dịch vụ giám sát bảo vệ.

Người thụ hưởng IHSS hoặc thành viên gia đình có thể yêu cầu dịch vụ giám sát bảo vệ ngay khi phát hiện có nhu cầu nhận dịch vụ giám sát bảo vệ. Việc này bao gồm gửi yêu cầu trong quá trình nộp đơn hoặc tái thẩm định hoặc giữa các kỳ tái thẩm định. Ngoài ra, người thụ hưởng IHSS hoặc thành viên gia đình cũng có thể yêu cầu dịch vụ giám sát bảo vệ bằng cách gọi điện, gửi thư hoặc email.

Cung Cấp Giấy Tờ Chứng Minh Khả Năng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ

Để nhận dịch vụ giám sát bảo vệ, quý vị sẽ cần cung cấp cho quận giấy tờ chứng minh rằng người thụ hưởng IHSS mắc suy giảm nhận thức, tình trạng tâm thần hay tình trạng khác khiến người thụ hưởng IHSS không thể đánh giá mối nguy hiểm và nguy cơ gây hại bằng năng lực nhận thức. Quý vị cũng cần chứng minh rằng người thụ hưởng có nguy cơ bị thương tích, nguy hiểm hoặc tai nạn nếu ở một mình vào bất kỳ thời điểm nào trong 24 giờ một ngày.

Chứng từ phải đưa ra các ví dụ về những việc mà người thụ hưởng sẽ làm có thể khiến họ vô tình gây tổn hại cho bản thân hoặc tự làm cho mình gặp nguy hiểm nếu ở một mình.

Nếu quý vị không chứng minh được người thụ hưởng có các hành vi nguy hiểm có thể khiến họ rơi vào nguy hiểm khi không được giám sát, thì dịch vụ giám sát bảo vệ có thể bị từ chối.

Hãy nhớ giữ lại bản sao tất cả chứng từ mà quý vị gửi cho quận để lưu hồ sơ.

1. Lập Sổ Ghi Chép Rủi Ro/Thương Tích Chứng Minh Hành Vi Nguy Hiểm Của Người Thụ Hưởng

Cách tốt nhất để chứng minh khả năng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ giám sát bảo vệ là lập một danh sách hoặc sổ ghi chép để ghi nhận mọi tai nạn/thương tích hoặc các trường hợp gần xảy ra tai nạn/thương tích của người thụ hưởng trong vòng sáu (6) tháng qua.

Quý vị có thể sử dụng mẫu Sổ Ghi Chép Rủi Ro/Thương Tích Hằng Ngày và biểu mẫu ở cuối ấn phẩm này để ghi nhận các hành vi nguy hiểm.

Sổ ghi chép hoặc danh sách quý vị lập nên mô tả mọi hành động mà người thụ hưởng đã làm có thể gây thương tích hoặc đặt mình vào tình trạng có nguy cơ bị thương tích hoặc tổn hại và tần suất xảy ra.

Một số ví dụ về những hành vi nguy hiểm bao gồm: ném điếu thuốc đang cháy khắp nhà, dùng sản phẩm không an toàn như chất tẩy rửa để tắm và vệ sinh cơ thể, đi lang thang ngoài đường và bị lạc, để người lạ vào nhà, bật lò sưởi và quên không tắt, nhóm lửa xung quanh nhà, để nước chảy không ngừng, vặn vòi nước đến nhiệt độ gây bỏng, ăn các sản phẩm nguy hiểm, ăn thực phẩm không an toàn hoặc thức ăn từ thùng rác, đập đầu, tự cắn và cào, cào cấu da hoặc vết thương hở, dùng dao hoặc các món đồ gia dụng không an toàn khác, nghịch nước bồn cầu hoặc phân, trèo lên cao rồi nhảy xuống, trốn trong tủ lạnh, đưa ngón tay vào đui đèn để xem có điện không, đi lang thang ngoài đường mà không quan tâm đến giao thông đi lại, nhảy vào bể bơi mà không biết bơi, cho đồ vật vào ổ cắm điện, cho dây điện hoặc dây sạc điện thoại đang cắm trên tường vào miệng, cố gắng di dời đồ đạc khi bản thân không đủ khả năng giữ thăng bằng và sức lực, cố gắng ra khỏi giường khi không đủ khả năng sử dụng hoặc kiểm soát các cơ, tìm cách đi lại mà không có hỗ trợ khi khả năng giữ thăng bằng và sức mạnh của bản thân còn hạn chế, thực hiện bất kỳ hành động nào vượt quá khả năng tinh thần hoặc thể chất của cá nhân dẫn đến thương tích hoặc tổn hại cho người thụ hưởng.

Nếu gần đây người thụ hưởng không bị tai nạn hoặc tự đặt mình vào tình huống nguy hiểm, hãy giải thích lý do. Ví dụ: có thể không xảy ra tai nạn nào do người đó được người chăm sóc IHSS và các thành viên gia đình trông chừng 24 giờ một ngày để tránh tai nạn.

Giải thích các hành động chẳng hạn như chuyển hướng hành vi bằng lời nói hoặc các biện pháp can thiệp khác mà người chăm sóc hoặc thành viên gia đình đã phải thực hiện để tránh thương tích hoặc tai nạn.

Trong sổ ghi chép rủi ro/thương tích, quý vị nên trình bày các lý do về việc không thể sửa chữa hoặc đảm bảo hoàn toàn an toàn cho nhà của người thụ hưởng và/hoặc cách thức giám sát khác khi người thụ hưởng IHSS phải ở một mình trong một khoảng thời gian ngắn nhất định (nếu có). Ví dụ: người thụ hưởng có thể mở khóa tủ dù đã sử dụng khóa an toàn trẻ em hoặc người thụ hưởng có thể phải ở một mình hai lần một tháng để thành viên gia đình đi mua sắm trong khoảng 1 giờ và người này được giám sát bằng cách nhận cuộc gọi điện thoại tại nhà cứ 20 phút một lần.

2. Gửi Biểu Mẫu “Đánh Giá Nhu Cầu Nhận Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ cho Chương Trình IHSS” (Assessment of Need for Protective Supervision for IHSS Program) (SOC 821) Cho Quận

Biểu mẫu Assessment of Need for Protective Supervision for the In-Home Supportive Services Program (SOC 821) phải do bác sĩ của người thụ hưởng IHSS hoặc chuyên gia y tế có chuyên ngành y khoa hoặc hành nghề chuyên khoa trong lĩnh vực trí nhớ, định hướng và khả năng suy xét hoàn thành.8 Biểu mẫu SOC 821 được dùng để xác định xem có cần giám sát bảo vệ hay không cùng với thông tin khác do quận thu thập về sự cần thiết của dịch vụ giám sát bảo vệ.9 Sẽ rất hữu ích khi cung cấp cho bác sĩ hoặc chuyên gia y tế hoàn thành biểu mẫu SOC 821 một bản sao Sổ Ghi Chép Rủi Ro hoặc Thương Tích của người thụ hưởng IHSS. Quý vị cũng cần yêu cầu bác sĩ đó gửi kèm các ví dụ về hành vi không thể tự chủ gây hại của người thụ hưởng IHSS và giải thích tại sao hành vi này là do suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác. Ví dụ: bác sĩ có thể giải thích rằng người thụ hưởng cố gắng đi lại khi không có hỗ trợ và té ngã là do suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác, rằng người này không cố ý gây tổn hại cho bản than; và người này không hiểu rằng họ có những hạn chế về thể chất khiến họ vô tình đặt mình vào tình trạng có nguy cơ bị thương tích hoặc tổn hại.

Theo quy định của chương trình IHSS, nhân viên IHSS không cần phải hoàn thành và/hoặc gửi biểu mẫu SOC 821 trực tiếp cho bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Người thụ hưởng IHSS hoặc thành viên gia đình có quyền yêu cầu bác sĩ hoàn thành biểu mẫu SOC 821 rồi gửi cho quận. Nếu biểu mẫu không được gửi lại cho quận hoặc không được điền đầy đủ, quận sẽ xác định nhu cầu nhận dịch vụ giám sát bảo vệ dựa trên thông tin có sẵn của quận.10 Quận có thể từ chối dịch vụ giám sát bảo vệ nếu không có tất cả thông tin cần thiết để xác định khả năng hội đủ điều kiện.

Hãy nhớ giữ lại bản sao tất cả chứng từ đã gửi cho quận để lưu hồ sơ của quý vị.

3. Nhận Thư từ Bác Sĩ hoặc Chuyên Gia Y Tế Ghi Nhận Nhu Cầu Nhận Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ

Ngoài biểu mẫu SOC 821, quý vị cũng cần nhận thư từ bác sĩ của người thụ hưởng hoặc chuyên gia y tế trong đó ghi nhận sự suy giảm nhận thức hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần hay tình trạng khác, mức độ chức năng hoạt động, độ tuổi của người thụ hưởng, đồng thời mô tả tình trạng suy giảm hoặc tình trạng bệnh lý khiến người đó có trí nhớ kém, mất phương hướng hoặc khả năng suy xét kém như thế nào. Thư này cần giải thích rằng người đó không thể đánh giá mối nguy hiểm và nguy cơ gây hại bằng năng lực nhận thức, cũng như giải thích tại sao người đó có nguy cơ bị thương tích, nguy hiểm hoặc tai nạn nếu phải ở một mình.

Thư này cũng cần đưa ra các ví dụ về hành vi gây hại và giải thích mối tương quan giữa hành vi này với tình trạng suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác. Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế cũng cần giải thích tại sao người đó phải được trông chừng 24 giờ một ngày để đảm bảo họ luôn được an toàn khi ở nhà.

Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế viết thư phải có một số kiến thức về hành vi của người đó và liệu người đó có năng lực thể chất và tâm thần để tự đặt mình vào những tình huống nguy hiểm hay không. Quý vị cần cung cấp cho bác sĩ của người thụ hưởng hoặc chuyên gia y tế một bản sao sổ ghi chép rủi ro/thương tích để giúp bác sĩ hoặc chuyên gia y tế hiểu rõ hơn về loại hành vi nguy hiểm nào của người thụ hưởng ngăn không cho người đó ở một mình bất cứ khi nào trong suốt 24 giờ một ngày.

Bác sĩ của người thụ hưởng hoặc chuyên gia y tế có thể hoàn thành Mẫu Thư Xác Nhận Từ Bác Sĩ về Nhu Cầu Giám Sát Bảo Vệ ở cuối ấn phẩm này để cung cấp cho IHSS thông tin chi tiết hơn về nhu cầu nhận dịch vụ giám sát bảo vệ.

4. Nhận Thư Hỗ Trợ Khác Chứng Minh Nhu Cầu Nhận Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ

Quý vị cũng cần nhận các thư khác về nhu cầu nhận dịch vụ giám sát bảo vệ của người thụ hưởng từ nhà cung cấp dịch vụ thường xuyên làm việc với người thụ hưởng, chẳng hạn như từ chương trình ban ngày của trung tâm khu vực, nhà cung cấp dịch vụ giữ trẻ, nhà cung cấp dịch vụ trị liệu Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng (Applied Behavior Analysis, ABA) hoặc nhà cung cấp dịch vụ vật lý trị liệu. Thư phải có thông tin sau:

  • Tuổi của người thụ hưởng và khoảng thời gian nhà cung cấp dịch vụ biết họ
  • Tình trạng khuyết tật và chẩn đoán của người thụ hưởng cho thấy rằng người này mắc suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác
  • Thông tin về những hạn chế về chức năng của cá nhân trong lĩnh vực trí nhớ, định hướng và khả năng suy xét do tình trạng suy giảm nhận thức và/hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần hay tình trạng khác gây ra và mức độ nghiêm trọng
  • Thông tin về việc liệu một cá nhân có phải là người không thể tự chủ hay không. Không thể tự chủ có nghĩa là cá nhân (1) không thể đánh giá mối nguy hiểm và nguy cơ gây hại bằng năng lực nhận thức và (2) có nguy cơ bị thương tích, nguy hiểm hoặc tai nạn do suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác
  • Thông tin về việc liệu cá nhân có cần được giám sát và theo dõi để đảm bảo an toàn cho họ hay không và lý do (ví dụ: người thụ hưởng phải được theo dõi sát sao bởi vì họ làm những việc không an toàn do suy giảm nhận thức và có thể vô tình gây tổn hại cho bản thân hoặc tự làm cho mình rơi vào tình huống nguy hiểm)
  • Cung cấp ví dụ về các hành vi không an toàn của cá nhân và tần suất xảy ra.

5. Thu Thập Giấy Tờ Khác Chứng Minh Nhu Cầu Sử Dụng Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ

Quý vị cũng có thể thu thập giấy tờ khác, bao gồm đánh giá tâm lý gần đây; đánh giá sức khỏe hành vi; kế hoạch và báo cáo điều trị, IEP và mọi bản sửa đổi; IPP của Trung Tâm Khu Vực; và các tài liệu khác chứng minh những hạn chế về chức năng, suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần cũng như các tình trạng bệnh lý khác và hành vi không tự chủ (tức là nguy hiểm) của người thụ hưởng. Quý vị cũng có thể thu thập báo cáo của cảnh sát trong đó ghi nhận các vụ việc khi người thụ hưởng IHSS trốn khỏi nhà và bị lạc hoặc được tìm thấy đang lang thang trên đường.

6. Hoàn Thành Biểu Mẫu Chương Trình Bảo Vệ 24 Giờ/Ngày với Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ (Protective Supervision 24-Hour A Day Coverage Plan) (SOC 825)

Quận có thể yêu cầu hoàn thành biểu mẫu Protective Supervision 24-Hour A Day Coverage Plan (SOC 825). Quận cần phải thu thập thông tin về cách thức cung cấp dịch vụ giám sát 24 giờ/ngày. Lý do là vì IHSS không chi trả cho 24 giờ cung cấp dịch vụ mỗi ngày do bị giới hạn ở mức 283 giờ/tháng, mặc dù cá nhân hội đủ điều kiện nhận dịch vụ giám sát bảo vệ vẫn cần được giám sát 24 giờ một ngày. Biểu mẫu này yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ thông tin về cách giám sát người thụ hưởng IHSS khi không thể sử dụng số giờ dịch vụ IHSS trong suốt 24 giờ một ngày.

Khi Nào Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ Không Được Phê Duyệt?

Dịch vụ giám sát bảo vệ không được cung cấp khi:

  • Tham gia các hoạt động xã hội hoặc thăm viếng thân tình (ví dụ: Trông chừng người thụ hưởng để họ có thể đi nhà thờ hoặc tham gia trò chơi Bingo).
  • Nhu cầu phát sinh từ một tình trạng y tế và người đó cần giám sát y tế (ví dụ: Giám sát một người thụ hưởng bị suy giảm khả năng nuốt để ngăn ngừa hóc nghẹn và thực hiện hút dịch để ngăn ngừa ngạt thở).
  • Nhu cầu phát sinh do tiên liệu một trường hợp cấp cứu y tế (ví dụ: Giám sát người thụ hưởng bởi vì họ có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, co giật hoặc bệnh suyễn và cần hỗ trợ y tế).
  • Nhu cầu để ngăn ngừa hoặc kiểm soát hành vi gây hấn hoặc chống đối xã hội của người thụ hưởng (ví dụ: Giám sát người thụ hưởng bởi vì họ có thể đánh hoặc gây thương tích cho người khác hoặc đập phá tài sản).
  • Nhu cầu để tránh hành vi cố ý (có chủ ý) tự gây hại, ví dụ như tự tử hoặc khi người đó cố ý tìm cách gây tổn hại cho bản thân.11

Lý Do Khác Khiến Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ Có Thể Bị Từ Chối

  • Cá nhân không có khả năng thực hiện hành động gây hại cho mình.
  • Cá nhân không mắc “suy giảm nhận thức”, “tình trạng sức khỏe tâm thần” hoặc “tình trạng khác”.
  • Cá nhân có thể tự chủ bởi vì họ biết khi nào có mối nguy hiểm và có thể tự ngăn cản mình làm những điều gây hại. (ví dụ: Một cao lớn tuổi hiểu rằng họ có những hạn chế về thể chất nên không thể đi lại một cách an toàn nếu không có trợ giúp. Người này có thể chọn những thời điểm mà họ cần chờ sự trợ giúp để đi lại và vào những thời điểm khác, sau khi cân nhắc nguy cơ té ngã, họ có thể chọn tự đi lại mà không cần hỗ trợ, chẳng hạn như khi tìm cách thoát khỏi đám cháy).
  • Nếu trẻ không cần được giám sát nhiều hơn so với trẻ ở cùng độ tuổi không mắc khuyết tật. Nhu cầu được giám sát phải liên quan đến những hạn chế về chức năng (ví dụ: trí nhớ, định hướng và khả năng suy xét) của trẻ chứ không phải độ tuổi của trẻ.
  • Các sửa đổi về môi trường loại bỏ nhu cầu nhận dịch vụ giám sát bảo vệ. Ví dụ: gỡ bỏ núm vặn bếp hoặc lắp thêm chốt an toàn.
  • Những hành vi này có thể lường trước và chỉ cần dịch vụ giám sát vào một số thời điểm nhất định trong ngày.12

Yêu Cầu Phiên Điều Trần để Phản Đối Quyết Định của IHSS

Nếu quý vị không đồng ý với quyết định của quận về các phúc lợi IHSS, bao gồm quyết định của quận để chấm dứt hoặc từ chối dịch vụ giám sát bảo vệ, quý vị có quyền yêu cầu phiên điều trần để phản đối quyết định. Có hai thời hạn quan trọng quý vị phải biết để yêu cầu phiên điều trần.

1. Thời Hạn 90 Ngày Để Yêu Cầu Phiên Điều Trần

Người thụ hưởng chỉ có 90 ngày để yêu cầu phiên điều trần kể từ ngày nhận được Thông Báo Hành Động (Notice of Action, NOA) hoặc không hành động của IHSS mà người này không đồng ý (ví dụ: từ chối dịch vụ giám sát bảo vệ bằng lời nói). Sau đây là trang mạng quý vị có thể tìm thêm thông tin về yêu cầu phiên điều trần: https://www.cdss.ca.gov/hearing-requests.

2. Tiếp Tục Cung Cấp Dịch Vụ Trong Lúc Chờ Đợi

Tiếp Tục Cung Cấp Dịch Vụ Trong Lúc Chờ Đợi là quy tắc ngăn không cho NOA của IHSS có hiệu lực trong khi phiên điều trần đang chờ xử lý. Điều này có nghĩa là các phúc lợi của quý vị sẽ tiếp tục ở mức hiện tại cho đến khi ban hành quyết định điều trần. Nếu phiên điều trần được yêu cầu trước khi thay đổi trong NOA IHSS có hiệu lực, các dịch vụ IHSS sẽ tiếp tục giữ nguyên cho đến khi ban hành quyết định điều trần.13 Các dịch vụ IHSS Được Tiếp Tục Cung Cấp Trong Lúc Chờ Đợi không được xem là khoản chi trả thừa, ngay cả khi người thụ hưởng thua trong phiên điều trần IHSS, các phúc lợi sẽ không cần phải hoàn trả.14

Quý vị có thể truy cập trang mạng của Sở Dịch Vụ Xã Hội California (California Department of Social Services) để yêu cầu phiên điều trần trực tuyến và để biết thêm thông tin về Yêu Cầu Phiên Điều Trần Tiểu Bang.

Để biết thêm thông tin về cách chuẩn bị cho phiên điều trần, hãy xem ấn phẩm của DRC Hướng Dẫn về Phiên Điều Trần Công Bằng IHSS: Cách Chuẩn Bị Cho Việc Chấm Dứt Hoặc Cắt Giảm Số Giờ Hưởng IHSS.

Để biết thông tin về cách biện hộ cho các dịch vụ IHSS bổ sung chẳng hạn như các dịch vụ nêu trên, vui lòng xem lại ấn phẩm của DRC: Hướng Dẫn Tự Đánh Giá và Đánh Giá Nhu Cầu IHSS Tại Nhà

Để tìm hiểu thêm về cách tính số giờ IHSS, vui lòng xem ấn phẩm của DRC: Hiểu Số Giờ Tối Đa Có Sẵn và Cách Tính Số Giờ

Phản Hồi Những Lý Do Quận Thường Đưa Ra Để Từ Chối Dịch Vụ Giám Sát Bảo Vệ

Các quận có nhiều lý do phổ biến để cho biết một người nào đó không hội đủ điều kiện nhận dịch vụ giám sát bảo vệ. Dưới đây là danh sách những lời giải thích thường gặp của quận và một số cách quý vị có thể phản hồi.

Có bị suy giảm tâm thần nghiêm trọng không?

Giải Thích Của Quận về Việc Từ Chối:

Không quan sát thấy suy giảm tâm thần nghiêm trọng khi tới nhà.

Phản Hồi:

  • Sử dụng sai tiêu chuẩn để xác định nhu cầu giám sát bảo vệ. Suy giảm nghiêm trọng là không bắt buộc. Người thụ hưởng phải không có khả năng đánh giá nguy hiểm và nguy cơ gây hại dựa trên suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác (chẳng hạn như suy giảm tâm thần hoặc bệnh tâm thần) và có nguy cơ bị thương tích, nguy hiểm hoặc tai nạn do khuyết tật và suy giảm.
  • Chuyến thăm nhà của chương trình IHSS quá ngắn nên không thể quan sát được hành vi nguy hiểm thường gặp.
  • Bằng chứng mâu thuẫn với đánh giá của quận: tức là Sổ ghi chép của người thụ hưởng, thư xác nhận từ bác sĩ, đánh giá tâm lý ghi nhận suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác (chẳng hạn như suy giảm tâm thần hoặc bệnh tâm thần) và nguy cơ vô tình gây hại do có các hành vi nguy hiểm.
  • Bệnh nhân sa sút trí tuệ chỉ thể hiện những điều tốt đẹp khi có khách đến thăm.

Giải Thích Của Quận về Việc Từ Chối:​​​​​​​

Cần dịch vụ giám sát bảo vệ do suy giảm thể chất chứ không phải là suy giảm tâm thần.

Phản Hồi:​​​​​​​

  • Người thụ hưởng không yêu cầu dịch vụ giám sát bảo vệ để ứng phó với tình trạng cấp cứu y tế hoặc các tình trạng khẩn cấp khác do suy giảm thể chất gây ra. Ví dụ: họ không yêu cầu được tiêm insulin trong lúc xảy ra cơn tiểu đường cấp tính, hen suyễn hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Thay vào đó, suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác (chẳng hạn như suy giảm tâm thần hoặc bệnh tâm thần), gây ra nguy cơ bị thương tích. Nhu cầu được giám sát có liên quan đến suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác (chẳng hạn như suy giảm tâm thần hoặc bệnh tâm thần).
  • Suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác (chẳng hạn như suy giảm sức khỏe tâm thần hoặc bệnh tâm thần) của người thụ hưởng khiến người đó không thể nhận thức được những suy giảm hoặc hạn chế về mặt thể chất. Người thụ hưởng không hiểu hoặc nhận thức được hậu quả của các hành động (ví dụ: tìm cách đứng dậy hoặc đi lại mà không có hỗ trợ mặc dù họ có thể bị thương khi làm như vậy, ăn đồ ngọt ngay cả khi có nguy cơ bị tổn thương do bệnh tiểu đường, tìm cách tháo ống dẫn khí máy thở hoặc vòng nẹp vì bị đau hoặc ngứa, v.v.)

Có hành vi nguy hiểm ở nhà không?

Giải Thích Của Quận về Việc Từ Chối:​​​​​​​

Kết quả chẩn đoán chính thức về suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác (chẳng hạn như suy giảm sức khỏe tâm thần hoặc bệnh tâm thần) không chứng minh là có nhu cầu.

Phản Hồi:​​​​​​​

  • Biểu mẫu SOC 821 và thư xác nhận từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế chứng tỏ người thụ hưởng không có khả năng đánh giá nguy hiểm và nguy cơ gây hại dựa trên suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác (chẳng hạn như suy giảm tâm thần hoặc bệnh tâm thần) và có nguy cơ bị thương tích, nguy hiểm hoặc tai nạn do tình trạng khuyết tật và suy giảm.

Giải Thích Của Quận về Việc Từ Chối:​​​​​​​

Không có thương tích trong thời gian gần đây.

Phản Hồi:

  • Người thụ hưởng được giám sát liên tục và nhà cung cấp dịch vụ can thiệp hoặc chuyển hướng hành vi khi cần để ngăn ngừa tổn hại.

Giải Thích Của Quận về Việc Từ Chối:​​​​​​​

Không có bằng chứng về hành vi nguy hiểm khi nhân viên quận tới nhà.

Phản Hồi:​​​​​​​

  • Hành vi không thể đoán trước được và thay đổi theo từng ngày.
  • Chia sẻ sổ ghi chép rủi ro/thương tích trong đó ghi nhận những hành vi nguy hiểm khi nhân viên IHSS không có mặt.

Giải Thích Của Quận về Việc Từ Chối:​​​​​​​

Người thụ hưởng không có khả năng thể chất để tự đặt mình vào những tình huống nguy hiểm hoặc gây hại cho bản thân.

Phản Hồi:​​​​​​​

  • Người thụ hưởng có khả năng kéo ống thông, G-tube, v.v. mà không hiểu rằng hành vi đó nguy hiểm.

Giải Thích Của Quận về Việc Từ Chối:​​​​​​​

Các hành vi của người thụ hưởng dễ đoán và dựa trên các yếu tố kích thích.

Phản Hồi:​​​​​​​

  • Ngay cả khi hành vi nguy hiểm bộc phát một cách nhất quán do một yếu tố kích thích cụ thể tác động (tức là khi người thụ hưởng cảm thấy khó chịu hoặc thất vọng), thật khó, đôi khi thậm chí là không thể, để đưa ra dự đoán hợp lý về thời điểm, địa điểm và cách người thụ hưởng sẽ bị kích động và tự làm hại bản thân.
  • Nếu không có sự đề phòng và giám sát liên tục, mối nguy hại không thể được ngăn chặn một cách chính xác.

Giải Thích Của Quận về Việc Từ Chối:​​​​​​​

Hành vi tự gây thương tích của người thụ hưởng không nghiêm trọng đến mức cần nhận dịch vụ giám sát bảo vệ.

Phản Hồi:​​​​​​​

  • Mức độ tự gây thương tích không phải là tiêu chuẩn.
  • Người thụ hưởng không phải “bị thương tích thực sự” để hội đủ điều kiện nhận dịch vụ Giám Sát Bảo Vệ. Thay vào đó, họ phải cho thấy có “tiền sử khuynh hướng bạo lực khiến bản thân rơi vào tình huống nguy hiểm”.

Mẫu Sổ Ghi Chép Rủi Ro/Thương Tích Hằng Ngày

Thứ Tư ngày 1 tháng Một năm 2025:

8:30 sáng: Đã ngăn không cho XXX ăn xà phòng trong lúc tắm.

9:00 sáng: Đang nấu bữa sáng. XXX tìm cách chạm vào thức ăn trong chảo nóng.

9:20 sáng: XXX đang nhảy lên bàn làm bằng kính. Đã bắt XXX lại vì XXX sắp ngã từ trên bàn xuống.

9:25 sáng: Đã lấy ngón tay của XXX ra khỏi miệng để ngăn không cho XXX cắn móng tay.

9:40 sáng: XXX chạy vào nhà tắm và bắt đầu đập vào cửa buồng tắm bằng kính. Đã ngăn không cho XXX đập vào cửa buồng tắm.

10:50 sáng: XXX chạy vào nhà tắm lần nữa. Đã ngăn không cho XXX nghịch nước bồn cầu.

11:15 trưa: XXX chơi ngoài trời và bỏ đá vào miệng. Đã lấy đá ra khỏi miệng để XXX không bị nghẹn.

11:18 trưa: Đã lấy đá ra khỏi tay khi trẻ sắp cho đá vào miệng.

11:20 trưa: Đã lấy lá ra khỏi tay khi trẻ sắp cho lá vào miệng.

11:30 trưa: Đã ngăn không cho XXX bật bếp.

11:53 trưa: Đã phát hiện XXX đang tìm cách mở lon soda bằng kéo. Đã lấy kéo khỏi tay XXX.

11:55 trưa: Đã ngăn không cho XXX để điều khiển từ xa vào lò vi sóng.

12:00 trưa: Đã ngăn không cho XXX tìm cách mở chai (thuốc) Mylanta và uống thuốc.

1:05 chiều: Đã ngăn không cho XXX đập đầu vào tường.

2:17 chiều: Đi công viên. Vào khu vui chơi. Phải trông chừng XXX trong phạm vi 5 foot để đảm bảo an toàn và ngăn không cho XXX bỏ chạy.

2:20 chiều: Đã quay người XXX lại để ngăn không cho XXX rời khỏi sân chơi và bỏ chạy.

2:23 chiều: Đã ngăn không cho XXX và một đứa trẻ đang đi xe đạp va chạm với nhau.

2:30 chiều: Đã quay người XXX lại để ngăn không cho XXX đi đến chỗ có người đang chơi xích đu.

3:00 chiều: Đi bộ trở lại xe, nắm chặt tay XXX để ngăn không cho XXX đi xuống đường và bỏ chạy.

4:23 chiều: Đã ngăn không cho XXX bỏ thức ăn vào máy sấy quần áo và bật máy sấy.

4:25 chiều: Đã ngăn không cho XXX nghịch dao.

4:30 chiều: Đã ngăn không cho XXX ăn những đồ vật từ thùng rác.

6:01 tối: Đã ngăn không cho XXX nghịch phân trong tã và đưa tay vào miệng.

6:11 tối - 6:25 tối: XXX rời khỏi nhà. Đã gọi cảnh sát và XXX đã trở về nhà.

8:45 tối - 9:30 tối: Nằm cạnh XXX khi XXX chìm vào giấc ngủ. Dùng thiết bị giám sát em bé để giám sát XXX vào ban đêm. Đã ngăn không cho XXX thức giấc và ra khỏi giường 3 lần trong suốt đêm và cố trèo ra ngoài cửa sổ phòng ngủ.

Biểu Mẫu Ghi Nhận Rủi Ro/Thương Tích

Đây là tệp pdf của Biểu Mẫu Ghi Nhận Rủi Ro/Thương Tích

Người Thụ Hưởng: _________________________________________________

Số Hồ Sơ: _________________________________________________

Nếu quý vị chọn không lưu giữ sổ ghi chép hằng ngày như đã trình bày ở trên, quý vị có thể dùng biểu mẫu này để ghi nhận những hành vi của người thụ hưởng khiến họ rơi vào tình huống nguy hiểm hoặc gây ra nguy cơ bị thương tích. Bảng này có thể không bao gồm tất cả ví dụ về hành vi nguy hiểm của người thụ hưởng. Quý vị nên sửa đổi bảng này để phản ánh hành vi của người thụ hưởng.

Hành Vi Nguy Hiểm

  • Đi lang thang khỏi nhà và bị lạc.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Cho phép người lạ vào nhà.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Không ý thức được mối nguy hiểm từ người lạ.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Bật bếp nấu và quên tắt bếp.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Đặt tay, bộ phận cơ thể hoặc đồ vật không thích hợp khác vào gần hoặc trên bếp.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Châm lửa trong lò vi sóng hoặc xung quanh nhà.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Ăn những sản phẩm nguy hiểm hoặc thực phẩm không lành mạnh (ví dụ: xà phòng).
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Dùng những thực phẩm không phù hợp với tình trạng bệnh lý (ví dụ: uống soda vô độ khi mắc bệnh tiểu đường).
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Nhét những vật nguy hiểm vào tai/mũi/họng.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Không nhai kỹ khi ăn hoặc uống hoặc bị nghẹn khi ăn uống.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Đánh vào đầu, miệng hoặc cằm hay cắn hoặc cào bản thân
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Sử dụng dao hoặc các món đồ gia dụng khác một cách không an toàn.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Leo trèo hoặc nhảy từ những chỗ cao, có nguy cơ té ngã và/hoặc va đập đầu.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Trốn ở những khu vực nguy hiểm (ví dụ: tủ lạnh, lò nướng).
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Đưa đồ vật vào ổ cắm điện hoặc thiết bị điện.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Đưa tay vào những nơi không hợp vệ sinh (ví dụ: bồn cầu, thùng rác, tã bẩn).
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Đi lang thang trên đường hoặc bãi đậu xe mà không chú ý xe cộ/giao thông.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Nhảy xuống hồ bơi nhưng không biết bơi.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Đi bộ vào thời điểm không an toàn và không có hỗ trợ.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Di dời đồ vật nặng, nguy hiểm hoặc dễ vỡ mà không có sức/thăng bằng.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Trốn khi có nhu cầu tiểu tiện hoặc đại tiện.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Nghịch phân.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Đập vỡ kính, gương, TV, v.v
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Đứng hoặc ngồi trên bàn kính.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
  • Thức giấc giữa đêm/cần được giám sát trong suốt cả đêm để ngăn không cho bỏ trốn hoặc làm tổn thương bản thân ở nhà.
    Hành vi đó có xảy ra nếu người thụ hưởng không được giám sát 24/7 không? (Có/Không)
    Ngày xảy ra từng sự việc:
    Mô tả:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________

Mẫu Thư Xác Nhận Từ Bác Sĩ

Chỉ dành cho chuyên gia y tế hoàn thành.

Quý vị có thể tìm thấy tệp pdf của Thư Xác Nhận Từ Bác Sĩ bên dưới:

Quý vị cần cung cấp cho bác sĩ hoặc chuyên gia y tế điền mẫu đơn một bản sao Sổ Ghi Chép Rủi Ro/Thương Tích của người thụ hưởng IHSS để bác sĩ có thể nắm rõ hơn về hành vi của người thụ hưởng ở nhà.

Để cho biết rằng người thụ hưởng IHSS hội đủ điều kiện nhận dịch vụ giám sát bảo vệ, người thụ hưởng IHSS phải thu thập bằng chứng (trong mẫu thư xác nhận từ bác sĩ hoặc từ chuyên gia y tế) về nhu cầu nhận dịch vụ của họ.

Thư này phải mô tả những (chẩn đoán) tình trạng khuyết tật và suy giảm về chức năng (trí nhớ, định hướng và khả năng suy xét) của người này. Thư này phải mô tả cách tình trạng khuyết tật gây ra khả năng suy xét kém, lú lẫn, trí nhớ kém hoặc mất phương hướng, đồng thời đưa ra những ví dụ về hành vi nguy hiểm của người đó khi không nhận thức được mối nguy hại tiềm ẩn.

Thư này cũng phải giải thích rằng người đó có khả năng thể chất để tự gây tổn hại hoặc tự đặt mình vào những tình huống nguy hiểm. Thư này cũng phải giải thích rằng người đó cần được giám sát 24 giờ một ngày để đảm bảo họ luôn được an toàn khi ở nhà do những hành vi nguy hiểm gây ra bởi sự suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác (suy giảm tâm thần hoặc bệnh tâm thần).

Người Thụ Hưởng: _________________________________________________

Số Hồ Sơ: _________________________________________________

  1. Cá nhân có mắc tình trạng suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác không?

    Vui lòng đánh dấu câu trả lời phù hợp: (Có/Không)
  2. Suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác có gây ra những hạn chế về chức năng trong lĩnh vực trí nhớ, định hướng và khả năng suy xét không?

    Vui lòng đánh dấu câu trả lời phù hợp: (Có/Không)
  3. Cá nhân có thể đánh giá nguy hiểm hoặc nguy cơ gây hại không?

    Vui lòng đánh dấu câu trả lời phù hợp: (Có/Không)
  4. Cá nhân không có khả năng đánh giá nguy hiểm và nguy cơ gây hại liên quan đến suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác phải không?

    Vui lòng đánh dấu câu trả lời phù hợp: (Có/Không)
  5. Cá nhân có nguy cơ bị thương tích, nguy hiểm hoặc tai nạn do suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác không?

    Vui lòng đánh dấu câu trả lời phù hợp: (Có/Không)
  6. Sự suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác có khiến cá nhân không thể ở nhà một mình trong suốt 24 giờ một ngày không?

    Vui lòng đánh dấu câu trả lời phù hợp: (Có/Không)
  7. Các hành vi được mô tả trong Sổ Ghi Chép Rủi Ro và Thương Tích của cá nhân có phù hợp với tình trạng suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác của người đó không?

    Vui lòng đánh dấu câu trả lời phù hợp: (Có/Không)
  8. Suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác của cá nhân có thể sẽ gây ra loại hành vi nằm trong Sổ Ghi Chép Rủi Ro và Thương Tích không?

    Vui lòng đánh dấu câu trả lời phù hợp: (Có/Không)
  9. Vui lòng cung cấp mô tả ngắn về hành vi nguy hiểm của cá nhân và nguyên nhân của hành vi đó, bao gồm suy giảm nhận thức, tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng khác và những hạn chế về trí nhớ, định hướng và khả năng suy xét. Giải thích cách những hành vi đó khiến cá nhân không thể nhận thức được nguy hiểm và ở nhà an toàn khi không được giám sát 24 giờ:
    ___________________________________________________________
    ___________________________________________________________

Tôi đã cung cấp thông tin bên trên theo hiểu biết tốt nhất của tôi.

Ký tên: _________________________________________________

Ngày: _________________________________________________

  • 1. Sổ Tay Chính Sách và Thủ Tục (Manual of Policy and Procedures (MPP) 30-701(n)(3) and MPP 30-757.17)
  • 2. MPP 30-757.17 và MPP 30-757.171
  • 3. MPP 30-701(s)(1)
  • 4. MPP 30-756.372
  • 5. MPP 30-701(n)(3)
  • 6. 30-757.17 và 30-757.173(a)
  • 7. ACL 15-25
  • 8. MPP 30-757.173(a)(1) và MPP 30-757.173(a)(1)(A)
  • 9. MPP 30-757.173(a)(1)-(3)
  • 10. MPP 30-757(a)(4)
  • 11. MPP 30-757.172
  • 12. ACL 15-25 và Thông Báo Cho Tất Cả Các Quận Số I-76-21 (All County Information Notice (ACIN) I-76-21)
  • 13. MPP 22-072.5.
  • 14. MPP 30-768.111.