Các Dịch Vụ Chuyển Tiếp Dành Cho Học Sinh

Publications
#5567.05

Các Dịch Vụ Chuyển Tiếp Dành Cho Học Sinh

Ấn phẩm này đề cập đến việc các cơ quan khác nhau nên hỗ trợ người khuyết tật trẻ như thế nào khi họ chuyển sang cuộc sống của người trưởng thành. Quá trình này gọi là CHUYỂN TIẾP. Các cơ quan này gồm các học khu và Sở Phục Hồi. Một số người trẻ cũng là khách hàng của trung tâm phục hồi. Các trung tâm khu vực cũng phải hỗ trợ trong quá trình chuyển tiếp.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

Mục 1: Các Học Khu

1. Việc Lập Kế Hoạch Chuyển Tiếp Phải Bắt Đầu Trước 16 Tuổi.

Học khu phải bắt đầu lập kế hoạch chuyển tiếp trước khi quý vị đủ 16 tuổi.1 Quý vị cũng có thể yêu cầu trường bắt đầu lập kế hoạch chuyển tiếp trước khi quý vị đủ 16 tuổi. Nên bắt đầu sớm đối với học sinh khuyết tật nghiêm trọng. Các học sinh có nguy cơ bỏ học cũng nên bắt đầu sớm.

Quý vị và nhóm Chương Trình Giáo Dục Cá Nhân Hóa (IEP) của quý vị nên tổ chức một cuộc họp để lập kế hoạch cho các dịch vụ chuyển tiếp của mình. Quý vị có thể thực hiện việc này như một phần của cuộc họp IEP thông thường. Hoặc, quý vị có thể lập kế hoạch cho các dịch vụ chuyển tiếp của mình tại cuộc họp nhóm IEP đặc biệt. Một cuộc họp riêng sẽ giúp quý vị có nhiều thời gian hơn để chia sẻ các ý tưởng và điều quý vị muốn làm.

Là một phần trong quá trình tham gia IEP, quý vị và nhóm IEP của mình sẽ viết ra một chương trình chuyển tiếp. Chương trình chuyển tiếp có thể là một phần trong chương trình IEP của quý vị hoặc có thể là một tài liệu riêng biệt, gọi là Chương Trình Chuyển Tiếp Cá Nhân (ITP).

Chương Trình Chuyển Tiếp Của Quý Vị Được Phát Triển Như Thế Nào?

Người quan trọng nhất trong IEP chính là QUÝ VỊ. Khi quý vị gặp nhóm IEP để thảo luận chương trình chuyển tiếp, quý vị cần cho họ biết quý vị muốn làm gì và quý vị cần gì. Đây được gọi là tự hỗ trợ bản thân. Điều quan trọng là quý vị có cơ hội để bày tỏ các lựa chọn của mình. Một số học sinh sử dụng tranh vẽ. Một số khác lại sử dụng video hoặc các loại hình công nghệ khác. Quý vị cần nêu rõ các lựa chọn cũng như kế hoạch của mình sau khi tốt nghiệp trung học và cho tương lai sử dụng giao tiếp đáp ứng nhu cầu của quý vị.

Đôi khi, học sinh cũng không chắc họ có hiểu rõ về các tùy chọn của mình để đưa ra lựa chọn không. Quý vị có thể yêu cầu trợ giúp nhằm tìm hiểu về các tùy chọn để quý vị có thể đặt ra mục tiêu của mình. Quý vị có thể yêu cầu trường mời người khác tham gia nhóm IEP của quý vị, ví dụ: phụ huynh, điều phối viên dịch vụ trung tâm khu vực, Sở Phục Hồi. Không phải tất cả các cơ quan được mời tham gia đều có thể tham dự (ví dụ: điều phối viên dịch vụ trung tâm khu vực). Cần lưu ý rằng Đạo Luật Cơ Hội và Cải Tiến Nhân Công (Workforce Innovation and Opportunity Act, WIOA)2 đã tăng vai trò của Sở Phục Hồi (DOR) trong quá trình chuyển tiếp và hiện DOR được yêu cầu tham dự cuộc họp IEP nếu được mời.3

Là một phần trong quá trình lập kế hoạch chuyển tiếp cá nhân, luật này4 đòi hỏi IEP của quý vị phải bao gồm các đánh giá phù hợp, mục tiêu chuyển tiếp sau khi rời trường phổ thông hoặc mục tiêu chuyển tiếp sau trung học, mục tiêu hàng năm, khóa học, và các dịch vụ chuyển tiếp giúp quý vị đạt được mục tiêu.

2. Thông Tin Đánh Giá

Lập kế hoạch chuyển tiếp bắt đầu bằng một đánh giá chuyển tiếp. Đánh giá chuyển tiếp bao gồm thông tin, quý vị và gia đình quý vị chia sẻ về các sở thích, kỹ năng, cũng như mọi thách thức quý vị có thể gặp phải.  Quá trình này cũng bao gồm đánh giá về kỹ năng sống độc lập và khả năng sẵn sàng chuyển tiếp sang cuộc sống người trưởng thành của quý vị. Đánh giá này có thể gồm cả việc chia sẻ với ai đó về các chương trình của quý vị sau khi tốt nghiệp phổ thông trong buổi phỏng vấn. Một số học sinh cần trình bày thông tin này bằng các hình thức giao tiếp thay thế như tranh vẽ, video và/hoặc công nghệ hỗ trợ.

Quý vị có thể thực hiện khảo sát trực tuyến về các sở thích và kỹ năng của mình. Khi tham gia đánh giá các nhu cầu chuyển tiếp của mình, quý vị bắt đầu tìm hiểu thêm về chính mình cũng như các tùy chọn công việc hoặc trường đại học. Các khảo sát định hướng nghề nghiệp sẽ giúp quý vị xác định hy vọng và ước mơ cho tương lai. Các khảo sát sẽ tập trung vào sở thích và năng khiếu độc đáo của quý vị. Khảo sát cũng xác định các thách thức mà quý vị có thể gặp phải khi chuẩn bị cho quá trình chuyển tiếp sang cuộc sống người trưởng thành. Khi liệt kê các mục tiêu nghề nghiệp, quý vị cần cho nhóm biết về mục tiêu giáo dục và đào tạo của mình. Rất nhiều công việc đòi hỏi giáo dục và đào tạo sau khi quý vị rời trường phổ thông. Đôi khi, quý vị có thể hoàn thành đào tạo khi làm việc. Một số công việc yêu cầu "chứng nhận", đây là một loại giấy tờ cho chủ lao động biết quý vị có các kỹ năng để làm công việc quý vị muốn. Một số công việc yêu cầu bằng Cử Nhân hoặc bằng cấp cao. Toàn bộ thông tin đánh giá cần được đưa vào Bản Tóm Tắt Thành Tích (SOP)/Danh Mục Chuyển Tiếp.

Đánh giá cho nhóm của quý vị biết về các mục tiêu của quý vị sau khi tốt nghiệp phổ thông. Phần còn lại của IEP tập trung vào loại trường nào có thể giúp quý vị đạt được mục tiêu của mình, không liên quan đến cuộc sống sau khi tốt nghiệp phổ thông.

3. Chương Trình Chuyển Tiếp Của Quý Vị Bao Gồm Những Gì?

Chương trình chuyển tiếp sẽ có hai phần:

  • Phần Một là những việc quý vị muốn làm khi trưởng thành. Đây là các MỤC TIÊU của quý vị.5 Quý vị và Nhóm IEP của mình nên xem xét các mục tiêu này hàng năm.6
  • Phần Hai là điều quý vị cần làm để đạt được MỤC TIÊU của mình. Đây được gọi là các “HOẠT ĐỘNG”. Chương trình chuyển tiếp của quý vị cần có một loạt các hoạt động phối hợp để giúp quý vị đạt được mục tiêu tương lai của mình.7

Phần Một: Mục Tiêu

Chương trình chuyển tiếp nên có MỤC TIÊU tương lai lâu dài, mục tiêu quý vị sẽ đạt được sau khi rời trường phổ thông. (Các mục tiêu này còn được gọi là mục tiêu sau trung học). Mục tiêu tương lai lâu dài là những điều như quý vị có dự định học đại học hay không, loại trường và/hoặc chương trình (việc làm) dạy nghề mà quý vị dự định tham gia, và loại công việc quý vị dự định làm.

Các mục tiêu phải liệt kê gồm: mục tiêu việc làm, mục tiêu giáo dục và đào tạo, và, nếu nhóm IEP đồng ý, mục tiêu sống độc lập của quý vị.

Ví dụ về các mục tiêu sau trung học là:

  • Việc Làm: Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi sẽ xin việc dạy học cho trẻ em.
  • Giáo Dục/Đào Tạo: Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi sẽ ghi danh vào trường cao đẳng cộng đồng để nhận chứng nhận mầm non.
  • Sống Độc Lập: Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi sẽ sống tự lập.

Quý vị cũng cần có các mục tiêu ngắn hạn (hàng năm). Đây là những mục tiêu quý vị có thể hoàn thành trong một năm hoặc ngắn hơn. Đây là những điều sẽ giúp quý vị đáp ứng các mục tiêu tương lai dài hạn.

Ví dụ về các mục tiêu hàng năm:

  • Tôi sẽ hoàn thành đơn xin việc trực tuyến.
  • Tôi sẽ tạo mẫu đơn xin việc.
  • Tôi sẽ tạo sơ yếu lý lịch.
  • Tôi sẽ điền vào đơn xin vào đại học.
  • Tôi sẽ nộp đơn xin trợ cấp tài chính trực tuyến.
  • Tôi sẽ viết bài luận về lựa chọn nghề nghiệp là giáo viên mầm non.
  • Tôi sẽ phát triển ngân sách.

Tất cả các mục tiêu của quý vị nên dựa trên nhu cầu đặc biệt của bản thân. Các mục tiêu của quý vị là thứ có thể đo lường được. Các mục tiêu của quý vị nên dựa trên đánh giá. Các đánh giá này có thể giúp quý vị tìm ra những điều quý vị muốn làm, điều quý vị làm tốt, loại công việc quý vị có thể muốn làm.

Phần Hai: Các Hoạt Động

Chương trình chuyển tiếp của quý vị cần có một loạt các HOẠT ĐỘNG phối hợp để giúp quý vị đạt được mục tiêu của mình trong cuộc sống sau khi tốt nghiệp phổ thông. Các hoạt động của quý vị nên tập trung vào việc tăng kỹ năng học thuật và kỹ năng sống độc lập, như vậy quý vị có thể chuyển tiếp suôn sẻ từ phổ thông lên đại học, chương trình đào tạo nghề, việc làm, hoặc hoạt động khác sau khi tốt nghiệp phổ thông. Các hoạt động của quý vị cũng nên bao gồm đánh giá nghề nghiệp chức năng.8

Các hoạt động phối hợp của quý vị có thể bao gồm:

Dịch Vụ Hướng Dẫn
Dịch vụ hướng dẫn là một lớp học giúp quý vị có được các kỹ năng cần thiết để đáp ứng mục tiêu dài hạn của mình. Ví dụ: nếu quý vị muốn làm việc với máy tính, dịch vụ hướng dẫn của quý vị sẽ là lớp học về máy tính. Hoặc, nếu quý vị muốn trở thành một đầu bếp, dịch vụ hướng dẫn của quý vị sẽ là các bài tập để giúp quý vị học cách đọc công thức nấu ăn.9

Trải Nghiệm Cộng Đồng
Trải nghiệm cộng đồng có thể giúp quý vị trong việc tham gia vào cộng đồng. Ví dụ về trải nghiệm cộng đồng sẽ giúp quý vị gặp gỡ mọi người trong cộng đồng, điều này sẽ hỗ trợ quý vị trong việc đạt được mục tiêu của mình và sống độc lập.10

Các Mục Tiêu Liên Quan Đến Công Việc
Các mục tiêu liên quan đến công việc có thể giúp thông báo cho quý vị về loại công việc có thể có ở khu vực của quý vị. Các mục tiêu liên quan đến công việc cũng có thể thông báo cho quý vị về điều quý vị cần làm để hội đủ điều kiện và chuẩn bị cho đào tạo, đại học, hoặc việc làm được hỗ trợ sau khi tốt nghiệp phổ thông.11

Các Dịch Vụ Liên Quan
Các dịch vụ liên quan là các dịch vụ ngoài hướng dẫn giúp quý vị đạt được mục tiêu giáo dục của mình. Ví dụ về các dịch vụ liên quan là:

  • Liệu pháp ngôn ngữ,
  • Liệu pháp lao động,
  • Hướng nghiệp,
  • Chuyên chở tới các địa điểm đào tạo nghề hoặc địa điểm sống độc lập,
  • Dịch vụ tư vấn giúp quý vị học các kỹ năng đối phó liên quan tới việc đi học đại học hoặc đi làm, và
  • Dịch vụ công tác xã hội giúp quý vị liên kết với các cơ quan có thể giúp quý vị đáp ứng được các mục tiêu dài hạn của mình.12

Kỹ Năng Sống Độc Lập
Kỹ Năng Sống Độc Lập có thể giúp quý vị nếu quý vị cần thực hiện các hoạt động như chuẩn bị bữa ăn, đi mua sắm, dự thảo ngân sách, bảo quản nhà, thanh toán hóa đơn, ăn mặc, hoặc đi lại trên phương tiện chuyên chở công cộng.13

Thẩm Định Chức Năng
Nếu quý vị cần giúp phát triển mục tiêu việc làm của mình, thẩm định chức năng có thể hướng dẫn quý vị. Thẩm định sẽ đánh giá quý vị trong một tình huống tương tự như loại công việc mà quý vị quan tâm và cung cấp cho quý vị thông tin thiết thực về các điểm mạnh và kỹ năng của quý vị.14

4. Cách Chuẩn Bị Cho Cuộc Họp IEP Của Quý Vị

Học sinh và phụ huynh là những thành phần không thể thiếu của Nhóm IEP. Dưới đây là một số cách góp phần vào quá trình lập kế hoạch chuyển tiếp:

a. Lập một Danh Sách và/hoặc Nghị Trình

Nghiên cứu và chuẩn bị trước khi tới Cuộc Họp IEP. Trước khi tới cuộc họp IEP, có thể sẽ rất hữu ích nếu quý vị liệt kê ra các điểm mạnh, nhu cầu, ước mơ, những lo ngại và mong muốn cho tương lai của quý vị. Điều này có thể giúp quý vị chuẩn bị cho những gì mình muốn thảo luận tại cuộc họp IEP.

Quý vị cũng có thể tạo nghị trình và mang theo các câu hỏi liên quan tới chuyển tiếp mà quý vị có tới cuộc họp IEP để mọi người có thể thảo luận về chúng. (Nếu có thể, hãy thảo luận với người quản lý hồ sơ/giáo viên, và các thành viên khác trong Nhóm IEP của quý vị về các câu hỏi này trước khi Cuộc Họp IEP chính thức diễn ra). Thông thường, việc thu thập câu trả lời cho các câu hỏi này rất dễ dàng và sẽ giúp tạo điều kiện cho một cuộc họp hiệu quả. Quý vị có thể sẽ hiểu rõ và tham gia vào cuộc họp IEP.15 Quý vị được phép đặt câu hỏi và đưa một người bạn hoặc người hỗ trợ đi cùng. Nếu quý vị không tham gia vào cuộc họp IEP, học khu sẽ phải thực hiện các bước khác để đảm bảo rằng lựa chọn và lợi ích của quý vị sẽ được cân nhắc.16

b. Tham gia vào việc Phát Triển IEP

Như đã thảo luận ở trên, các đánh giá có thể trở nên hữu ích để thu thập thông tin cho việc phát triển IEP. Để thực hiện các đánh giá, phụ huynh/người giám hộ của quý vị (hoặc quý vị, nếu quý vị trên 18 tuổi) phải đồng ý với các đánh giá này bằng cách ký tên vào mẫu đơn. Mẫu đơn này liệt kê một số công cụ đánh giá được sử dụng để thu thập thông tin đánh giá mà sẽ được sử dụng để phát triển IEP trong các lĩnh vực chuyển tiếp thuộc: Giáo Dục/Đào Tạo, Việc Làm và Sống Độc Lập. Quý vị và gia đình quý vị nên đặt câu hỏi về các công cụ đánh giá này.

Khi yêu cầu phát triển Chương Trình Tập Trung Vào Cá Nhân /Chương Trình Khuyến Khích Cá Nhân để hỗ trợ cho việc xác định các mục tiêu sau trung học, mục tiêu IEP hàng năm, các dịch vụ và hoạt động chuyển tiếp cũng có thể trở nên hữu ích. Lập kế hoạch tập trung vào cá nhân nghĩa là việc phát triển chương trình chuyển tiếp của quý vị sẽ được tập trung vào những việc quý vị muốn làm sau khi tốt nghiệp phổ thông. Các dịch vụ và hỗ trợ đã được chấp thuận để hỗ trợ quý vị đạt được những mục tiêu trong tương lai cần được viết vào IEP của quý vị.

Mục 2: Sở Phục Hồi (DOR)

1. Lập Kế Hoạch Chuyển Tiếp Có Thể Đưa Vào Một Người Đại Diện từ DOR

Quý vị có thể yêu cầu học khu mời đại diện DOR tới cuộc họp IEP. 
Quý vị nên yêu cầu việc này bằng văn bản và yêu cầu của quý vị nên gửi kèm chấp thuận của quý vị và chấp thuận của phụ huynh.17

Việc để đại diện DOR tham gia cuộc họp chuyển tiếp của quý vị là rất quan trọng vì DOR có thể cung cấp các dịch vụ chuyển tiếp để giúp quý vị đạt được mục tiêu việc làm của mình.18 DOR được yêu cầu tham gia cuộc họp IEP, nếu được mời.

DOR phải chịu trách nhiệm xác định xem liệu quý vị có thể nhận được các dịch vụ chuyển tiếp mà họ cung cấp không. Để hội đủ điều kiện, DOR sẽ phải xác định: (1) các khuyết tật về thể chất hoặc tâm thần gây nên những trở ngại đáng kể cho việc làm, (2) quý vị có thể hưởng lợi về mặt kết quả việc làm từ các dịch vụ phục hồi nghề nghiệp của họ, và (3) quý vị yêu cầu các dịch vụ phục hồi nghề nghiệp để chuẩn bị, nhận hoặc lấy lại việc làm.19

Nếu DOR không sẵn sàng tham gia cuộc họp chuyển tiếp của quý vị, quý vị vẫn có quyền nộp đơn xin dịch vụ DOR để xác định xem quý vị có hội đủ điều kiện hay không.

Để biết thêm thông tin về tính hội đủ điều kiện của DOR, vui lòng xem: http://www.disabilityrightsca.org/pubs/540101.pdf

Nếu DOR thấy quý vị hội đủ điều kiện nhận dịch vụ của họ, DOR phải phát triển Chương Trình Cá Nhân Hóa Về Việc Làm của quý vị (IPE) sớm nhất có thể trong thời gian chương trình chuyển tiếp của quý vị, nhưng muộn nhất, trước thời điểm quý vị rời khỏi trường và cần phải xem xét IEP của quý vị và nên kết hợp với mục tiêu, mục đích và dịch vụ được xác định trong IEP của quý vị20

2. Chương Trình Cá Nhân Hóa Về Việc Làm (IPE) Của Quý Vị Bao Gồm Những Gì?

Chương Trình Cá Nhân Hóa Về Việc Làm Của Quý Vị sẽ có hai phần:

  • Phần Một: Xác định MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP của quý vị;
  • Phần Hai: Xác định và liệt kê CÁC DỊCH VỤ PHỤC HỒI NGHỀ NGHIỆP mà DOR sẽ cung cấp nhằm giúp quý vị đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.21

Phần Một: Xác Định Mục Tiêu Nghề Nghiệp của Quý Vị;

Mục tiêu nghề nghiệp của quý vị là mục tiêu việc làm của quý vị. Ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp có thể là: “học sinh có thể được thuê làm trợ lý luật sư”.

Phần Hai: Danh Sách Các Dịch Vụ Phục Hồi Nghề Nghiệp sẽ Giúp Quý Vị Đạt Được Mục Tiêu Nghề Nghiệp Của Mình

Khi quý vị đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình ở phần một, phần hai của Chương Trình Cá Nhân Hóa Về Việc Làm sẽ liệt kê các dịch vụ giúp quý vị đạt được mục tiêu đó.

Ví dụ, nếu mục tiêu nghề nghiệp của quý vị là trở thành trợ lý luật sư, danh sách các dịch vụ có thể là: tài trợ học phí, chứng nhận, sách và đồ dùng nghiên cứu trợ lý luật sư và chuyên trở đến trường và rời trường.

Việc đảm bảo IPE của quý vị xác định được mọi dịch vụ quý vị cần nhằm đáp ứng được mục tiêu việc làm của quý vị là vô cùng quan trọng. Sau khi quý vị đã có IPE, DOR sẽ phải chịu trách nhiệm cung cấp và thanh toán các dịch vụ chuyển tiếp được đồng ý dựa trên IPE trong thời gian cá nhân đó tham gia chương trình VR.22

3. Có Thể Có Những Chương Trình Nào Khi Hợp Tác Với DOR?

Chương Trình Hợp Tác Chuyển Tiếp (TPP) kết nối các học sinh phổ thông bị khuyết tật với Sở Phục Hồi California (DOR) và hỗ trợ quá trình chuyển tiếp sang công việc của họ. TPP giúp học sinh vượt qua các trở ngại đối với việc làm; hỗ trợ có thể bao gồm phát triển việc làm trực tiếp, đào tạo nghề, hoặc giáo dục sau trung học. TPP không được áp dụng ở tất cả các khu vực; liên hệ trực tiếp với học khu của quý vị để tìm hiểu xem học khu có áp dụng TPP không. Ngoài ra, học sinh không cần phải tham gia TPP để được tiếp cận dịch vụ DOR.

Các chương trình College 2 Career (C2C) là một phần trong sự hợp tác của Sở Phục Hồi (DOR) với Văn Phòng Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Cộng Đồng California để phát triển các chương trình đào tạo nghề nghiệp thử nghiệm cho các cá nhân bị khuyết tật về trí tuệ (ID). Học sinh sẽ nhận được hướng dẫn và hỗ trợ với mục tiêu đảm bảo việc làm kết hợp mang tính cạnh tranh trong lĩnh vực nghề nghiệp mà các em đã chọn. Các chương trình C2C không được áp dụng ở tất cả các học khu cao đẳng cộng đồng. Quý vị có thể liên hệ với các trường cao đẳng cộng đồng trong khu vực của quý vị để tìm hiểu xem họ có áp dụng chương trình này không.

Chương Trình Khả Năng Làm Việc cung cấp các dịch vụ liên quan tới việc làm trong một môi trường mang tính giáo dục. Có bốn loại Chương Trình Khả Năng Làm Việc:

Khả Năng Làm Việc I cung cấp đào tạo và dịch vụ nghề nghiệp cho học sinh phổ thông;

Khả Năng Làm Việc II cung cấp đào tạo hướng nghiệp trực tiếp cho học sinh thuộc Các Chương Trình Học Dành Cho Người Trưởng Thành và Các Chương Trình Hướng Nghiệp Trong Khu Vực;

Khả Năng Làm Việc III cung cấp các dịch vụ hướng nghiệp cho học sinh thuộc các trường cao đẳng cộng đồng, chẳng hạn như các lớp phát triển nghề nghiệp và thành công tại trường đại học, nhằm tạo điều kiện hoàn thành chứng nhận, học vị hoặc chương trình chuyển tiếp hai năm; và

Khả Năng Làm Việc IV cung cấp các dịch vụ hướng nghiệp cho học sinh thuộc các đại học tiểu bang, chẳng hạn như chương trình tư vấn và đào tạo nghề nghiệp, để tạo cầu nối giữa giáo dục và trải nghiệm làm việc.

Những chương trình này không áp dụng ở tất cả các khu vực. Tùy theo loại Chương Trình Khả Năng Làm Việc mà quý vị quan tâm, quý vị nên liên hệ với học khu, cao đẳng cộng đồng, hoặc đại học tiểu bang trong khu vực của quý vị để tìm hiểu xem họ có chương trình đó không.

Nếu quý vị không đồng ý hoặc có thắc mắc về Chương Trình Khả Năng Làm Việc, xin gọi điện tới Disability Rights California để biết thêm thông tin.

Dịch Vụ Chuyển Tiếp Trước Khi Đi Làm (PETS)

DOR được yêu cầu phải cung cấp 5 hoạt động sau đây cho học sinh bị khuyết tật (16 đến 21 tuổi) hội đủ điều kiện hoặc có khả năng hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ VR: (1) tư vấn tìm việc làm, (2) cơ hội học tập dựa trên làm việc, (3) tư vấn các cơ hội giáo dục sau trung học (4) đào tạo sẵn sàng đến nơi làm việc và (5) hướng dẫn tự hỗ trợ bản thân.23

Mục 3: Các Trung Tâm Khu Vực

1.   Các Trung Tâm Khu Vực cũng có thể giúp Khách Hàng của mình trong việc Chuyển Tiếp

Một số người trẻ là khách hàng của trung tâm khu vực và trung tâm khu vực nên giúp đỡ họ trong quá trình Chuyển Tiếp.

Trung tâm khu vực có thể cung cấp các dịch vụ sống độc lập và hướng nghiệp sau:

  • việc làm cạnh tranh,
  • chuẩn bị việc làm,
  • tự kinh doanh,
  • hỗ trợ việc làm,
  • trung tâm phát triển người trưởng thành hoặc chương trình ban ngày,
  • hỗ trợ đời sống, và
  • chương trình quản lý hành vi.24

Nếu các chương trình này không đáp ứng nhu cầu của quý vị, trung tâm khu vực có thể phát triển một chương trình được thiết kế riêng để đáp ứng các nhu cầu của quý vị.25

Tuy nhiên, trung tâm khu vực không cung cấp một số dịch vụ được liệt kê ở trên cho học sinh từ 18 đến 22 tuổi hội đủ điều kiện nhận giáo dục đặc biệt và chưa nhận được bằng hoặc chứng nhận hoàn thành của trường phổ thông.26 Nhưng đây là những miễn trừ trong luật.27

Để biết thêm thông tin, hãy xem tờ thông tin có tiêu đề Giáo Dục Đặc Biệt Thay Cho Các Dịch Vụ dành cho Người Trưởng Thành đối với Khách Hàng ở Độ Tuổi 18-22 được cung cấp trực tuyến tại: http://www.disabilityrightsca.org/pubs/F05001.pdf

2.   Kế Hoạch Chương Trình Cá Nhân (IPP) Của Quý Vị Bao Gồm Những Gì?

Nếu quý vị là khách hàng của trung tâm khu vực, quý vị nên có Kế Hoạch Chương Trình Cá Nhân (IPP), đây là tài liệu cho biết những dịch vụ và hỗ trợ mà quý vị cần và yêu thích. Điều quan trọng là trung tâm khu vực phải phát triển một IPP đáp ứng các nhu cầu và phản ánh được những lựa chọn và sở thích của quý vị. Cuộc họp IPP sẽ xác định các dịch vụ trợ giúp sống độc lập và các dịch vụ hướng nghiệp nằm trong IPP của quý vị.

Cuộc họp IPP nên tập trung vào quý vị. Đây được gọi là lập kế hoạch “tập trung vào cá nhân”. Khi việc lập kế hoạch tập trung vào quý vị, IPP nên làm việc hướng tới tương lai mà quý vị mong muốn cho chính mình.28

Để biết thêm thông tin về các dịch vụ của trung tâm khu vực, hãy xem ấn phẩm có tiêu đề Các Quyền Theo Đạo Luật Lanterman: Các Dịch Vụ của Trung Tâm Khu Vực cho Người Khuyết Tật Về Phát Triển được cung cấp trực tuyến tại http://www.disabilityrightsca.org/pubs/PublicationsRULAEnglish.htm

Phần 4: Các Câu Hỏi Khác

1.   Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi yêu cầu một dịch vụ và cả Học Khu và DOR cho biết rằng cơ quan khác nên cung cấp dịch vụ đó?

Nhà cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào mục đích của dịch vụ. Nếu dịch vụ dành cho mục tiêu giáo dục, học khu nên liệt kê dịch vụ trong IEP và tài trợ cho dịch vụ đó. Nếu dịch vụ dành cho mục tiêu hướng nghiệp, DOR nên liệt kê dịch vụ trong IPE và tài trợ cho dịch vụ đó. Thỏa thuận này nằm trong Thỏa Thuận Giữa Các Cơ Quan của Sở Giáo Dục California và Sở Phục Hồi California.

Thỏa Thuận Giữa Các Cơ Quan cung cấp ví dụ sau:

Nếu một học sinh cần thiết bị công nghệ trợ giúp để giúp học sinh trong trường, học khu nên liệt kê thiết bị trong IEP của học sinh và cung cấp thiết bị đó.

Nếu học sinh cần thiết bị công nghệ trợ giúp để giúp đạt được mục tiêu việc làm khi học sinh đó chuyển tiếp sang thời gian làm việc, DOR nên liệt kê thiết bị trong IPE của học sinh và cung cấp đó.

Học khu chịu trách nhiệm chính trong cung cấp các dịch vụ giáo dục cho đến khi quý vị tốt nghiệp hoặc rời khỏi trường phổ thông.29 Học khu phải đảm bảo rằng mỗi học sinh khuyết tật nhận được giáo dục công phù hợp miễn phí theo IEP của học sinh đó.30 Theo luật, nhóm IEP phải cân nhắc các dịch vụ chuyển tiếp cho quý vị, bắt đầu trước độ tuổi 16. Các dịch vụ này phải được cung cấp cho đến khi quý vị tốt nghiệp hoặc rời khỏi trường phổ thông ở độ tuổi 22.31

Tuy nhiên, các cơ quan khác, như DOR, vẫn nên tiếp tục chịu trách nhiệm cung cấp và thanh toán một số hoặc tất cả chi phí của giáo dục công phù hợp miễn phí được cung cấp cho học sinh khuyết tật.32

Mục đích của các thỏa thuận giữa các cơ quan là để đảm bảo rằng tất cả các cơ quan công có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ cũng được coi là dịch vụ giáo dục đặc biệt và thực hiện trách nhiệm của họ.33 Nếu một cơ quan, như DOR, không thực hiện nghĩa vụ của mình, thì trường học phải cung cấp các dịch vụ cần thiết, nhưng có quyền yêu cầu cơ quan công hoàn trả chi phí.34

DOR phải thanh toán cho các dịch vụ chuyển tiếp được liệt kê trong IPE của quý vị với điều kiện quý vị đang tham gia chương trình của DOR.35 Thông thường, DOR là cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng nghề nghiệp cho những người khuyết tật cần những dịch vụ này để chuẩn bị, đảm bảo, duy trì hoặc lấy lại kết quả công việc.36 Các dịch vụ phục hồi chức năng nghề nghiệp có thể gồm các dịch vụ như trợ giúp đảm bảo việc làm với việc làm được hỗ trợ, chuyển tiếp và trợ giúp/hỗ trợ cho giáo dục sau trung học hoặc đào tạo bổ sung cần thiết để đáp ứng mục tiêu việc làm.

Tóm lại, nếu các dịch vụ được liệt kê trong IEP hoặc IPE, cơ quan có trách nhiệm được xác định trong tài liệu nên thanh toán các dịch vụ này. Tuy nhiên, nếu dịch vụ được xác định là một nhu cầu, học khu có thể tài trợ cho dịch vụ và yêu cầu DOR hoàn trả chi phí nếu dịch vụ đó là cần thiết để đẩy mạnh mục tiêu hướng nghiệp.

2. Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Tôi Không Đồng Ý với Chương Trình Chuyển Tiếp mà Học Khu Cung Cấp cho Tôi?

Nếu quý vị và học khu không đồng ý với những điều nên có trong chương trình chuyển tiếp của quý vị, quý vị có thể nộp khiếu nại theo đúng thủ tục pháp lý và yêu cầu một phiên điều trần. Nếu quý vị quyết định nộp khiếu nại theo đúng thủ tục pháp lý, quý vị phải nộp khiếu nại theo đúng thủ tục pháp lý cho Văn Phòng Điều Trần Hành Chính trong vòng hai năm từ ngày quý vị biết (hoặc có lý do cần biết) thông tin cho khiếu nại của quý vị. Để nhận được thông tin hoặc trợ giúp về khiếu nại theo đúng thủ tục pháp lý, quý vị có thể liên hệ với Disability Rights California theo số 1-800-776-5746.

3. Điều gì sẽ xảy ra nếu Học Khu Không Cung Cấp Dịch Vụ Chúng Tôi Đã Thỏa Thuận trong Chương Trình Chuyển Tiếp Của Tôi?

Quý vị có quyền nộp khiếu nại tuân thủ cho Sở Giáo Dục California (CDE) nếu học khu không cung cấp các dịch vụ mà quý vị đã chấp thuận trong chương trình chuyển tiếp của mình. Nếu quý vị quyết định đệ trình khiếu nại tuân thủ, quý vị phải làm việc này trong vòng một năm kể từ ngày học khu dừng các dịch vụ.

Quý vị có thể tìm thêm thông tin về thủ tục khiếu nại và thủ tục pháp lý trong ấn phẩm Quyền và Trách Nhiệm Về Giáo Dục Đặc Biệt, được cung cấp trực tuyến tại:

http://www.disabilityrightsca.org/pubs/504001Ch06.pdf

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu DOR Từ Chối một Dịch Vụ?

Nếu DOR từ chối một dịch vụ, quý vị có thể cố gắng giải quyết vấn đề với cố vấn của DOR hoặc giám sát viên của họ. Nếu quý vị không thể giải quyết vấn đề với cố vấn hoặc giám sát viên của quý vị, quý vị có thể yêu cầu Người Quản Lý Học Khu tiến hành Đánh Giá Hành Chính. Tuy nhiên, quý vị không phải cố gắng và giải quyết vấn đề của quý vị với cố vấn và/hoặc giám sát viên của DOR trước khi quý vị yêu cầu Đánh Giá Hành Chính. Quý vị nên yêu cầu Đánh Giá Hành Chính trong vòng một năm kể từ khi quý vị không đồng ý với quyết định.

Nếu quý vị không hài lòng với Đánh Giá Hành Chính, quý vị có thể yêu cầu hòa giải và/hoặc một Phiên Điều Trần Công Bằng. Quý vị phải gửi yêu cầu bằng văn bản và gửi trong vòng 30 ngày kể từ ngày có Quyết Định Đánh Giá Hành Chính.37 Quý vị không phải yêu cầu Đánh Giá Hành Chính trước khi nộp đơn xin hòa giải và/hoặc một phiên điều trần công bằng. Quý vị có thể yêu cầu hòa giải và/hoặc Phiên Điều Trần Công Bằng trong vòng một năm kể từ khi quý vị không đồng ý với quyết định. Tuy nhiên, quý vị có thể được hưởng lợi khi thảo luận các mối quan ngại với cố vấn và/hoặc giám sát viên của DOR trước tiên, cũng như thông qua quy trình Đánh Giá Hành Chính của DOR được thảo luận ở trên trước khi yêu cầu một phiên điều trần công bằng. Nhiều vấn đề có thể được giải quyết nội bộ, thân tình và nhanh chóng hơn.

Để biết thông tin hoặc trợ giúp về các dịch vụ của DOR, quý vị có thể gọi đến Chương Trình Trợ Giúp Khách Hàng (CAP). CAP luôn sẵn sàng giúp quý vị hiểu quyền và trách nhiệm của quý vị bao gồm quyền đối với các dịch vụ của DOR. Những người ủng hộ CAP có thể giúp quý vị giải quyết các vấn đề với cố vấn của DOR hoặc hỗ trợ và thay mặt quý vị ủng hộ các dịch vụ hướng nghiệp trong khi đi tìm các biện pháp pháp lý, hành chính hoặc các biện pháp thích hợp khác để đảm bảo bảo vệ quyền của quý vị.38 Để liên hệ với người ủng hộ CAP, vui lòng gọi đến Disability Rights California theo số 1-800-776-5746.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu Tôi Không Đồng Ý với Quyết Định của Trung Tâm Khu Vực Liên Quan Đến Một Dịch Vụ?

Nếu quý vị đang nhận một dịch vụ và quý vị không đồng ý với quyết định thay đổi hoặc chấm dứt dịch vụ đó của trung tâm khu vực, quý vị phải yêu cầu một phiên điều trần công bằng trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo hành động. Nói cách khác, phải thực hiện tất cả các yêu cầu kháng cáo hoặc phiên điều trần trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận thông báo. Để biết thêm thông tin về cách kháng cáo quyết định của trung tâm khu vực, hãy xem chương 12 trong ấn phẩm của chúng tôi với tiêu đề Các Quyền Theo Đạo Luật Lanterman, có thể được tìm thấy tại http://www.disabilityrightsca.org/pubs/506301Ch12.pdf

6. Khiếu Nại Mục 4731 là gì?

Quý vị có thể nộp Khiếu Nại Mục 4731 nếu trung tâm khu vực vi phạm luật hoặc vi phạm một quy chế. Điều này có nghĩa là nếu quyền của quý vị bị vi phạm hoặc từ chối, thì việc nộp Khiếu Nại Mục 4731 có thể là thủ tục pháp lý phù hợp. Quý vị có thể nộp Khiếu Nại Mục 4731 nếu trung tâm khu vực không làm theo quyết định của Thẩm Phán Luật Hành Chính (“ALJ”) hoặc nếu họ không đảm bảo quý vị nhận được dịch vụ đã liệt kê trong IPP của quý vị.

Khiếu Nại Mục 4731 không giống như kháng cáo phiên điều trần công bằng. Quý vị không thể nộp khiếu nại để giải quyết bất đồng về số lượng dịch vụ quý vị nhận được hoặc loại hỗ trợ trong IPP của quý vị. Khiếu Nại Mục 4731 chỉ được sử dụng nếu trung tâm khu vực, trung tâm phát triển, hoặc nhà cung cấp dịch vụ vi phạm luật hoặc vi phạm một quy định.

Ví dụ: trung tâm khu vực đang vi phạm luật nếu: họ không cung cấp các dịch vụ trong IPP của quý vị, hoặc họ không làm theo quyết định của ALJ. Quý vị có thể nộp Khiếu Nại Mục 4731 đối với một trung tâm khu vực, trung tâm phát triển hoặc nhà cung cấp dịch vụ (như cơ sở chăm sóc cộng đồng, chương trình ban ngày, hoặc bất kỳ dịch vụ chuyên chở nào do trung tâm khu vực thuê).39 Để nộp khiếu nại, hãy gửi thư cho giám đốc trung tâm khu vực của quý vị. Để biết thêm thông tin về cách nộp khiếu nại Mục 4731, hãy xem chương 12 trong Cẩm Nang Các Quyền Theo Đạo Luật Lanterman.

7. Văn Phòng Bênh Vực Các Quyền Lợi của Khách Hàng (OCRA) là gì?

Nếu quý vị có thắc mắc hoặc cần trợ giúp cho các dịch vụ của trung tâm khu vực, quý vị có thể gọi đến Văn Phòng Bênh Vực Các Quyền Lợi của Khách Hàng (OCRA). OCRA có thể giúp quý vị hiểu các quyền và trách nhiệm của mình bao gồm quyền đối với dịch vụ của trung tâm khu vực và các chương trình khác. Những người ủng hộ OCRA có thể giúp quý vị giải quyết các vấn đề trong khi tìm các biện pháp pháp lý, hành chính hoặc các biện pháp thích hợp khác để đảm bảo bảo vệ quyền của quý vị. Để liên hệ với OCRA, hãy gọi số 1-800-390-7032.

8. Những Nguồn Hỗ Trợ Hữu Ích

Liên kết sau dẫn đến các nguồn hỗ trợ của Các Dịch Vụ Trợ Giúp và Đào Tạo Kỹ Thuật California (CalSTAT) trên "Chuyển Tiếp: Trường Học cho Cuộc Sống của Người Trưởng Thành".

http://www.calstat.org/transitionmessages.html

Liên kết sau dẫn đến các nguồn hỗ trợ của Liên Minh Chuyển Tiếp California liên quan đến Chuyển Tiếp.

http://www.catransitionalliance.org/resources/

Nếu quý vị có thắc mắc, quý vị có thể liên hệ với Disability Rights California theo số 1-800-776-5746.

Disability Rights California được tài trợ bởi rất nhiều nguồn, để biết danh sách các nhà tài trợ đầy đủ, hãy truy cập http://www.disabilityrightsca.org/Documents/
ListofGrantsAndContracts.html.

  • 1. 20 Bộ Luật Hoa Kỳ (USC) Mục 1414(d)(1)(A)(i)(VIII); 34 C.F.R. Mục 300.320(b).
  • 2. Luật Công 113-128 (29 U.S.C. Mục 3101, và tiếp theo)
  • 3.  29 U.S.C. Mục 733(d)(4)
  • 4. 34 Bộ Luật Các Quy Định Liên Bang (CFR) Mục 300.43 (a); 20 USC Mục 1401(34)
  • 5. 34 C.F.R Mục 300.320(b)(1).
  • 6. 20 U.S.C. Mục 1414(d)(1)(A)(i)(VIII); 34 C.F.R. Mục 300.320(b).
  • 7. 34 C.F.R Mục 300.320(b)(2)
  • 8. 20 U.S.C. Mục 1401(34); 34 C.F.R. Mục 300.43(a).
  • 9. 20 U.S.C. Mục 1401(34)(c); 34 C.F.R. Mục 300.43(a)(2)(i).
  • 10. 20 U.S.C. Mục 1401(34)(c); 34 C.F.R. Mục 300.43(a)(2)(iii).
  • 11. 20 U.S.C. Mục 1401(34)(c); 34 C.F.R. Mục 300.43(a)(2)(iv).
  • 12. 20 U.S.C. Mục 1401(34)(c); 34 C.F.R. Mục 300.43(a)(2)(ii).
  • 13. 20 U.S.C. Mục 1401(34)(c); 34 C.F.R. Mục 300.43(a)(2)(v).
  • 14. 20 U.S.C. Mục 1401(34)(c); 34 C.F.R. Mục 300.43(a)(2)(v).
  • 15. 34 C.F.R. Mục 300.321(b)(1).
  • 16. 34 C.F.R. Mục 300.321(b)(2).
  • 17. 34 C.F.R. Mục 300.321(b)(3).
  • 18. Bộ Luật Các Quy Chế California, tiêu đề 9, Mục 7028.6 và 7149(r).
  • 19. Bộ Luật Các Quy Chế California, tiêu đề 9, Mục 7062
  • 20. Bộ Luật Các Quy Chế California, tiêu đề 9, Mục 7131.2(a); 34 CFR Mục 361.22(a)(2).
  • 21. Bộ Luật Các Quy Chế California, tiêu đề 9, Mục 7131(a)(1) và (2).
  • 22. Chương Trình Tiểu Bang DOR 2012, Tài Liệu Đính Kèm 4.8(b)(2)  (“Chương Trình Tiểu Bang DOR”), Trang 3 (Có tại: http://www.rehab.cahwnet.gov/Public/DOR-State-Plan.html); Bộ Luật Các Quy Chế Các Quy Chế California, tiêu đề 9, Mục 7028.6, 7131.2 và 7149.
  • 23. 29 U.S.C. Mục 733(b)
  • 24. Xem tổng quát Bộ Luật Phúc Lợi Xã Hội & Tổ Chức Từ Thiện California  Mục 4512(b).
  • 25. Bộ Luật Phúc Lợi Xã Hội & Tổ Chức Từ Thiện California Mục 4512(b).
  • 26. Bộ Luật Phúc Lợi Xã Hội & Tổ Chức Từ Thiện California Mục 4648.55.
  • 27. Bộ Luật Phúc Lợi Xã Hội & Tổ Chức Từ Thiện California Mục 4648.55(d).
  • 28. Bộ Luật Phúc Lợi Xã Hội & Tổ Chức Từ Thiện California Mục 4646(a).
  • 29. 34 C.F.R. Mục 300.102; Bộ Luật Giáo Dục California Mục 56026(c)(4) & 56026.1.
  • 30. 20 U.S.C. Mục 1401(9); 34 C.F.R. Mục 300.17.
  • 31. 20 U.S.C. Mục 1414(d)(1)(A)(i)(VIII); 34 C.F.R. Mục 300.320(b); Bộ Luật Giáo Dục California Mục 56026(c)(4).
  • 32. 20 U.S.C. Mục 1412(a)(12); 34 C.F.R. Mục 300,324(b) và (c).
  • 33. 20 U.S.C. Mục 1412(a)(12)(B)(i).
  • 34. 20 U.S.C. Mục 1412(a)(12)(B)(ii).
  • 35. Bộ Luật Các Quy Chế California, tiêu đề 9, Mục 7028.6 và 7149(r).
  • 36. Bộ Luật Các Quy Chế California, tiêu đề 9, Mục 7149.
  • 37. Bộ Luật Các Quy Chế California, tiêu đề 9, Mục 7353(f).
  • 38. Xem tổng quát 29 U.S.C. Mục 732.
  • 39. Bộ Luật Phúc Lợi Xã Hội & Tổ Chức Từ Thiện California Mục 4731(b).