Tập Tài Liệu Cho Phiên Điều Trần Về Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Tại Trung Tâm Khu Vực

Tập Tài Liệu Cho Phiên Điều Trần Về Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Tại Trung Tâm Khu Vực
Những tài liệu này nhằm giúp chuẩn bị cho buổi điều trần về khả năng hội đủ điều kiện của trung tâm khu vực dành cho trẻ em (từ ba tuổi trở lên) hoặc người lớn đã bị từ chối khả năng hội đủ điều kiện của trung tâm khu vực.
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.
Các tài liệu này cung cấp thông tin hữu ích để chuẩn bị cho phiên điều trần về tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực dành cho trẻ em (ba tuổi trở lên) hoặc người trưởng thành đã bị từ chối tình trạng hội đủ điều kiện tại trung tâm khu vực.
Mục 1 - Kháng Cáo về việc Từ Chối Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Tại Trung Tâm Khu Vực: hướng dẫn thực hành từng bước để kháng cáo về việc từ chối tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực.
Mục 2 - Phụ Lục: biểu đồ, hướng dẫn, mẫu đơn, tài liệu mẫu và luật pháp và quy định điều chỉnh các vấn đề về tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực.
Trong tập tài liệu này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “quý vị” để chỉ trẻ em (ba tuổi trở lên) hoặc người trưởng thành đang tìm cách để hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực.
Quy trình điều trần trong tập tài liệu này khác với quy trình điều trần đối với người tiêu dùng Khởi Đầu Sớm (từ sơ sinh đến ba tuổi). Chương trình Khởi Đầu Sớm cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ cho trẻ em dưới 3 tuổi cần các dịch vụ can thiệp sớm vì trẻ bị chậm phát triển trong các lĩnh vực về phát triển nhận thức, phát triển thể chất, phát triển âm ngữ và ngôn ngữ, phát triển xã hội hoặc cảm xúc hoặc các kỹ năng tự phát triển bản thân. Vui lòng xem Tờ Thông Tin về các Dịch Vụ Khởi Đầu Sớm để biết các quyền điều trần của quý vị trong chương trình Khởi Đầu Sớm: https://www.disabilityrightsca.org/publications/early-start-eligibility và đọc Chương 12 trong phần Giáo Dục Đặc Biệt của Disability Rights California: Cẩm nang hướng dẫn về Quyền và Trách Nhiệm.
Tập tài liệu này không thảo luận về việc chấm dứt tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực. Nếu quý vị đã là người tiêu dùng tại trung tâm khu vực, nhưng bị chấm dứt tình trạng hội đủ điều kiện, vui lòng xem phần Hỏi và Đáp số 24 trong ấn phẩm Các Quyền Theo Đạo Luật Lanterman tại đây: https://rula.disabilityrightsca.org/rula-book/chapter-2-eligibility-for-regional-center-services/
Chúc quý vị may mắn trong phiên điều trần! Chúng tôi hy vọng rằng quý vị thấy thông tin này hữu ích. Nếu quý vị có thắc mắc hay cần giúp đỡ thêm, hãy liên hệ với Disability Rights California theo số (800) 776-5746 hoặc Văn Phòng Bênh Vực Quyền Lợi Thân Chủ (Office of Clients’ Rights Advocacy) theo số (800) 390-7032.
Chương 1 - Giới Thiệu và Luật và Quy Định Liên Quan về việc Chứng Minh Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Tại Trung Tâm Khu Vực
Nếu quý vị đã bị từ chối tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực và không đồng ý với quyết định của trung tâm khu vực, quý vị có quyền kháng cáo. Cẩm nang hướng dẫn này sẽ cung cấp cho quý vị thông tin thiết thực về luật liên quan, cách kháng cáo, và những gì sẽ xảy ra trong quá trình kháng cáo.
Các dịch vụ tại trung tâm khu vực có sẵn cho bất kỳ người nào mắc “khuyết tật phát triển” theo định nghĩa của Đạo Luật Lanterman. Theo luật California, Đạo Luật Lanterman cấp cho người khuyết tật phát triển quyền nhận các dịch vụ và hỗ trợ giúp họ sống một cuộc sống độc lập, có ích và bình thường nhất có thể. Quý vị có thể tìm thấy Đạo Luật Lanterman ở mục 4400- 4906 trong Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế (Welfare and Institutions Code). Đối với vụ việc về tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực, Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế Mục 4512(a) và Bộ Quy Chế California (California Code of Regulations, CCR), Tiêu Đề 17, Mục 54000-54002 cung cấp luật liên quan. Xem tại https://leginfo.legislature.ca.gov/.
Để hội đủ điều kiện nhận dịch vụ từ trung tâm khu vực, một người phải thỏa định nghĩa về “khuyết tật phát triển” được thiết lập tại California.1
Khuyết tật phát triển nghĩa là một tình trạng khuyết tật:
- Khởi phát trước khi một cá nhân được 18 tuổi;2
- Tiếp diễn hoặc được cho là sẽ còn tiếp diễn, vô hạn định; và
- Cấu thành tình trạng khuyết tật đáng kể của cá nhân này.
- Theo định nghĩa của Giám Đốc Dịch Vụ Phát Triển, có tham khảo ý kiến của Tổng Giám Đốc Công Huấn, thuật ngữ này bao gồm: (a) khuyết tật trí tuệ; (b) bại não; (c) động kinh; và (d) tự kỷ. Thuật ngữ này cũng sẽ bao gồm “Diện Thứ 5”, đó là: (a) những tình trạng khuyết tật được cho là có quan hệ mật thiết với khuyết tật trí tuệ; hoặc (f) đòi hỏi điều trị tương tự như điều trị cho cá nhân bị khuyết tật trí tuệ, nhưng không bao gồm các tình trạng tàn tật thể chất bẩm sinh đơn thuần khác.
Đối với các trường hợp đủ điều kiện của trung tâm khu vực, bạn có gánh nặng chứng minh. Điều này có nghĩa là bạn phải chứng minh rằng bạn đáp ứng mọi yếu tố của luật để thắng kiện.
Tình Trạng Phải Khởi Phát Trước 18 Tuổi
Định nghĩa về khuyết tật phát triển quy định rằng tình trạng này “khởi phát trước khi cá nhân được 18 tuổi”. Nếu quý vị dưới 18 tuổi tại thời điểm điều trần, yếu tố này sẽ không là vấn đề. Nếu quý vị trên 18 tuổi, quý vị có thể cần tạo dựng một bức ảnh thuyết phục về ngoại hình của mình cách đây năm, mười, hai mươi năm hoặc hơn. Quý vị sẽ cần tìm bệnh án, học bạ và các hồ sơ khác giúp ích cho quý vị trong quá trình thực hiện việc đó. Quý vị cũng nên cố gắng tìm nhân chứng người biết quý vị khi quý vị còn nhỏ.
Bắt đầu bằng việc chứng minh rằng quý vị đang bị khuyết tật đáng kể, cho dù quý vị bao nhiêu tuổi. (Xem mục ở trang 7 F bên dưới, trong đó thảo luận về việc chứng minh tình trạng khuyết tật đáng kể). Sau đó, để chứng minh tình trạng khuyết tật đáng kể khởi phát trước 18 tuổi, quý vị hãy tìm cách xác minh thông qua lời khai và hồ sơ mà quý vị cũng bị ảnh hưởng tương tự trước khi được 18 tuổi.
Tình Trạng Phải Có Khả Năng Tiếp Diễn Vô Hạn Định
Điều quan trọng cần lưu ý là quý vị chỉ cần chứng minh rằng tình trạng đó có khả năng tiếp diễn vô hạn định, không nhất thiết là mãi mãi. Hầu hết khách hàng của chúng tôi mắc phải tình trạng sẽ kéo dài mãi mãi. Trong bất kỳ trường hợp nào, hầu như không thể quả quyết rằng tình trạng khuyết tật đáng kể sẽ chấm dứt vào một thời điểm có thể dự đoán. Đôi khi, vấn đề này xuất hiện trong các trường hợp trung tâm khu vực khẳng định rằng tình trạng đó là “bệnh tâm thần đơn thuần”. (Xem chương 2 bên dưới về quy định liên quan đến “bệnh tâm thần đơn thuần”). Trung tâm khu vực có thể khẳng định rằng nếu dùng thuốc, tình trạng của quý vị sẽ cải thiện và quý vị sẽ không còn bị khuyết tật nữa. Trong trường hợp đó, khó khăn lớn nhất của quý vị là việc chứng minh một số nguyên do khác, chẳng hạn như rối loạn thần kinh mà thuốc không thể chữa được. Nếu quý vị làm vậy, yếu tố này sẽ không gây ra vấn đề gì. Trung tâm khu vực thường sẵn sàng quy định rằng quý vị thỏa yếu tố này của định nghĩa. Nếu không, quý vị vẫn cần phải chứng minh thông qua lời khai có chuyên môn.
Tình Trạng Phải Là Khuyết Tật Đáng Kể
Quy chế DDS định nghĩa khuyết tật đáng kể là “tình trạng khiếm khuyết nghiêm trọng về chức năng nhận thức và/hoặc xã hội”.3 Mặc dù không cần thiết phải có cả khiếm khuyết về chức năng nhận thức và xã hội để có thể hội đủ điều kiện khuyết tật đáng kể nhưng trên thực tế, điều này chỉ áp dụng cho những người nộp đơn bị tự kỷ, bại não hoặc động kinh vì những người nộp đơn theo diện khuyết tật trí tuệ hoặc theo diện thứ 5 sẽ cần phải thể hiện tình trạng khiếm khuyết ở cả hai chức năng để có thể chứng minh rằng họ thực sự bị khuyết tật trí tuệ hoặc hội đủ điều kiện theo diện thứ 5.
“Khuyết tật đáng kể” là sự tồn tại của những hạn chế đáng kể về chức năng, trong ba lĩnh vực sinh hoạt chính trở lên sau đây, theo xác định của trung tâm khu vực và phù hợp với độ tuổi của cá nhân này:
- Tự chăm sóc;
- Ngôn ngữ tiếp thu và diễn đạt;
- Học tập;
- Vận động;
- Tự chủ;
- Khả năng sống độc lập; và
- Tự túc kinh tế.
Lưu ý: Trước ngày 11 tháng Tám năm 2003, luật không yêu cầu phải có tình trạng khiếm khuyết trong một số lượng lĩnh vực cụ thể. Nếu một người được cho là hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực trước đó và hiện đang được trung tâm khu vực đánh giá lại tình trạng hội đủ điều kiện của mình thì người đó không phải chứng minh tình trạng khiếm khuyết trong ba lĩnh vực trở lên.
Để đáp ứng tiêu chí khuyết tật đáng kể, quý vị phải chứng minh rằng quý vị có những khiếm khuyết trong ít nhất ba lĩnh vực nói trên. Việc chứng minh được yếu tố này cho vụ việc của quý vị đóng vai trò quan trọng để chứng minh rằng quý vị hội đủ điều kiện nhận dịch vụ, cũng như chứng minh với Thẩm Phán Luật Hành Chính (Administrative Law Judge, ALJ) tại sao quý vị cần nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực. Trong trường hợp này, quý vị phải tập trung chứng minh với thẩm phán mức độ nghiêm trọng của tình trạng khuyết tật của quý vị và mô tả rõ ràng tất cả các lĩnh vực quý vị cần hỗ trợ
Chương 2 - Tổng Quan về Khuyết Tật Phát Triển
Khuyết Tật Phát Triển bao gồm:4
- Khuyết Tật Trí Tuệ (trước đây gọi là “Thiểu Năng Trí Tuệ”);5
- Bại Não;
- Động Kinh;
- Tự Kỷ;
- Những tình trạng khuyết tật được cho là có quan hệ mật thiết với khuyết tật trí tuệ hoặc đòi hỏi điều trị tương tự như điều trị cho cá nhân bị khuyết tật trí tuệ (gọi là “Diện Thứ 5”).
Khuyết Tật Trí Tuệ
Theo Cẩm Nang Chẩn Đoán và Thống Kê Các Rối Loạn Tâm Thần, Ấn Bản Lần Thứ Năm (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, DSM-5) của Hiệp Hội Tâm Thần Học Của Hoa Kỳ (American Psychiatric Association),6 khuyết tật trí tuệ là một rối loạn bắt đầu trong giai đoạn phát triển bao gồm cả những khiếm khuyết về chức năng thích nghi lẫn trí tuệ trong các lĩnh vực nhận thức, xã hội và thực tiễn. Một người cần được bác sĩ lâm sàng đánh giá (kiểm tra) xem liệu họ có đáp ứng tiêu chí khuyết tật trí tuệ không. Họ cần phải đáp ứng ba tiêu chí sau:
- Khiếm khuyết về chức năng trí tuệ, như lập luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tư duy trừu tượng, phán đoán, học thuật và học hỏi từ kinh nghiệm, được xác nhận bằng cả đánh giá lâm sàng và kiểm tra trí thông minh được tiêu chuẩn hóa và cá nhân hóa.
- Khiếm khuyết về chức năng thích nghi dẫn đến việc không đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển và văn hóa xã hội đối với tính độc lập của cá nhân và trách nhiệm xã hội. Nếu không có hỗ trợ liên tục, khiếm khuyết về chức năng thích nghi sẽ giới hạn chức năng ở một hoặc nhiều hoạt động sinh hoạt hằng ngày, như giao tiếp, tham gia xã hội và sống độc lập, trong nhiều môi trường như tại nhà, trường học, nơi làm việc và cộng đồng.
- Khởi phát các khiếm khuyết về chức năng thích nghi và trí tuệ trong suốt giai đoạn phát triển.
Thẩm định viên phải nêu rõ mức độ nghiêm trọng mà DSM-5 giải thích được dựa trên chức năng thích nghi và không phải là điểm IQ, vì chính chức năng thích nghi sẽ quyết định mức độ hỗ trợ cần thiết.
Lưu ý: Có thể chẩn đoán khuyết tật trí tuệ cho các cá nhân có điểm IQ toàn diện từ 71 đến 75 nếu họ có những khiếm khuyết đáng kể trong các lĩnh vực về hành vi thích nghi được liệt kê ở trên. Có thể yêu cầu ý kiến của một chuyên gia độc lập để chứng minh điều này.
Xem http://www.ddhealthinfo.org để biết thêm thông tin.
Bại Não
Bại Não là một thuật ngữ bao trùm mô tả một nhóm các tình trạng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát vận động của một người. Bại Não thường bắt đầu từ lúc sinh ra hoặc trong vài năm đầu đời. Các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian nhưng tình trạng này thường sẽ không tiến triển. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do tổn hại đối với các phần của não bộ có chức năng kiểm soát vận động và tư thế hoặc do các phần này không thể phát triển thích hợp.
Xem http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/cerebralpalsy.html để biết thêm thông tin.
Tự Kỷ
Đạo Luật Lanterman sử dụng thuật ngữ “tự kỷ” làm một trong năm hạng mục khuyết tật phát triển. Cả DSM-IV-TR VÀ DSM-5 đều không sử dụng thuật ngữ “tự kỷ”.
DSM-IV-TR mô tả “rối loạn tự kỷ” là một trong năm chứng Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa (Pervasive Developmental Disorder, PDD). Các PDD khác bao gồm Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa-Không Xác Định (Pervasive Developmental Disorder-Not Otherwise Specified, PDD-NOS), Rối Loạn Asperger, Hội Chứng Rett và Rối Loạn Phân Ly Ở Trẻ Em. Trong DSM-IV-TR, mặc dù chẩn đoán về Rối Loạn Asperger và rối loạn tự kỷ là tương đồng, nhưng cũng có một số điểm khác biệt. Khác biệt chính giữa Rối Loạn Asperger và Rối Loạn Tự Kỷ đó là chẩn đoán Rối Loạn Tự Kỷ yêu cầu phải có chậm phát triển ngôn ngữ đáng kể và thời gian bắt đầu là trước 3 tuổi.
Một số trung tâm khu vực đã quy định rằng người bị Rối Loạn Asperger không hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ tại trung tâm khu vực theo diện “tự kỷ” theo Đạo Luật Lanterman. Một số trung tâm khu vực cũng đã quy định rằng những người bị PDD-NOS không hội đủ điều kiện để nhận các dịch vụ tại trung tâm khu vực theo diện “tự kỷ”, mặc dù họ có thể hội đủ điều kiện nhận dịch vụ theo “diện thứ 5”. (Xem bên dưới để biết thông tin về tình trạng hội đủ điều kiện theo “diện thứ 5”). Một số trung tâm khu vực đã cho phép mọi người hội đủ điều kiện mắc chứng “tự kỷ chức năng mức độ cao” nếu họ có điểm IQ cao hơn, do đó khó phân biệt chứng tự kỷ này với Asperger.
Trong các phiên điều trần trước đây về tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực, hầu hết thẩm phán nói rằng thuật ngữ “tự kỷ” theo Đạo Luật Lanterman có nghĩa là “rối loạn tự kỷ” trong DSM-IV-TR (và không phải là Rối Loạn Asperger hay PDD-NOS). Vì vậy, nhiều người mắc chứng Rối Loạn Asperger hoặc PDD-NOS được xác định không đáp ứng tiêu chí pháp lý để hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực.
DSM-5 sử dụng chẩn đoán “Rối Loạn Phổ Tự Kỷ” (Autism Spectrum Disorder, ASD). ASD là thuật ngữ mới trong DSM-5 đề cập đến Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa trước đây, ở tất cả các mức độ nghiêm trọng. Thuật ngữ này bao gồm các tình trạng được dùng để được gọi riêng là Rối Loạn Tự Kỷ, PDD-NOS và Rối Loạn Asperger. Vì DSM-5 là phiên bản hiện tại nên ấn bản này đề cập đến tình trạng hội đủ điều kiện theo diện “tự kỷ” theo Đạo Luật Lanterman là “Rối Loạn Phổ Tử Kỷ”. Điều này phù hợp với những gì thẩm phán đã nói trong các quyết định điều trần mới hơn.
Quý vị có thể có một đánh giá chẩn đoán quý vị bằng một trong các thuật ngữ trước đây từ DSM-IV-TR. Quý vị có thể cần nhận một đánh giá mới hoặc yêu cầu chuyên gia giải thích làm thế nào để quý vị đáp ứng các tiêu chí DSM-5 về ASD mặc dù quý vị không đáp ứng các tiêu chí DSM-IV-TR về rối loạn tự kỷ.
Xem http://www.ddhealthinfo.org để biết thêm thông tin về tự kỷ và các khuyết tật phát triển khác.
Động Kinh
Động Kinh là một bệnh lý hệ thần kinh gây ra các cơn co giật. Cơn co giật xảy ra khi có hiện tượng nhiễu điện nhanh trong não và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Một số cơn co giật dẫn đến tình trạng rối loạn giác quan ngắn hạn, còn một số cơn co giật lại dẫn đến bất tỉnh trong thời gian ngắn. Có thể tìm thêm thông tin về động kinh tại đây:
http://www.epilepsyfoundation.org
Diện Thứ 5
Một người có thể coi là bị khuyết tật phát triển theo luật California ngay cả khi người đó không có một trong bốn tình trạng được liệt kê ở trên (khuyết tật trí tuệ, tự kỷ, bại não hoặc động kinh). Một người có thể hội đủ điều kiện theo “diện thứ 5” nếu người đó:
- Gặp phải tình trạng “có quan hệ mật thiết với” khuyết tật trí tuệ; hoặc
- Yêu cầu điều trị “tương tự như” người bị khuyết tật trí tuệ.
Luật không có định nghĩa rõ ràng về “có quan hệ mật thiết với” hoặc “tương tự như” khuyết tật trí tuệ. Tuy nhiên, có thể đưa ra ví dụ là một người có IQ quá cao nên không thể chẩn đoán mắc khuyết tật trí tuệ nhưng lại có những khiếm khuyết đáng kể về các kỹ năng thích nghi dẫn đến tình trạng người đó thực hiện chức năng như một người bị khuyết tật trí tuệ. Như đã lưu ý ở trên trong mục “tự kỷ”, một người được chẩn đoán trước đây là mắc PDD-NOS có thể đủ điều kiện để nhận các dịch vụ tại trung tâm khu vực theo diện tự kỷ dựa trên chẩn đoán ASD mới trong DSM-5 hoặc theo diện thứ 5.7
Các Vấn Đề Sức Khỏe Tâm Thần Đồng Thời hoặc Khuyết Tật Về Học Tập
Một số người bị khuyết tật phát triển gặp những vấn đề sức khỏe tâm thần đồng thời hoặc khuyết tật về học tập. Mục 54000(c)(1) của Tiêu Đề 17 thuộc Bộ Quy Chế California quy định, vì mục đích hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực, thuật ngữ “khuyết tật phát triển” “không bao gồm tình trạng tàn tật” mang tính “tâm thần đơn thuần”. Mục 54000(c)(2) quy định thuật ngữ “khuyết tật phát triển” không được bao gồm những tình trạng “khuyết tật về học tập đơn thuần.”8
Lưu ý: Ngay cả khi có đương đơn bị bệnh tâm thần hoặc khuyết tật về học tập thì điều này cũng không tự động cản trở tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại Trung Tâm Khu Vực của đương đơn đó. Nếu quý vị không chắc chắn về nguyên nhân gây ra tình trạng khiếm khuyết—tình trạng tâm thần, khuyết tật về học tập hoặc nguyên nhân khác—hãy yêu cầu Trung Tâm Khu Vực thẩm định khuyết tật phát triển. Các trung tâm khu vực phải cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng mắc khuyết tật phát triển ngay cả khi tình trạng khuyết tật đó đi kèm với rối loạn tâm thần hoặc rối loạn học tập hoặc cả hai.
Chương 3 - Chứng Minh Chẩn Đoán Tự Kỷ, Khuyết Tật Trí Tuệ hoặc Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Theo Diện Thứ 5
Các nhà tâm lý học đưa ra chẩn đoán theo DSM-5 (phiên bản trước đây được gọi là DSM-IV-TR), cẩm nang hướng dẫn chẩn đoán tâm lý được chấp nhận rộng rãi. Vì các tiêu chí hội đủ điều kiện theo Đạo Luật Lanterman khác với các tiêu chí chẩn đoán DSM nên quý vị cần phải tự làm quen với cả hai. Chuyên gia của quý vị cần giúp quý vị hiểu thông tin này một cách chi tiết hơn. Vì Bại Não và Động Kinh là các chẩn đoán y tế mà bác sĩ y khoa có thể đưa ra một cách chính xác nên chúng ta sẽ tập trung vào ba hạng mục còn lại, tất cả đều thuộc bộ môn khoa học tâm lý không chính xác.
Tự Kỷ
Khi dùng tiêu chí chẩn đoán DSM-5 cho Rối Loạn Phổ Tự Kỷ (Autism Spectrum Disorder, ASD), các chẩn đoán của chuyên gia có thể khác đáng kể. Sự khác biệt này có thể phụ thuộc vào các yếu tố chẳng hạn như lai lịch của chuyên gia, lựa chọn biện pháp chuẩn hóa và thông tin mà chuyên gia xem xét. Quý vị không nên tìm cách trở thành chuyên gia chẩn đoán ASD. Thông tin về ASD trong cẩm nang hướng dẫn này được cung cấp để tham khảo và không thay thế chẩn đoán hoặc ý kiến của chuyên gia thẩm định. Vì vậy, quý vị luôn cần tham khảo ý kiến, giải thích và phân tích từ chuyên gia của mình.
DSM-5
Tiêu chí chẩn đoán DSM-5 cho rối loạn phổ tự kỷ là:
A. Thiếu tương tác xã hội và giao tiếp xã hội dai dẳng trong nhiều ngữ cảnh, được thể hiện trong hiện tại hoặc quá khứ (phải đáp ứng tất cả 3 triệu chứng) như sau:
- Thiếu khả năng tương tác cảm xúc-xã hội, từ phương pháp tiếp cận xã hội bất thường và không thể giao tiếp qua lại thông thường; cho đến giảm chia sẻ sở thích, cảm xúc, tình cảm; không tiến hành hoặc phản hồi với các tương tác xã hội.
- Thiếu hành vi giao tiếp không lời được dùng trong tương tác xã hội, từ giao tiếp bằng lời nói và không lời được tích hợp kém cho đến những bất thường trong giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ cơ thể hoặc thiếu khả năng hiểu và sử dụng phương pháp giao tiếp không lời, cho đến hoàn toàn thiếu biểu cảm gương mặt và giao tiếp không lời.
- Thiếu phát triển, duy trì và thấu hiểu các mối quan hệ, từ những khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các bối cảnh xã hội khác nhau đến những khó khăn trong việc chia sẻ trò chơi tưởng tượng hoặc kết bạn cho đến việc thiếu quan tâm đến bạn đồng trang lứa.
Nêu rõ mức độ nghiêm trọng hiện tại, dựa trên các khiếm khuyết về giao tiếp xã hội và kiểu hành vi hạn chế, lặp lại: Mức độ 1 (cần hỗ trợ), Mức độ 2 (cần hỗ trợ đáng kể) hoặc Mức độ 3 (cần hỗ trợ rất đáng kể)
B. Các hành vi, sở thích hoặc hoạt động hạn chế, lặp lại (phải đáp ứng 2/4 triệu chứng)
- Các chuyển động vận động, sử dụng đồ vật hoặc lời nói rập khuôn hoặc lặp lại (ví dụ: các khuôn mẫu vận động đơn giản, xếp đồ chơi thành hàng hoặc lật đồ vật, chứng nhại lời, sử dụng các cụm từ thông thường một cách bất thường)
- Cố chấp duy trì sự quen thuộc, không linh động trong lề lối hằng ngày hoặc kiểu hành vi bằng lời nói hoặc không lời lễ nghi (ví dụ: cực kỳ lo lắng trước những thay đổi nhỏ, khó khăn trong việc chuyển tiếp, kiểu tư duy cứng nhắc, nghi thức chào hỏi, cần đi cùng một con đường hoặc ăn cùng một món mỗi ngày)
- Sở thích cực kỳ hạn chế, cố định là những sở thích bất thường về cường độ hoặc độ tập trung (ví dụ: gắn bó mãnh liệt với/ bận tâm đến những đồ vật bất thường, sở thích hạn chế hoặc bảo thủ quá mức).
- Phản ứng quá ít hoặc quá nhiều với kích thích giác quan hoặc quan tâm bất thường đến các khía cạnh cảm giác trong môi trường (ví dụ: thờ ơ rõ ràng với cơn đau/nhiệt độ, phản ứng đối nghịch với âm thanh hoặc kết cấu cụ thể, chạm hoặc ngửi đồ vật quá mức, thích ánh sáng hoặc chuyển động)
Nêu rõ mức độ nghiêm trọng hiện tại, dựa trên các khiếm khuyết về giao tiếp xã hội và kiểu hành vi hạn chế, lặp lại: Mức độ 1 (cần hỗ trợ), Mức độ 2 (cần hỗ trợ đáng kể) hoặc Mức độ 3 (cần hỗ trợ rất đáng kể)
C. Các triệu chứng phải được biểu hiện ở giai đoạn mầm non (nhưng có thể không biểu hiện đầy đủ cho đến sau này)
D. Các triệu chứng làm suy yếu đáng kể hoạt động chức năng hằng ngày
E. Không tình trạng nào có thể giải thích được các chứng rối loạn này tốt hơn bằng tình trạng khuyết tật trí tuệ hoặc chậm phát triển toàn bộ
Trang 51 của DSM-5 giải thích rằng “Những cá nhân được chẩn đoán mắc rối loạn tự kỷ, Rối Loạn Asperger hoặc rối loạn phát triển lan tỏa không xác định theo DSM-IV đã được chứng minh phải được chẩn đoán mắc rối loạn phổ tự kỷ. Những cá nhân có khiếm khuyết rõ rệt về giao tiếp xã hội nhưng có các triệu chứng không đáp ứng tiêu chí về rối loạn phổ tự kỷ phải được thẩm định chứng rối loạn giao tiếp xã hội.”
Các Phương Pháp Thực Hành Tốt Nhất Của DDS
DDS đã xuất bản tài liệu Rối Loạn Phổ Tự Kỷ: Nguyên Tắc Thực Hành Tốt Nhất Để Khám Sàng Lọc, Chẩn Đoán và Đánh Giá (Autistic Spectrum Disorders: Best Practice Guidelines for Screening, Diagnosis and Assessment).9 Tài liệu này đề xuất các thành phần của một đánh giá thực hành tốt nhất như sau: xem xét hồ sơ; đánh giá y tế; phỏng vấn phụ huynh/người giám hộ; đánh giá trực tiếp bệnh nhân (phỏng vấn, quan sát trực tiếp); đánh giá tâm lý (đánh giá nhận thức, đánh giá chức năng thích nghi, đánh giá sức khỏe tâm thần); đánh giá giao tiếp; đánh giá chức năng và năng lực xã hội; hành vi, sở thích và hoạt động hạn chế; chức năng gia đình. Cụ thể, Nguyên Tắc Thực Hành Tốt Nhất quy định rằng Bảng Phỏng Vấn Chẩn Đoán Tự Kỷ Có Điều Chỉnh (Autism Diagnostic Interview – Revised, ADI-R) là biện pháp chuẩn hóa đáng tin cậy nhất để ghi nhận lịch sử phát triển hành vi tự kỷ ở giai đoạn đầu đời. AID-R, khi kết hợp với Bảng Quan Sát Chẩn Đoán Tự Kỷ (Autism Diagnostic Observation Schedule, “ADOS”, một biện pháp đo lường chuẩn hóa khác), sẽ đưa ra chẩn đoán với độ tin cậy 85%.10 Tuy nhiên, do các tài nguyên này dành cho nguyên đơn hoặc trung tâm khu vực của nguyên đơn đó nên các nguyên tắc này không phải lúc nào cũng được tuân theo một cách chính xác.
Có một số chẩn đoán tâm thần phổ biến có biểu hiện khá giống với chứng rối loạn phổ tự kỷ. Các chẩn đoán này bao gồm Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế, Tâm Thần Phân Liệt Ở Trẻ Em, Rối Loạn Thách Thức Chống Đối và Rối Loạn Tăng Động, Giảm Chú Ý (Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder, ADHD). Mặc dù DSM-IV-TR quy định rằng tự kỷ và ADHD là các chẩn đoán không tương thích (trang 74) nhưng DSM-5 khuyến khích chẩn đoán các chứng rối loạn đồng thời để mô tả chính xác hơn một người và dẫn đến phương pháp điều trị bổ sung khả dĩ.
Khi phân biệt giữa các tình trạng này, ALJ dựa vào độ tin cậy của lời khai đối lập của chuyên gia, cũng như dựa vào những điểm khác biệt về hành vi mà người với các chẩn đoán khác thường thể hiện. Ví dụ: Nguyên Tắc Thực Hành Tốt Nhất giải thích rằng cá nhân mắc chứng tự kỷ sẽ có thể tập trung vào một số hoạt động nằm trong lĩnh vực quan tâm hạn chế của mình, trong khi cá nhân mắc ADHD sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung vào hoạt động bất kỳ.
Tương tự, cá nhân mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ sẽ không cố gắng che giấu các hành vi hung hăng hoặc không phù hợp, trong khi cá nhân mắc chứng Rối Loạn Thách Thức Chống Đối sẽ cố gắng che giấu các hành động mà người đó biết là sai trái.11 Ví dụ: trong quyết định về phiên điều trần, ALJ có thể ghi chú rằng Nguyên Đơn ghét chính mình và trở nên chán nản vì vấn đề chảy nước miếng của mình và việc mình bị tẩy chay. Về việc này, nhà tâm lý học đang làm chứng cho trung tâm khu vực dưới vai trò nhân chứng có chuyên môn có thể cho rằng người tự kỷ sẽ không quan tâm những gì người khác nói hoặc nghĩ về mình. Trong ví dụ này, một ALJ không có kiến thức đặc thù về tâm lý học sẽ có thể phân tích bằng chứng về hành vi của nguyên đơn với một số vốn hiểu biết chuyên sâu của một chuyên gia.
Khuyết Tật Trí Tuệ
Tình trạng hội đủ điều kiện khuyết tật trí tuệ có thể khó chứng minh trong các vụ việc không thể phân loại rõ ràng bởi vì phân tích này tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt được đề ra trong DSM-5. Các chuyên gia của trung tâm khu vực hiếm khi phạm phải sai lầm trong việc áp dụng các tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, nếu quý vị tham khảo ý kiến của một chuyên gia độc lập thì chuyên gia đó sẽ có thể cho quý vị biết liệu bài kiểm tra, phân tích hoặc kết quả của trung tâm khu vực có lỗi hay không.
Đặc điểm cơ bản nhất của tình trạng khuyết tật trí tuệ là những khiếm khuyết về năng lực trí tuệ nói chung (Tiêu Chí A) và khiếm khuyết trong chức năng thích nghi hằng ngày, so với những người bạn của một cá nhân ở cùng độ tuổi, giới tính và có cùng tình trạng văn hóa xã hội (Tiêu Chí B), bắt đầu trong giai đoạn phát triển (Tiêu Chí C). DSM-5, trang 37.
“Tiêu Chí A đề cập đến các chức năng trí tuệ liên quan đến lập luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tư duy trừu tượng, phán đoán, học hỏi từ hướng dẫn và kinh nghiệm và hiểu biết về thực tiễn.” DSM-5, trang 37. Tiêu chí này thường được đánh giá bằng bài kiểm tra trí thông minh hợp lệ mà quý vị được chấm điểm chỉ số thông minh (intelligence quotient, IQ). Chẩn đoán về tình trạng khuyết tật trí tuệ nhẹ yêu cầu cá nhân có IQ từ 50-55 đến khoảng 70. Tuy nhiên, phép đo IQ có sai số khoảng 5 điểm, vì vậy chuyên gia có thể chẩn đoán tình trạng khuyết tật trí tuệ của một người bằng IQ từ 70-75 nếu người đó có biểu hiện khiếm khuyết đáng kể về hành vi thích nghi. Trên thực tế, cực kỳ hiếm khi ALJ nhận thấy nguyên đơn hội đủ điều kiện bị khuyết tật trí tuệ khi người này có IQ 70-75. Những quyết định của OAH thường áp dụng giới hạn IQ rõ ràng là 69 đối với khuyết tật trí tuệ, duy trì điểm 70-75 cho tình trạng hội đủ điều kiện theo diện thứ 5. Từ góc nhìn của người biện hộ, nguyên đơn có IQ 70-75 nên lập luận rằng sai số bao gồm điểm IQ của nguyên đơn nằm trong phạm vi hội đủ điều kiện bị khuyết tật trí tuệ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này phần lớn không thành công cho đến nay.
Tiêu Chí B đo lường chức năng thích nghi hoặc “mức độ một người đáp ứng các tiêu chuẩn cộng đồng về tính độc lập của cá nhân và trách nhiệm xã hội so với những người khác cùng lứa tuổi và có nền tảng văn hóa xã hội tương tự.” DSM-5, trang 37. DSM-5 lưu ý rằng một người có thể đo lường các khiếm khuyết về chức năng thích nghi từ đánh giá lâm sàng của người đó, cũng như các biện pháp chuẩn hóa do người quen biết với người đó hoàn thành.
DSM-5 giải thích rằng chức năng thích nghi bao hàm lập luận thích nghi trong ba lĩnh vực:
- Nhận Thức (học thuật): Trí nhớ, ngôn ngữ, đọc, viết, lập luận toán học, tiếp thu kiến thức thực tế, giải quyết vấn đề, phán đoán trong các tình huống mới lạ.
- Xã Hội: Nhận thức về suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của người khác, đồng cảm, kỹ năng tạo dựng và duy trì tình bạn, kỹ năng giao tiếp và phán đoán xã hội.
- Thực Tiễn: Học tập và tự quản lý trong các môi trường bao gồm chăm sóc cá nhân, làm việc, quản lý tiền bạc, giải trí, hành vi và sắp xếp công việc.
Tiêu Chí B được đáp ứng khi, trong mối liên quan trực tiếp với khiếm khuyết trí tuệ, một người bị khiếm khuyết ở ít nhất một lĩnh vực nhiều đến mức họ cần hỗ trợ liên tục để hoạt động thích hợp trong một môi trường sống trở lên (trường học, nơi làm việc, nhà ở hoặc cộng đồng). DSM-5, trang 38.
Tiêu Chí B là một lĩnh vực trong đó Các Nguyên Tắc của Hiệp Hội Cơ Quan Trung Tâm Khu Vực (Association of Regional Center Agencies, ARCA)12 có phạm vi hẹp hơn so với các tiêu chí chẩn đoán DSM-5. Khi đo lường chức năng thích nghi, Các Nguyên Tắc này loại trừ những khiếm khuyết do tình trạng tâm thần gây ra.13 Mặt khác, DSM-5 quy định rằng “Chẩn đoán về khuyết tật trí tuệ phải được đưa ra nếu Tiêu Chí A, B và C được đáp ứng. DSM-5, trang 39. Ngoài ra, các rối loạn tâm thần xảy ra cùng với khuyết tật trí tuệ cao gấp ba đến bốn lần so với công chúng. DSM-5, trang 40. Vì các rối loạn này xảy ra cùng với khuyết tật trí tuệ quá thường xuyên nên rất khó để loại trừ một người vì lý do mắc các rối loạn này. Mặc dù Các Nguyên Tắc của ARCA đề cập đến tình trạng hội đủ điều kiện theo diện thứ 5 nhưng tòa án cũng áp dụng tiêu chuẩn thu hẹp này để xác định tính hội đủ điều kiện bị khuyết tật trí tuệ.
Cần lưu ý rằng sự tồn tại của các khiếm khuyết về chức năng thích nghi do tình trạng tâm thần gây ra không nhất thiết vi phạm yếu tố “Đơn Thuần”. Yếu tố đó loại trừ các rối loạn tâm thần trong đó chức năng bị suy giảm bắt nguồn từ rối loạn tâm thần. Nguyên đơn với chức năng thích nghi kém bị suy giảm thêm do tình trạng tâm thần vẫn có thể đáp ứng yếu tố “Đơn Thuần” miễn là chức năng bị suy giảm của người đó không bắt nguồn từ rối loạn tâm thần. Xem vụ Samantha C. kiện Sở Dịch Vụ Phát Triển Tiểu Bang, 185 Cal. App. 4th 1462, 1493 (2010).
Tuy nhiên, sau cùng, Tiêu Chí B hiếm khi gây khó khăn cho nguyên đơn đủ tiêu chuẩn. Mặc dù nguyên đơn có thể đáp ứng Tiêu Chí A và không đáp ứng Tiêu Chí B nhưng nguyên đơn có IQ dưới 70 hầu hết nhất định sẽ có biểu hiện khiếm khuyết trong ít nhất hai lĩnh vực kỹ năng nêu trên. Ngoài ra, do các tiêu chí trùng lặp đáng kể nên nguyên đơn đã đáp ứng Yếu Tố Khuyết Tật Đáng Kể sẽ có thể đáp ứng Tiêu Chí B.
Tiêu Chí C giống như Yếu Tố Trước Mười Tám Tuổi do đó không mang lại thêm khó khăn nào cho nguyên đơn đủ tiêu chuẩn.
Diện Thứ 5
Tình trạng hội đủ điều kiện theo Diện Thứ 5 là một hạng mục pháp lý, không phải chẩn đoán tâm lý hoặc y tế. Tuy nhiên, nhà tâm lý học và các chuyên gia khác có thể đưa ra quan điểm, dựa trên bằng chứng để giúp chứng minh tình trạng hội đủ điều kiện theo Diện Thứ 5.
Diện Thứ 5 bao gồm hai lựa chọn riêng biệt cho tình trạng hội đủ điều kiện:
- Những tình trạng khuyết tật được cho là có quan hệ mật thiết với khuyết tật trí tuệ.
- Những tình trạng khuyết tật đòi hỏi điều trị tương tự như điều trị cho cá nhân bị khuyết tật trí tuệ.
Vì Đạo Luật Lanterman chỉ mới được sửa đổi gần đây để thay thế thuật ngữ “thiểu năng trí tuệ” bằng thuật ngữ “khuyết tật trí tuệ” nên hầu hết các phán quyết của tòa án và điều trần trong quá khứ sử dụng thuật ngữ “thiểu năng trí tuệ”.
Lựa chọn “có quan hệ mật thiết với” áp dụng cho các tình trạng “tương tự như thiểu năng trí tuệ” với nhiều yếu tố giống nhau hoặc gần giống nhau cần thiết để phân loại một người là người bị thiểu năng trí tuệ”. Vụ Mason kiện Văn Phòng Điều Trần Hành Chính, 89 Cal. App. 4th 1119, 1129 (2001). Trên thực tế, điều này thường có nghĩa là điểm IQ nằm trong khoảng 70-75 với điểm chức năng thích nghi nằm trong phạm vi khuyết tật trí tuệ. Tuy nhiên, nếu điểm IQ trong khoảng 70-75 thuộc “biên độ sai số” đối với tình trạng khuyết tật trí tuệ thì người có điểm IQ trên 75 có thể hội đủ điều kiện theo Diện Thứ 5.
Lựa chọn “điều trị tương tự” áp dụng cho các tình trạng đòi hỏi, hơn là chỉ hưởng lợi từ, phương pháp điều trị cần thiết cho người bị khuyết tật trí tuệ. (Các điểm số chức năng thích nghi và nhận thức dưới trung bình cũng giúp chứng minh tình trạng hội đủ điều kiện “điều trị tương tự”). Theo truyền thống, “phương pháp điều trị” đã được diễn giải theo nghĩa hẹp. Các nguyên tắc của trung tâm khu vực đề xuất rằng người bị khuyết tật trí tuệ sẽ cần phương pháp điều trị chẳng hạn như đào tạo các kỹ năng hơn là chỉ động lực; đào tạo dài hạn hơn là đào tạo khắc phục ngắn hạn; hỗ trợ phát triển hơn là phục hồi chức năng; đào tạo với các bước được chia nhỏ, đơn vị bài học cụ thể được giảng dạy bằng cách lặp lại nhiều lần; và hỗ trợ giáo dục với các điều chỉnh trong nhiều lĩnh vực kỹ năng.
Tuy nhiên, một vụ việc gần đây tại Tòa Phúc Thẩm California (California Court of Appeals) đã đề xuất cách diễn giải “phương pháp điều trị” theo nghĩa rộng hơn, bao gồm “trợ giúp nấu ăn, sử dụng phương tiện công cộng, quản lý tiền bạc, đào tạo nghề và phục hồi chức năng, đào tạo kỹ năng sống độc lập, phương pháp giảng dạy và phát triển kỹ năng chuyên biệt và hỗ trợ việc làm.” Vụ Samantha C. kiện Sở Dịch Vụ Phát Triển Tiểu Bang, 185 Cal. App. 4th 1462, 1493 (2010). Tại phiên điều trần của quý vị, cần chỉ rõ rằng đây là tiêu chuẩn pháp lý hiện hành.
Xem Phụ Lục B - Hướng Dẫn Đánh Giá, có thể được cung cấp cho thẩm định viên độc lập để xác định xem một người có bị khuyết tật phát triển theo Đạo Luật Dịch Vụ cho Người Khuyết Tật Phát Triển Lanterman (Lanterman Developmental Disabilities Services Act) hay không.
Xem “Ấn Bản về Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Theo Diện 5” (5th Category Eligibility Publication) trên trang web của chúng tôi tại http://www.disabilityrightsca.org/pubs/551001.pdf để biết thêm thông tin về cách chứng minh tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực theo Diện Thứ 5.
Chương 4 – Thông Báo Đầy Đủ về Quy Trình Điều Trần
Quý vị có quyền nhận văn bản thông báo hành động (notice of action, NOA) khi trung tâm khu vực từ chối đơn đăng ký dịch vụ của quý vị. Thông báo của trung tâm khu vực phải cho quý vị biết những luật nào cho phép trung tâm này ra quyết định và những dữ kiện mà trung tâm này dùng làm căn cứ để từ chối. Thông tin này giúp quý vị quyết định liệu quý vị có nên kháng cáo hay không và giúp quý vị chuẩn bị cho phiên điều trần của mình. Thông báo này phải cho biết:
- Hành động mà trung tâm khu vực sẽ thực hiện
- Lý do họ thực hiện hành động
- Thời điểm họ thực hiện hành động
- Luật, quy định, hay chính sách nào được trung tâm khu vực dựa vào để làm điều đó
- Cách thức và nơi nộp đơn kháng cáo
- Hạn cuối nộp đơn kháng cáo
- Thông tin về những gì xảy ra trong quy trình kháng cáo
- Làm thế nào để xem lại hồ sơ trung tâm khu vực của quý vị
- Nơi nhận được trợ giúp biện hộ.
Sau khi quý vị nhận được Thông Báo Hành Động (Notice of Action, NOA), quý vị có thể nộp đơn yêu cầu phiên điều trần nếu quý vị không đồng ý. Nếu trung tâm khu vực từ chối, giảm hay chấm dứt một dịch vụ mà không thông báo cho quý vị, quý vị vẫn có thể kháng cáo – quý vị không cần phải có NOA để kháng cáo. Quý vị gửi mẫu đơn Yêu Cầu Kháng Cáo cho DDS để bắt đầu kháng cáo.
Nộp Đơn Yêu Cầu Phiên Điều Trần
Cách nhanh nhất để yêu cầu kháng cáo là nộp đơn trực tuyến trên trang mạng DDS bằng cách nhấp vào đây. Quý vị cũng có thể điền Mẫu Đơn DS 1821 này rồi gửi đi. Quý vị có thể gửi mẫu đơn qua email đến appealrequest@dds.ca.gov. Quý vị có thể gửi mẫu đơn qua đường bưu điện tới địa chỉ: Office of Community Appeals and Resolutions, 1215 O Street MS 8-20, Sacramento, CA 95814. Quý vị có thể gửi fax mẫu đơn theo số 916-654-3641. Quý vị sẽ nhận được email hoặc thư từ DDS thông báo rằng yêu cầu kháng cáo của quý vị đã được tiếp nhận.
Cuộc Họp Không Chính Thức
Khi nộp Mẫu Yêu Cầu Phiên Điều Trần Công Bằng, quý vị được lựa chọn có một buổi họp không chính thức và/hoặc hòa giải với trung tâm khu vực trước khi điều trần. Đây là cuộc họp giữa quý vị (và người đại diện của quý vị nếu có) và người đại diện của trung tâm khu vực. Mục đích là để giải quyết vấn đề hoặc ít nhất là thu hẹp phạm vi của vấn đề tại phiên điều trần. Đây là cơ hội để quý vị gặp gỡ một nhà quản lý trung tâm khu vực và đề nghị người đó đồng ý cho quý vị hội đủ điều kiện nhận dịch vụ của trung tâm khu vực. Quý vị không phải tham gia một buổi họp không chính thức nhưng nếu quý vị yêu cầu thì trung tâm khu vực phải sắp xếp một cuộc họp.
Trong vòng 5 ngày làm việc sau buổi họp không chính thức, giám đốc trung tâm khu vực hoặc người thực hiện thay quyền giám đốc phải gửi cho quý vị một quyết định bằng văn bản. Quyết định bằng văn bản này phải nêu từng vấn đề được trình bày trong cuộc họp không chính thức, quyết định đối với từng vấn đề được nêu, nêu rõ các dữ kiện ủng hộ từng quyết định, và xác định những luật, quy định và chính sách được dùng làm căn cứ. Ngoài ra còn phải giải thích cách kháng cáo một quyết định.
Nếu quý vị đồng ý với quyết định không chính thức này, quý vị có thể rút yêu cầu phiên điều trần của quý vị bằng cách hoàn tất biểu mẫu “Thông Báo Hủy Bỏ Phiên Điều Trần” do trung tâm khu vực cung cấp. Quyết định này sẽ có hiệu lực 10 ngày sau khi trung tâm khu vực nhận được “Thông Báo Hủy Bỏ Phiên Điều Trần”.
Nếu quý vị không đồng ý với quyết định không chính thức này, quý vị bày tỏ sự bất đồng bằng cách tiếp tục với buổi hòa giải hoặc phiên điều trần đã lên lịch.
Hòa Giải
Quý vị cũng có thể yêu cầu hòa giải. Hòa giải là một cuộc họp có bố trí người hòa giải độc lập và được đào tạo từ Văn Phòng Điều Trần Hành Chính (Office of Administrative Hearings, OAH) để gặp gỡ quý vị và một người đại diện của trung tâm khu vực. Người hòa giải sẽ cố gắng tìm điểm chung và các giải pháp mới. Đôi khi, người hòa giải có thể gặp riêng từng bên để giải quyết vấn đề. Người hòa giải không có quyền áp đặt sự đồng ý. Nếu quý vị đồng ý, quý vị hãy ký vào văn bản nhất trí và quy trình kháng cáo sẽ dừng lại. Nếu quý vị không đồng ý, quý vị sẽ chuyển sang phiên điều trần công bằng.
Nếu quý vị yêu cầu buổi hòa giải, trung tâm khu vực phải tham gia buổi hòa giải đó. Quý vị không cần phải có cuộc họp không chính thức trước nếu quý vị không muốn.
Hoà giải là một bước quan trọng và chúng tôi khuyến nghị các gia đình tham dự buổi hòa giải trước phiên điều trần. Hòa giải thường là một ý hay vì cách làm này mang đến cho quý vị và trung tâm khu vực thêm cơ hội để đạt được sự nhất trí. Tuy nhiên, buổi hòa giải cũng cần một ít thời gian. Hãy chuẩn bị thỏa hiệp và suy nghĩ sáng tạo về cách quý vị có thể giải quyết tình huống. Ví dụ: nếu quý vị cần nhiều thời gian chăm sóc thay thế hơn trong một số tháng so với các tháng khác, trung tâm khu vực có thể cung cấp cho quý vị số giờ chăm sóc thay thế trong 6 tháng để quý vị có thể sử dụng nếu cần.
Nếu quý vị không đạt được sự nhất trí tại buổi hòa giải, mọi đề xuất thỏa hiệp vẫn sẽ được giữ bí mật và quý vị hoặc trung tâm khu vực không được sử dụng đề xuất đó để chống lại bên còn lại tại phiên điều trần công bằng sau đó.
Ngay cả khi buổi hòa giải không như ý, thì quý vị vẫn sẽ có thêm thông tin về vụ việc của trung tâm khu vực. Thông tin này có thể giúp quý vị chuẩn bị cho phiên điều trần công bằng của mình. Nếu quý vị nghĩ không có hy vọng gì đạt được sự nhất trí thì quý vị có thể quyết định KHÔNG hòa giải. Đây gọi là “khước từ hòa giải”. Tuy nhiên, nhiều người vốn có ý nghĩ không hy vọng thỏa thuận thành công lại đạt được sự nhất trí trong buổi hòa giải. Nếu quý vị hoặc trung tâm khu vực khước từ hòa giải, hãy đảm bảo là quý vị đã sẵn sàng cho phiên điều trần công bằng của mình. Phiên điều trần của quý vị có thể được xếp lịch sớm hơn nếu quý vị tham gia buổi hòa giải trước tiên.
Kiến Nghị
Kiến nghị là một yêu cầu gửi đến thẩm phán luật hành chính để ra quyết định về một vấn đề trong vụ việc trước phiên điều trần. Những ví dụ về kiến nghị bao gồm kiến nghị bác bỏ dựa trên quy định giới hạn hiện hành hoặc kiến nghị vắng mặt trong buổi hầu tòa.
Đạo Luật Thủ Tục Hành Chính (Administrative Procedure Act, APA) không áp dụng cho các phiên điều trần của trung tâm khu vực, nhưng có thể là một hướng dẫn hữu ích về việc phản hồi kiến nghị. Để biết thêm thông tin về APA, hãy truy cập tại: https://www.dgs.ca.gov/OAH/Case-Types/General-Jurisdiction/About/Page-Content/About-APA
Phiên Điều Trần Công Bằng
Bước cuối cùng trong quy trình kháng cáo là phiên điều trần công bằng. Phiên điều trần này sẽ diễn ra trong vòng 50 ngày kể từ yêu cầu phiên điều trần của quý vị trừ phi cần phải trì hoãn vì nguyên nhân chính đáng. Hai (2) ngày làm việc trước phiên điều trần, quý vị và trung tâm khu vực gửi cho nhau vật chứng và danh sách nhân chứng của quý vị. Xem Phụ Lục E để biết danh sách nhân chứng và vật chứng mẫu. Phiên điều trần được tổ chức trước một Thẩm Phán Luật Hành Chính (Administrative Law Judge, ALJ). Tại phiên điều trần, trung tâm khu vực phải trình bày vụ việc của họ trước. ALJ sẽ đưa ra quyết định bằng văn bản 10 ngày sau phiền điều trần.
Hoãn Lại (Trì Hoãn)
Quý vị hoặc trung tâm khu vực có thể yêu cầu thay đổi ngày diễn ra phiên điều trần hoặc buổi hòa giải. Để hoãn ngày diễn ra phiên điều trần, quý vị phải nộp “Kiến Nghị Hoãn Phiên Điều Trần và Khước Từ Thời Gian”. Dưới đây là liên kết đến mẫu đơn kiến nghị: https://www.dgs.ca.gov/-/media/Divisions/OAH/Forms/GJ-Forms/OAH24.pdf?la=en&hash=BEB591E13540FF3FC99D4B5238528704384F7546
Quý vị không cần phải có lý do chính đáng để xin hoãn lại đối với yêu cầu đầu tiên. Nhưng đối với yêu cầu thứ hai hoặc thứ ba, quý vị phải có “lý do chính đáng” để OAH chấp thuận yêu cầu này. “Lý do chính đáng” nghĩa là một lý do hợp lý. “Lý do chính đáng” có thể là việc một nhân chứng quan trọng không thể có mặt vào ngày điều trần công bằng, do bệnh tật, cấp cứu hoặc sự qua đời của một người thân.
Mẫu này cũng quy định rằng quý vị cần gọi cho người đại diện trung tâm khu vực và hỏi xem họ có đồng ý hoãn lại phiên điều trần không. Quý vị phải viết tên và số điện thoại của người mà quý vị đã trao đổi vào khoảng trống đã cho. Sau đó, hãy cho biết người đó đồng ý hay phản đối việc hoãn phiên điều trần. Quý vị nên hỏi số fax hoặc địa chỉ email của người đại diện trung tâm khu vực để gửi mẫu hoàn chỉnh cho họ ký tên.
Nguyên Đơn hoặc Người Đại Diện Được Ủy Quyền Của Nguyên Đơn phải ký vào mục có tiêu đề “Khước Từ Thời Gian Theo Quy Định Của Luật Dành Cho Phiên Điều Trần Công Bằng Và Quyết Định Theo Đạo Luật Lanterman”. Để được cho phép hoãn phiên điều trần, quý vị phải đồng ý khước từ lịch trình của phiên điều trần.
Hãy nhớ gửi mẫu đơn cho người đại diện trung tâm khu vực qua fax hoặc email và yêu cầu họ ký tên. Sau khi mẫu đơn được điền đầy đủ và ký tên, quý vị cần gửi mẫu đơn này đến một trong các số fax OAH sau đây, tùy thuộc vào địa điểm tổ chức phiên điều trần:
OAH Sacramento: 916-376-6318
OAH Los Angeles: 916-376-6395
OAH San Diego: 916-376-6318
OAH Oakland: 916-376-6318
Nếu không có đủ thời gian để gửi văn bản kiến nghị, quý vị có thể thử gọi cho OAH và yêu cầu hoãn phiên điều trần qua điện thoại.
Thông Dịch Viên
Nếu bạn hoặc nhân chứng cần phiên dịch viên ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hãy liên hệ ngay với OAH để có thể cung cấp phiên dịch viên độc lập, được chứng nhận.
Trợ Năng Khuyết Tật Tại Địa Điểm Diễn Ra Phiên Điều Trần
Các địa điểm diễn ra phiên điều trần phải thuận lợi cho người khuyết tật. Quý vị nên kiểm tra trước với OAH để đảm bảo khả năng tiếp cận. Nếu các cá nhân bị khuyết tật cần một phương tiện trợ giúp hợp lý để tham dự phiên điều trần, hãy liên hệ với OAH sớm nhất có thể để văn phòng này có thể thu xếp.
Có Một Thẩm Phán Khác
Không phải tất cả các thẩm phán đều giống nhau và quý vị cần tìm hiểu về thẩm phán của mình trước phiên điều trần. Quý vị có thể có một thẩm phán khác nếu người được chỉ định cho quý vị có quá khứ thiên vị hay thành kiến. Quý vị có thể làm việc này bằng cách nộp kiến nghị từ chối thẩm phán. Mẫu kiến nghị từ chối thẩm phán có trong Phụ Lục C.
Để tìm thông tin về thẩm phán được chỉ định cho vụ việc của quý vị, hãy đăng nhập vào trang web của OAH tại http://www.dgs.ca.gov/oah/GeneralJurisdiction/Calendar.aspx (lịch xét xử chung) và nhập số vụ việc của quý vị. Thẩm phán sẽ được chỉ định khi đến gần ngày diễn ra phiên điều trần. Sau đó, hãy truy cập liên kết https://www.dgs.ca.gov/OAH/Case-Types/General-Jurisdiction/Resources/DDS-Decisions và nhập tên thẩm phán. Quý vị sẽ thấy một danh sách các vụ việc mà thẩm phán đã phân xử. Hãy đọc một số vụ việc và xác định xem liệu đó có phải là thẩm phán mà quý vị muốn phân xử cho vụ việc của quý vị. Nếu không, hãy nộp kiến nghị từ chối thẩm phán. Chỉ cần gửi hoặc fax kiến nghị từ chối thẩm phán với thông tin của quý vị cho OAH. Nếu quý vị không nghe OAH trả lời gì về việc liệu có cung cấp thẩm phán mới hay không thì hãy gọi cho OAH trước phiên điều trần để xác định kết quả yêu cầu của quý vị. Thông thường, yêu cầu này sẽ được chấp thuận.
Chương 5 - Chuẩn Bị cho Phiên Điều Trần Xác Định Luận Cứ Pháp Lý Của Quý Vị
Luận cứ pháp lý của quý vị là luật mà quý vị dựa vào để chứng minh tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực và các dữ kiện ủng hộ khiếu nại của quý vị. Để chuẩn bị luận cứ pháp lý của quý vị:
- Xem lại luật áp dụng cho tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực. Có thể xem luật liên quan trong Phụ Lục F.
- Tìm và đọc những quyết định trong Phiên Điều Trần Công Bằng trước đó ở liên kết sau: https://www.dgs.ca.gov/OAH/Case-Types/General-Jurisdiction/Resources/DDS-Decisions.
Thu Thập Bằng Chứng
Bằng chứng bao gồm những dữ kiện ủng hộ khiếu nại của quý vị. Quý vị nên thu thập tất cả bằng chứng bằng văn bản ủng hộ luận cứ pháp lý của quý vị. Một số ví dụ về bằng chứng có thể là tài liệu và báo cáo hiện có. Quý vị cũng nên xem qua hồ sơ cá nhân của mình. Quý vị cũng nên nhờ thành viên gia đình và bất kỳ người nào khác có liên quan đến vụ việc xác định và giúp quý vị thu thập bản sao của mỗi tài liệu có thể có liên quan dù là ít nhất. Để chuẩn bị kỹ lưỡng, quý vị có thể yêu cầu hồ sơ từ trường học, nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe và cơ quan chính phủ, trong đó có thể có thông tin về quý vị. Quý vị nên thu thập bản sao của mỗi tài liệu có thể có liên quan dù là ít nhất.
Đừng trì hoãn việc yêu cầu tài liệu. Việc thu thập tài liệu thường mất nhiều thời gian hơn quý vị dự tính. Các tài liệu này sẽ giúp quý vị hiểu được quý vị sẽ cần thêm thông tin gì để đảm bảo và những chỗ nào có thể phát sinh vấn đề trong vụ việc này. Đọc từng tài liệu quý vị có. Quý vị có thể bắt đầu quyết định tài liệu nào sẽ là bằng chứng quan trọng nhưng đừng loại bỏ các tài liệu khác. Thông thường, quý vị sẽ không biết tài liệu nào là quan trọng cho đến khi chuyên gia xem xét kỹ mọi thứ.
Hầu hết thông tin liên quan đến vụ việc của quý vị sẽ ở dạng tài liệu hoặc báo cáo. Hãy yêu cầu Trung Tâm Khu Vực cung cấp bản sao về hồ sơ vụ việc của quý vị. Quý vị có quyền xem bất kỳ hồ sơ nào trong hồ sơ lưu trữ của quý vị tại Trung Tâm Khu Vực, kể cả những hồ sơ mà Trung Tâm Khu Vực thu thập được từ các cơ quan hoặc cá nhân bên ngoài. Trung Tâm Khu Vực phải cho quý vị tiếp cận hồ sơ của mình trong vòng ba ngày làm việc sau khi được yêu cầu bằng lời nói hay văn bản.14 Nếu quý vị muốn, Trung Tâm Khu Vực cũng phải giúp quý vị hiểu hồ sơ của mình.
Quý vị có thể muốn tòa gửi trát đòi một cơ quan chuẩn bị hồ sơ cho phiên điều trần. Trát đòi của tòa sẽ buộc một cơ quan phải mang theo hồ sơ mà họ có đến tòa và xác nhận với tòa rằng tài liệu hoặc hồ sơ chưa được sửa đổi. Cơ quan này có thể xác nhận điều đó bằng tuyên bố hay bằng lời khai trực tiếp theo yêu cầu của quý vị. Quý vị có thể tìm thấy mẫu trát đòi của tòa tại đây: https://www.dgs.ca.gov/OAH/Case-Types/General-Jurisdiction/Forms/Page-Content/DDS-Forms
Sau khi quý vị có tài liệu, hãy kẻ một đường dọc ở giữa trang giấy và liệt kê các dữ kiện cùng bằng chứng quý vị có ở một bên trang giấy và các dữ kiện hoặc bằng chứng mà trung tâm khu vực có ở bên còn lại. Cách làm này giúp quý vị biết quý vị có thể cần bằng chứng nào để chống lại bằng chứng của trung tâm khu vực. Ngoài tài liệu đã có sẵn, quý vị có thể cần có thêm bằng chứng bằng văn bản để ủng hộ vụ việc của quý vị, chẳng hạn như báo cáo đánh giá của một chuyên gia.
Đánh Giá Là Gì?
Đánh giá là cách chính thức để đo lường và phân loại các đặc điểm, năng lực, cảm xúc, triệu chứng và các hiện tượng tâm lý khác thông qua việc sử dụng các hoạt động và kiểm tra chuẩn hóa. Ngoài việc đánh giá tính cách và chức năng cảm xúc, bài kiểm tra còn có thể đánh giá chức năng não bộ trong các lĩnh vực về năng lực trí tuệ, trí nhớ, ngôn ngữ, nhận thức, tập trung và chú ý và chức năng cảm giác và vận động.
Mục Đích Đánh Giá Là Gì?
Một bài đánh giá chính thức, thường liên quan đến kiểm tra, được dùng để chẩn đoán hoặc loại trừ nhiều tình trạng khác nhau. Đánh giá cung cấp hiểu biết sâu hơn về vấn đề mà không tìm thấy được trong quá trình trị liệu định kỳ hoặc thăm khám y tế. Các đánh giá này còn giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu, hỗ trợ quyết định chẩn đoán và hỗ trợ trong quá trình lập kế hoạch điều trị.
Tại Sao Quý Vị Cần Đánh Giá để Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Tại Trung Tâm Khu Vực?
Quý vị cần đánh giá để chứng minh rằng quý vị bị khuyết tật phát triển và tình trạng này sẽ giúp quý vị hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực. Đánh giá này là một phần quan trọng của bằng chứng. Đánh giá này phải xác định xem quý vị có bị khuyết tật phát triển hay không bằng cách sử dụng các tiêu chí pháp lý, bao gồm việc tình trạng khuyết tật đó có phải là “khuyết tật đáng kể” hay không và phải xác định các bài kiểm tra được dùng để đưa ra xác định đó.
Quy Trình Đánh Giá Là Gì?
Quy trình đánh giá có thể bao gồm một đánh giá hồ sơ, phỏng vấn bao quát về quý vị và phụ huynh hoặc người giám hộ của quý vị, quan sát của người đánh giá, tham khảo ý kiến chuyên gia khác, bảng câu hỏi chủ quan tự trả lời và đánh giá trực tiếp bằng các bài kiểm tra khách quan. Chuyên gia sẽ chọn biện pháp thích hợp dựa vào các vấn đề khả nghi cần được đánh giá. Đánh giá cũng bao hàm việc viết báo cáo. Tốt nhất là, báo cáo đánh giá phải chứa các hạng mục sau: nguồn giới thiệu, thông tin cơ bản (báo cáo đã được xem xét, phỏng vấn, v.v.), quan sát hành vi trong suốt quá trình kiểm tra, các bài kiểm tra đã tiến hành, tóm tắt kết quả kiểm tra (bao gồm chức năng trí tuệ, tập trung và chú ý, nhận thức thính giác và nhận thức lời nói, năng lực vận động, ngôn ngữ, trí nhớ, trạng thái cảm xúc hiện tại, nếu phù hợp). Báo cáo này cũng phải bao gồm đánh giá chẩn đoán ban đầu và quan trọng nhất là một phần tập hợp tất cả lại với nhau, nêu rõ tại sao nhà tâm lý học lại đi đến các kết luận mà họ có.
Ai là Người Thực Hiện Đánh Giá?
Cách tốt nhất là đề nghị một chuyên gia tâm lý học hoặc tâm lý học thần kinh được cấp phép thực hiện đánh giá cho mục đích xác định tình trạng hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ tại trung tâm khu vực. Quý vị cũng nên đảm bảo chuyên gia có thể làm chứng về kết quả đánh giá, bởi vì việc có báo cáo đánh giá và lời khai là bằng chứng tốt nhất cần có trong phiên điều trần của quý vị.
Đánh Giá Này Phải Xác Định Tình Trạng Khuyết Tật Đáng Kể Như Thế Nào?
Để xác định “tình trạng khuyết tật đáng kể”, đánh giá cần xác định xem có những hạn chế trong ba lĩnh vực sinh hoạt chính trở lên sau đây hay không: ngôn ngữ tiếp thu và diễn đạt; học tập; tự chăm sóc; vận động; tự chủ; khả năng sống độc lập và tự túc kinh tế. Đánh giá cần liệt kê từng lĩnh vực khuyết tật đáng kể và sau đó giải thích quý vị đáp ứng từng lĩnh vực mà quý vị thực sự đáp ứng như thế nào. Nếu người đánh giá cũng có thể liệt kê bằng chứng sẵn có cho thấy quý vị đáp ứng lĩnh vực khuyết tật đáng kể như thế nào thì thật hữu ích. Ví dụ, đối với tự chủ, người đánh giá có thể mô tả quý vị bị khuyết tật đáng kể như thế nào trong lĩnh vực tự chủ và sau đó liệt kê ba tài liệu chứng minh điều này.
Những Bài Kiểm Tra Nào Được Sử Dụng Trong Đánh Giá?
Có một số kiểm tra khác nhau có thể được sử dụng để xác định chức năng trí tuệ, cả ngôn từ và phi ngôn từ. Cũng có những kiểm tra cụ thể để hỗ trợ trong việc chẩn đoán chứng Rối Loạn Phổ Tự Kỷ (ASD). Quý vị nên trao đổi với chuyên gia thực hiện đánh giá về các kiểm tra mà họ sẽ sử dụng và tại sao.
Nếu Đánh Giá Bao Gồm Thông Tin Không Hỗ Trợ Xác Định Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Thì Sao?
Có thể quý vị sẽ nhận được thông tin hoặc kết quả kiểm tra có vẻ không hỗ trợ xác định tình trạng hội đủ điều kiện nhận các dịch vụ của trung tâm khu vực. Điều này được gọi là bằng chứng bất lợi. Quý vị không nên bỏ qua bằng chứng này nếu trung tâm khu vực có quyền tiếp cận nó. Thay vào đó, quý vị nên tham khảo ý kiến chuyên gia để đặt câu hỏi về bằng chứng bất lợi. Quý vị nên yêu cầu chuyên gia giải thích bằng chứng bất lợi sẽ ảnh hưởng đến vụ việc như thế nào và nếu mức độ ảnh hưởng đủ lớn, quý vị không nên đến phiên điều trần. Quý vị nên hỏi chuyên gia bằng chứng có thể được giải thích theo cách không gây nguy hiểm cho vụ việc hay không. Ví dụ, chuyên gia của quý vị có ý kiến khác về thông tin bất lợi không? Thẩm định viên khác có diễn giải sai thông tin bất lợi không? Có thông tin bất lợi nào không nhất quán với thông tin khác mà quý vị có không?
Đa số các vụ việc đều có một số loại dữ kiện bất lợi. Tuy nhiên, quý vị nên cố gắng dự đoán luận cứ của trung tâm khu vực về những dữ kiện bất lợi đó và sau đó đề nghị chuyên gia của quý vị phản bác.
Hãy xem Hướng Dẫn Đánh Giá (Phụ Lục B) để biết thêm chi tiết về những gì chuyên gia nên đưa vào đánh giá để xác định tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực.
Thư
Thư từ các chuyên gia và những người khác biết quý vị có thể rất hữu ích. Thư sẽ không có giá trị như lời nói chứng thực của một nhân chứng sống nhưng sẽ được xem xét và có thể được thừa nhận trong phiên điều trần hành chính. Thư là phương tiện đơn giản và trực tiếp để hỗ trợ các dữ kiện mà quý vị có thể chứng minh thông qua lời khai. Chuyên gia của quý vị có thể tham khảo và rút ra kết luận từ thư.
Nhân Chứng
Nhân chứng là trung tâm trong vụ việc của quý vị. Tài liệu là quan trọng nhưng có rất ít vụ việc mà bằng chứng tài liệu quyết định việc thắng hay thua. Những vụ việc này thường phụ thuộc nhiều vào chuyên gia. Rất ít vụ việc thắng cuộc chỉ dựa vào lời khai của chuyên gia nhưng không ai có thể thắng mà không có lời khai chuyên môn đáng tin cậy. Hãy nhớ rằng, Trung Tâm Khu Vực sẽ có một nhân chứng có chuyên môn làm chứng rằng quý vị không hội đủ điều kiện. Vì vậy, quý vị cần một chuyên gia làm chứng rằng quý vị hội đủ điều kiện. Chất lượng của lời khai mà quý vị có thể đảm bảo từ chuyên gia của mình sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định kết quả của vụ việc. Đồng thời, đừng đánh giá thấp giá trị của lời khai từ nhân chứng đời thường hoặc nhân chứng không chuyên. Lời khai của họ cung cấp thông tin quan trọng mà chuyên gia của quý vị sẽ không biết thông qua quan sát của chuyên gia đó. Họ có thể đưa ra trình tự các sự kiện và cho biết cái nhìn thực tế về quý vị là người như thế nào. Bởi vì nhân chứng “đời thường” thường được xem xét quá ít nên chúng ta hãy bắt đầu với họ.
Nhân Chứng Đời Thường
Nhân chứng đời thường có thể cải thiện đáng kể vụ việc mà quý vị trình bày. Những nhân chứng này là điều quý vị có mà Trung Tâm Khu Vực không có. Vì nhân chứng đời thường sẽ làm chứng về các dữ kiện mà họ biết về quý vị, hãy nghĩ đến những người biết rõ quý vị nhất.
Thành viên gia đình thường là lựa chọn tốt, giáo viên hoặc người sử dụng lao động hiện tại hoặc cũ cũng vậy. Hãy chọn nhân chứng đời thường nào khách quan và không thiên vị với ALJ. Các vụ việc thường được cải thiện đáng kể nhờ các nhân chứng đời thường và nhân chứng không chuyên mà quý vị có thể đưa ra. Những nhân chứng như vậy là điều quý vị có mà Trung Tâm Khu Vực không có. Cả hai bên đều sẽ có các chuyên gia nhưng chỉ bên quý vị sẽ có thông tin và câu chuyện thiết thực, thực tế mà chỉ nhân chứng đời thường biết rõ quý vị có thể cung cấp. Do đó, một trong những câu hỏi đầu tiên quý vị phải hỏi người biết rõ quý vị nhất, có thể là cha mẹ hoặc thành viên gia đình khác, là liệt kê tất cả các nhân chứng tiềm năng, cả nhân chứng đời thường và nhân chứng chuyên gia. Thật hữu ích nếu họ có thể khẳng định mức độ khách quan nhất định, tức là không phải là bạn bè của phụ huynh. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn cần thiết. Nhân chứng đời thường thường được các ALJ chấp nhận là có độ tin cậy rất cao. Tìm nhân chứng như vậy thường đòi hỏi nhiều công sức và có thể cả may mắn. Đó là nỗ lực rất xứng đáng.
Lời khai của nhân chứng đời thường có thể được chuyên gia của quý vị sử dụng làm căn cứ cho ý kiến của họ và có thể làm chứng cho ý kiến của chuyên gia. Nếu kết quả kiểm tra dự đoán rằng quý vị sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu nhiệm vụ mới hoặc ghi nhớ thông tin thì nhân chứng biết quý vị sẽ có thể kể những câu chuyện minh họa cho vấn đề này. Những câu chuyện về nỗ lực dạy cho quý vị các kỹ năng thực hành, như cách sử dụng máy quay đĩa DVD hoặc nướng bánh, thường được tiết lộ nhiều nhất. Quý vị có thể mua hàng và hiểu cách tính tiền thừa không? Quý vị có nhớ nơi đỗ xe tại trung tâm mua sắm hay biết làm thế nào để đến một cửa hàng gần đó một cách an toàn không? Công việc của nhân chứng đời thường là kể những câu chuyện sống động về quý vị, chứng tỏ sự vật lộn thực sự của quý vị với nhiệm vụ mà hầu hết mọi người đều thấy đơn giản.
Một số chuyên gia, chẳng hạn như giáo viên, người điều hành dịch vụ chăm sóc tại nhà hoặc giảng viên chương trình đào tạo nghề, có thể đóng vai trò nhân chứng đời thường và nhân chứng có chuyên môn trong các vụ việc. Họ không phải là chuyên gia theo nghĩa giống như nhà tâm lý học được cấp phép, bởi vì họ không thể đưa ra, ví dụ như ý kiến liên quan đến chẩn đoán của quý vị. Họ có thể cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến kỹ năng thích nghi, đặc điểm học tập và nhu cầu. Về vấn đề “nhu cầu điều trị”, những người này có thể đưa ra ý kiến nếu họ có kinh nghiệm, chuyên môn hoặc được đào tạo đặc biệt về dạy trẻ em hoặc người lớn bị khuyết tật trí tuệ.
Nhân Chứng Có Chuyên Môn
Nhân chứng có chuyên môn của quý vị phải biết quý vị trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Đây là lĩnh vực mà họ có thể làm chứng cho ý kiến của mình, không chỉ vì những dữ kiện họ biết về quý vị. Ví dụ, giáo viên giáo dục đặc biệt sẽ biết quý vị từ lớp học, hoặc một nhà tâm lý học sẽ biết quý vị khi họ đánh giá quý vị. Nếu quý vị đang lựa chọn giữa các nhân chứng tương tự, ví dụ như hai nhà tâm lý học, hãy cân nhắc người có chuyên môn cao hơn về vụ việc của quý vị, người sẽ thể hiện quả quyết hơn tại phiên điều trần, và người có ý kiến hỗ trợ luận cứ của quý vị mạnh mẽ nhất.
Nhân chứng không cần phải có bằng tiến sĩ để trở thành chuyên gia. Chuyên gia chỉ đơn giản là một người, nhờ có giáo dục, kinh nghiệm hoặc được đào tạo, nên có đầy đủ chuyên môn để hỗ trợ thẩm phán hiểu các dữ kiện của vụ việc và đi đến quyết định.
Chuyên gia có thể bày tỏ ý kiến trong lời khai. Nói chung, nhân chứng đời thường không thể - họ chỉ có thể truyền đạt dữ kiện. Ví dụ, một giáo viên giáo dục thông thường có thể đưa ra ý kiến về bản chất của nhu cầu học tập của một đứa trẻ. Nếu một giáo viên giáo dục thông thường đã có một số trẻ em khuyết tật trí tuệ trong lớp học, họ có thể bày tỏ ý kiến “chuyên môn” về việc đứa trẻ có cần phương pháp giảng dạy tương tự như một đứa trẻ khuyết tật trí tuệ hay không. Một giáo viên giáo dục đặc biệt, người có thể được đào tạo và có kinh nghiệm hơn, có khả năng bày tỏ ý kiến chuyên môn trong một vụ việc xem xét tình trạng hội đủ điều kiện cao hơn so với một giáo viên giáo dục thông thường.
Những người khác có thể cung cấp lời khai “chuyên môn” về một số khía cạnh của vụ việc của quý vị gồm có nhà tâm lý học, bác sĩ, nhà vật lý trị liệu, nhà trị liệu nghề nghiệp, nhà trị liệu ngôn ngữ, nhà tư vấn, chuyên gia sức khỏe tâm thần, nhà hành vi học, nhà điều hành dịch vụ chăm sóc tại nhà, nhân viên Dịch Vụ Hỗ Trợ Tại Nhà (In-Home Supportive Services, IHSS), nhân viên chương trình chăm sóc ban ngày và những người khác.
Hầu hết các chuyên gia được mời trong các vụ việc xem xét tình trạng hội đủ điều kiện sẽ là nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần. Tâm lý học và tâm thần học không phải là những bộ môn khoa học chính xác. Theo tuyên bố cảnh báo trong DSM-5, trang 25:
Khi các hạng mục, tiêu chí và văn bản mô tả của DSM-5 được sử dụng cho mục đích pháp y, có nguy cơ là thông tin chẩn đoán sẽ bị lạm dụng hoặc hiểu lầm. Những mối nguy hiểm này phát sinh do sự bất đồng giữa những nghi vấn về mối quan tâm tối thượng đối với pháp luật và thông tin chứa trong chẩn đoán lâm sàng. Trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán lâm sàng về rối loạn tâm thần theo DSM-5 không ngụ ý rằng một cá nhân có tình trạng này sẽ đáp ứng các tiêu chí pháp lý về mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc tiêu chuẩn pháp lý được quy định... Trong trường hợp khác, thông tin bổ sung thường được yêu cầu ngoài thông tin chứa trong chẩn đoán DSM-5, có thể bao gồm thông tin về khiếm khuyết chức năng của cá nhân và những khiếm khuyết này ảnh hưởng như thế nào đến khả năng cụ thể đang nghi vấn.
Trong vụ việc cụ thể, có thể cần nhắc ALJ rằng chẩn đoán thường để ngỏ cho các tranh cãi. Ít nhất, quý vị cần nhớ điều này. Quý vị sẽ thường phải đối mặt với lời khai của hai chuyên gia đối lập hoàn toàn.
Một chuyên gia, nhờ được đào tạo, có chuyên môn và kinh nghiệm đặc biệt, được cho phép bày tỏ quan điểm trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Một nhà tâm lý học lâm sàng có thể đưa ra ý kiến về việc một người có bị khuyết tật trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ hoặc một tình trạng tâm thần đơn thuần hay không. Một nhà tâm lý học sẽ không được phép chẩn đoán bệnh bại bão - vì đó là một chẩn đoán y tế - thay vào đó, chuyên gia của quý vị sẽ phải là một bác sĩ y khoa (medical doctor, MD). Ý kiến của chuyên gia sẽ được ALJ đánh giá cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, kiến thức về sự kiện của chuyên gia và một số yếu tố vô hình. Ví dụ, về nghiệp vụ, bác sĩ y khoa có thể chẩn đoán khuyết tật trí tuệ, nhưng hầu hết họ không có kiến thức hoặc kinh nghiệm chuyên sâu để làm như vậy. Nếu dựa vào MD như là chuyên gia chính của quý vị trong một vụ việc khuyết tật trí tuệ hay theo diện thứ 5 thì có thể sẽ không thành công.
Ý kiến của chuyên gia chỉ như là nền tảng để đưa ra kết luận. Nền tảng bao gồm thông tin mà họ có, xuất phát từ việc xem xét tài liệu hiện có, tiến hành các cuộc phỏng vấn và thực hiện kiểm tra. Công việc của quý vị là đảm bảo rằng chuyên gia của quý vị đã xem tất cả tài liệu, có quyền tiếp cận tất cả những người quý vị có thể tìm thấy là có thông tin quan trọng để truyền đạt và có thời gian cũng như cơ hội để thực hiện các kiểm tra mà họ cảm thấy là cần thiết. Không có gì nguy hiểm hơn cho vụ việc của quý vị là để cho chuyên gia phải đối mặt với thông tin, chẳng hạn như một tài liệu có những tiết lộ bất lợi, ngay từ đầu cuộc thẩm vấn chéo. [Mẹo Thực Tiễn: Quý vị có thể bị cám dỗ không tiết lộ thông tin bất lợi. Hãy cưỡng lại sự cám dỗ đó. Một chuyên gia tốt sẽ làm một trong hai việc với những dữ kiện bất lợi. Họ sẽ giải thích cho quý vị tại sao các dữ kiện không hề bất lợi như vậy hoặc sẽ đồng ý rằng các dữ kiện đó sẽ gây nguy hiểm cho vụ việc của quý vị và giúp quý vị quyết định xem có nên tiếp tục hay không.]
Quý vị nên tin tưởng vào chuyên gia của mình để xác định cách trình bày một vụ việc cụ thể. Nhiệm vụ đầu tiên của quý vị sẽ là giải thích các yếu tố của một vụ việc rõ ràng nhất có thể. Đừng mong đợi rằng chuyên gia sẽ hiểu “khuyết tật phát triển” có nghĩa là gì ở California.
Quý vị cần đảm bảo rằng chuyên gia có định nghĩa pháp lý chính xác về khuyết tật phát triển. Công việc của quý vị là tập trung sự chú ý của chuyên gia vào khía cạnh có liên quan đến pháp lý của vụ việc chứ không phải lãng phí thời gian vào những khía cạnh khác. Sau khi có định nghĩa pháp lý về khuyết tật phát triển trong tay, chuyên gia của quý vị sẽ có thể dễ dàng giúp quý vị hiểu những khía cạnh thực tế nào của vụ việc là quan trọng và những khía cạnh nào không quan trọng.
Bởi vì những vụ việc này thường dựa vào ý kiến của chuyên gia và bởi vì các vụ việc theo diện thứ 5 nói riêng có một tiêu chuẩn luật định mập mờ nên độ tin cậy của chuyên gia là rất quan trọng. Quý vị phải rất cẩn thận khi trình bày lời khai về kiến thức, độ tin cậy và kinh nghiệm của chuyên gia nói chung và thông tin mà họ đã sử dụng để đưa ra ý kiến trong vụ việc này. Một ý kiến mang tính chất kết luận và vô căn cứ sẽ không thuyết phục.
Đừng ngần ngại đặt những câu hỏi khó với chuyên gia của quý vị. Bên kia sẽ làm như vậy. Hãy đòi hỏi sự quả quyết, bao gồm cả tài liệu tham khảo đến các bài tạp chí hỗ trợ những điểm quan trọng.
Hãy kiểm tra để đảm bảo chắc chắn. Khi họ đưa ra ý kiến trong lời khai của mình, hãy hỏi họ căn cứ cho ý kiến của họ.
Nhiều chuyên gia không có kinh nghiệm như các nhân chứng. Họ có thể có kiến thức chuyên môn lâm sàng tốt nhưng không quen bị chất vấn trong một môi trường thù địch.
Họ cũng có thể cảm thấy không thoải mái hoặc chưa chuẩn bị sẵn sàng cho một tình huống mà tất cả mọi điều họ nói, và chắc chắn mọi biểu hiện hoài nghi hoặc mơ hồ, có thể được sử dụng để chống lại họ. Nhiều nhà tâm lý học và bác sĩ quen thuộc hơn với bầu không khí khám chữa bệnh thân thiện hơn, ở đó họ có thể khám phá các ý kiến và nghi vấn kết luận của chính mình. Nếu chuyên gia của quý vị thiếu kinh nghiệm, hãy chắc chắn là họ hiểu lời khai phải được trình bày rõ ràng và dứt khoát nhất có thể. Đồng thời, chuyên gia của quý vị nên chuẩn bị để xác định điểm yếu trong ý kiến của mình khi bị chất vấn. Hãy đoán trước những câu hỏi mà quý vị có thể nghĩ đến và cân nhắc trước câu trả lời. Nếu một câu hỏi chính đáng được đặt ra, tốt nhất là không nên bảo thủ mà hãy thừa nhận điều đó và sau đó giải thích tại sao điều đó không thay đổi kết luận cuối cùng.
Chuẩn Bị Nhân Chứng
Những điều một nhân chứng làm chứng được gọi là bằng chứng. Một số nhân chứng cần được gửi trát đòi hầu tòa. Điều này có nghĩa là một pháp lệnh được ban hành nhằm bắt buộc họ tham dự phiên điều trần để làm chứng. Quý vị nên mời nhân chứng ra tòa và yêu cầu họ làm chứng ngay sau khi quý vị có được ngày diễn ra phiên điều trần để mọi người sẵn sàng. Quý vị có thể tìm thấy mẫu trát đòi của tòa tại đây: https://www.dgs.ca.gov/OAH/Case-Types/General-Jurisdiction/Forms/Page-Content/DDS-Forms
Nhân chứng của quý vị, cụ thể là nhân chứng có chuyên môn, sẽ thực sự giúp quý vị chuẩn bị trong chừng mực nào đó. Một khi quý vị đã xác định ai sẽ là nhân chứng của mình, nếu có thể, hãy lập kế hoạch ít nhất hai buổi họp với từng nhân chứng. Trước cuộc họp đầu tiên với một chuyên gia, hãy cung cấp cho chuyên gia bản sao của tất cả thông tin có thể liên quan đến ý kiến chuyên môn của họ.
Nếu quý vị đang gặp một chuyên gia như nhà tâm lý học, người hội đủ điều kiện thực hiện chẩn đoán, hãy cung cấp cho chuyên gia một bản sao của tiêu chí hội đủ điều kiện theo Đạo Luật Lanterman. Các tiêu chí này thuộc hạng mục pháp lý, do đó, chúng có thể khác với các tiêu chí mà chuyên gia sẽ thường sử dụng để đưa ra chẩn đoán của mình. Đừng giấu thông tin với chuyên gia của quý vị chỉ vì quý vị nghĩ rằng thông tin đó sẽ không hỗ trợ cho luận cứ của mình. Nếu chuyên gia của quý vị đã không đọc tất cả thông tin liên quan thì lời khai của họ tại phiên điều trần sẽ không thuyết phục.
Hãy coi buổi họp đầu tiên như một cuộc phỏng vấn. Quý vị muốn tìm hiểu về ý kiến của nhân chứng càng nhiều càng tốt, bất kể điều đó có hỗ trợ luận cứ của quý vị hay không. Nhân chứng nên nói nhiều hơn quý vị. Nếu quý vị họp với một chuyên gia đủ điều kiện để thực hiện chẩn đoán, hãy tìm hiểu ý kiến của họ về tất cả những tiên lượng và đánh giá về quý vị. Nếu quý vị họp với một nhân chứng đời thường, hãy tìm hiểu những gì họ nhớ về tiền sử, hành vi, năng lực và khó khăn của quý vị. Quý vị có thể muốn hỏi nhân chứng đời thường của mình những câu hỏi cho thấy những quan sát thực tế làm căn cứ cho ước lượng và đánh giá của quý vị có đúng hay không. Thông tin từ các nhân chứng sẽ là căn cứ cho vụ việc của quý vị – quý vị sẽ làm nổi bật những điểm mạnh và giảm thiểu những điểm yếu của luận cứ, và làm ngược lại đối với luận cứ của Trung Tâm Khu Vực.
Giữa các buổi họp với nhân chứng, hãy xem xét những gì họ đã nói với quý vị. Hãy nghĩ đến những điều quý vị muốn ALJ biết từ lời khai của nhân chứng.
Quý vị nên chuẩn bị trước các câu hỏi cho nhân chứng của quý vị. Hãy xem xét những câu hỏi này với nhân chứng để đảm bảo họ hiểu quý vị đang tìm cách thu thập thông tin gì và câu trả lời sẽ giúp ích cho vụ việc của quý vị. Nếu câu trả lời của nhân chứng không giúp ích cho quý vị thì quý vị đừng đặt câu hỏi đó trong phiên điều trần.
Hãy ghi nhớ một vài điều để việc đặt câu hỏi của quý vị sẽ tuân theo các quy tắc của tòa án: bắt đầu bằng câu hỏi tổng quát giúp ALJ hiểu những câu hỏi cụ thể hơn sau đó; chỉ đặt câu hỏi trong phạm vi kiến thức và lĩnh vực chuyên môn trực tiếp của nhân chứng; mỗi lần chỉ hỏi một câu; chỉ đặt câu hỏi có liên quan đến các tiêu chí hội đủ điều kiện quý vị đang cố gắng chứng minh. Đối với các chuyên gia, hãy lập kế hoạch hỏi vài câu khi quý vị bắt đầu thẩm vấn trực tiếp để chứng minh kiến thức, độ uy tín, kinh nghiệm của chuyên gia và thông tin họ sử dụng để đưa ra ý kiến về vụ việc của quý vị.
Trong buổi làm việc thứ hai với nhân chứng, quý vị có thể tập dượt các câu hỏi để xem nhân chứng trả lời theo cách mà quý vị mong muốn hay theo cách họ đã trả lời như lần trước. Để trình bày tốt nhất luận cứ của mình, quý vị có thể cần thay đổi cách đặt một số câu hỏi. Tuy nhiên, quý vị nên nói với các nhân chứng rằng các câu hỏi và câu trả lời không phải là kịch bản. Thay vào đó, câu hỏi của quý vị nên được thiết kế sao cho phản ứng tự nhiên và trung thực của nhân chứng sẽ là thông tin mà quý vị cần mang lại trong phiên điều trần. Cân nhắc những điểm yếu trong lời khai của nhân chứng và giải thích cho nhân chứng rằng Trung Tâm Khu Vực sẽ khai thác những vấn đề này trong cuộc thẩm vấn chéo. Nói chuyện với các nhân chứng để tìm ra cách trả lời những câu hỏi này một cách trung thực đồng thời giảm thiểu rủi ro cho vụ việc của quý vị. Nếu lời khai của nhân chứng phức tạp hoặc nếu quý vị nhận được câu trả lời rất khác so với những gì quý vị dự đoán, quý vị có thể cần tiến hành một buổi họp thứ ba.
Buổi họp chuẩn bị nhân chứng cuối cùng tốt nhất là nên thực hiện trước phiên điều trần từ năm đến mười ngày. Thời gian này đủ để quý vị khắc phục mọi vấn đề nhưng không đủ lâu để nhân chứng quên những điểm cần đề cập trong lời khai. Trong phiên điều trần, quý vị không nên đặt những câu hỏi mà quý vị không biết câu trả lời, nhưng quý vị có thể đặt câu hỏi chi tiết để củng cố câu trả lời quý vị nhận được từ chuyên gia của mình.
Quý vị cũng nên chuẩn bị để làm chứng vì quý vị là nhân chứng tuyệt vời nhất cho chính quý vị, con quý vị hoặc bất kỳ người nào quý vị đang giúp đỡ. Hãy chuẩn bị để nói về tiền sử tiến triển của quý vị và cung cấp ví dụ về lý do tại sao tình trạng khuyết tật đáp ứng định nghĩa về “khuyết tật đáng kể” như đã thảo luận ở trang 6 trên đây.
Quý vị cũng nên chuẩn bị câu hỏi thẩm vấn chéo cho các nhân chứng mà quý vị cho là Trung Tâm Khu Vực sẽ mời đến. Quý vị sẽ muốn hỏi một loạt câu hỏi ngắn và làm nổi bật những điểm yếu trong luận cứ của Trung Tâm Khu Vực. Mặc dù chuyên gia của quý vị cũng có thể làm chứng về những điểm yếu này, ALJ sẽ được thuyết phục hơn khi nghe chính các chuyên gia của Trung Tâm Khu Vực thừa nhận những điểm yếu của họ. Đây cũng là một cách hiệu quả khi các chuyên gia của Trung Tâm Khu Vực trả lời các câu hỏi làm nổi bật những điểm mạnh trong luận cứ của quý vị. Cuối cùng, quý vị có thể hỏi những câu hỏi làm cho chuyên gia của Trung Tâm Khu Vực tỏ ra ít đáng tin cậy hơn. Chỉ hỏi những câu hỏi này nếu quý vị có lý do chính đáng để tin rằng Trung Tâm Khu Vực sẽ không có câu trả lời tốt. Ví dụ, một số nhân chứng của Trung Tâm Khu Vực sẽ làm chứng dựa trên hồ sơ và chưa bao giờ gặp quý vị hoặc con quý vị. Quý vị có thể hỏi, “Quý vị thậm chí chưa bao giờ gặp tôi, đúng không?” Hoặc là, “Quý vị thậm chí chưa bao giờ gặp con tôi, đúng không?” Hãy nhớ đặt câu hỏi cụ thể, sao cho nếu Trung Tâm Khu Vực trả lời “Có, nhưng . . .” thì quý vị có thể yêu cầu thẩm phán bỏ qua phần còn lại của câu trả lời, bởi vì nó không trực tiếp trả lời câu hỏi ban đầu của quý vị.
Nộp Danh Sách Vật Chứng Và Nhân Chứng
Trước phiên điều trần ít nhất 2 ngày làm việc, quý vị và trung tâm khu vực phải trao đổi thông tin về bằng chứng quý vị sẽ sử dụng tại phiên điều trần.
Trung tâm khu vực cần cung cấp cho quý vị và OAH một văn bản tuyên bố quan điểm 2 ngày làm việc trước phiên điều trần. Tuyên bố quan điểm phải cung cấp các dữ kiện về quyết định của trung tâm khu vực và các lý do có quyết định đó, bao gồm thông tin về nhân chứng và tất cả các tài liệu mà trung tâm khu vực sẽ sử dụng tại phiên điều trần. Tuyên bố quan điểm cũng phải sử dụng ngôn ngữ ưu tiên của quý vị và người đại diện được ủy quyền của quý vị.
Quý vị không cần phải chuẩn bị tuyên bố quan điểm nếu quý vị không muốn. Hai ngày làm việc trước phiên điều trần, quý vị sẽ cần cung cấp cho trung tâm khu vực danh sách nhân chứng và làm thế nào họ biết quý vị cùng một bản sao bất kỳ đánh giá hoặc báo cáo chuyên môn nào quý vị dự định sử dụng để chứng minh cho vụ việc của mình. Nếu quý vị muốn sử dụng các tài liệu khác để chứng minh cho vụ việc của mình, quý vị có thể gửi tài liệu đó cho OAH và trung tâm khu vực bất kỳ lúc nào trước hoặc khi phiên điều trần bắt đầu.
ALJ có thể ngăn chặn việc giới thiệu bất kỳ tài liệu nào và lời khai của bất kỳ nhân chứng nào không được tiết lộ 2 ngày làm việc trước phiên điều trần.
Chương 6 – Trong và Sau Phiên Điều Trần
Quý vị nên đến phiên điều trần thật sớm. Phiên điều trần có thể kéo dài, vì thế, quý vị có thể muốn mang theo nước, đồ ăn nhẹ hoặc thậm chí đồ ăn trưa. Mang theo bút và giấy để ghi chép những quan sát của quý vị trong quá trình tố tụng.
Tuyên Bố Mở Đầu
Tuyên bố mở đầu phải bao gồm phần mô tả dịch vụ mà quý vị yêu cầu và lý do tại sao, cũng như điều luật ủng hộ việc nhận được dịch vụ của quý vị.
Quý vị nên có tuyên bố mở đầu. Không bắt buộc phải có tuyên bố mở đầu, nhưng tuyên bố này sẽ giúp ích trong việc giải thích cho thẩm phán nội dung mà phiên điều trần đề cập. Hãy nhớ mô tả quý vị (hoặc con quý vị) với ALJ để người này hiểu được quý vị (hoặc con quý vị) cần gì. Tuyên bố mở đầu của quý vị nên ngắn gọn. Trung tâm khu vực sẽ đưa ra tuyên bố mở đầu trước.
Chất Vấn Nhân Chứng
Nhân Chứng Của Trung Tâm Khu Vực
Trung tâm khu vực sẽ giới thiệu nhân chứng của mình trước. Quý vị có thể đặt câu hỏi với nhân chứng của trung tâm khu vực (đây gọi là “thẩm vấn chéo”). Những câu hỏi tốt sẽ gợi ra câu trả lời chứng tỏ rằng nhân chứng không hiểu gì đó hoặc không nhớ dữ kiện. Quý vị cũng có thể đặt câu hỏi chứng tỏ nhân chứng đang thiên vị, thay đổi những gì đã nói trước đó hoặc có thể không nói sự thật.
Chú ý đến lời khai của nhân chứng trong quá trình thẩm vấn trực tiếp bởi Trung Tâm Khu Vực – quý vị có thể nhận thấy điểm yếu để sau đó khai thác trong cuộc thẩm vấn chéo. Mặt khác, quý vị nên tiếp tục đặt câu hỏi thẩm vấn chéo mà quý vị đã chuẩn bị trước phiên điều trần. Quý vị không nên đặt câu hỏi mà quý vị chưa biết câu trả lời, trừ khi quý vị nghĩ rằng câu trả lời có khả năng sẽ rất có lợi cho luận cứ của quý vị.
Nhân Chứng Của Quý Vị
Quý vị sẽ có cơ hội đặt câu hỏi (thẩm vấn trực tiếp) với nhân chứng của quý vị. Họ chỉ nên nói về những điều mà chính họ đã làm, thấy hoặc nghe. Quý vị chỉ nên đặt những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng.
Ngoài việc trình bày luận cứ chính, quý vị có thể đặt câu hỏi cho nhân chứng của chính quý vị để bác bỏ những điều nhân chứng của trung tâm khu vực đã nói. Mặt khác, quý vị nên tiếp tục đặt câu hỏi mà quý vị đã chuẩn bị trước phiên điều trần. Quý vị hoàn toàn có thể đặt câu hỏi chi tiết nếu câu trả lời của nhân chứng chưa rõ ràng. Khi quý vị chất vấn nhân chứng có chuyên môn, hãy nhớ nhắc đến bằng chứng mà chuyên gia đang làm chứng và cho ALJ thời gian để tìm bằng chứng trong tập tài liệu của quý vị.
Trung Tâm Khu Vực sẽ có cơ hội thẩm vấn chéo nhân chứng của quý vị. ALJ cũng có thể đặt câu hỏi với bất kỳ nhân chứng nào. Sau khi Trung Tâm Khu Vực thẩm vấn chéo nhân chứng của quý vị, quý vị sẽ có cơ hội thẩm vấn lại nhân chứng của mình. Lúc này, quý vị có thể nhờ nhân chứng của mình nói rõ hoặc nói lại tất cả những điều tiêu cực được nêu ra trong cuộc thẩm vấn chéo.
Tuyên Bố Kết Thúc/Văn Bản Tóm Tắt Kết Thúc
Khi quý vị đã hoàn tất phiên điều trần, quý vị có thể nhận ra rằng thẩm phán không có toàn bộ thông tin để ra quyết định chính xác. Nếu vậy, quý vị có thể yêu cầu thẩm phán “tiếp tục mở hồ sơ”. Thẩm phán không nhất thiết phải cho phép quý vị làm điều này. Tuy nhiên nếu thẩm phán cho phép tiếp tục mở hồ sơ, quý vị có thể cung cấp thêm cho thẩm phán các tài liệu và thông tin sau phiên điều trần.
ALJ thường yêu cầu một tuyên bố kết thúc để tóm tắt bằng chứng thu thập được. Đây là cơ hội tốt để tóm tắt nội dung đã được trình bày tại phiên điều trần và trình bày lại lập trường cho rằng quý vị được quyền hưởng các dịch vụ của trung tâm khu vực. Đôi khi, cả hai bên đồng ý với văn bản tóm tắt kết thúc thay vì tuyên bố kết thúc bằng lời. Lựa chọn này sẽ giúp quý vị cân nhắc tất cả lời khai từ phiên điều trần trước khi tóm tắt luận cứ của mình. Văn bản tóm tắt kết thúc phải cung cấp thông tin và dữ kiện quý vị đã trình bày và nêu rõ luật hỗ trợ vụ việc của quý vị. Trong văn bản tóm tắt kết thúc của mình, quý vị có thể đưa vào thêm bất kỳ bằng chứng nào mà ALJ đã cho phép sau phiên điều trần nếu hồ sơ vẫn được mở.
Sau Phiên Điều Trần
Sau phiên điều trần của quý vị, ALJ có 10 ngày để viết quyết định, trừ khi quý vị khước từ lịch trình bằng cách xin hoãn lại (trì hoãn). Quyết định này phải được đưa ra không quá 80 ngày sau khi quý vị yêu cầu kháng cáo. Quyết định của ALJ phải:
- Viết bằng ngôn từ đơn giản, thông dụng
- Được biên dịch sang ngôn ngữ ưu tiên của quý vị
- Có phần tóm tắt dữ kiện
- Có tuyên bố về bằng chứng mà ALJ dùng để đưa ra quyết định
- Có quyết định về từng vấn đề hoặc câu hỏi nằm trong yêu cầu phiên điều trần và được trình bày trong phiên điều trần
- Nêu rõ các luật, quy định và chính sách ủng hộ quyết định của ALJ.
Nếu không đồng ý với quyết định về phiên điều trần, quý vị có hai lựa chọn.
Thứ nhất, quý vị có thể yêu cầu xem xét lại nếu quý vị cho rằng quyết định được đưa ra có sự nhầm lẫn về dữ kiện hoặc pháp lý. Quý vị phải yêu cầu xem xét lại trong vòng 15 ngày kể từ khi có quyết định. Một chuyên viên đặc trách điều trần khác sẽ duyệt xét yêu cầu của quý vị. Quyết định chấp thuận hoặc từ chối yêu cầu xem xét lại của quý vị sẽ được thực hiện trong vòng 15 ngày.
Thứ hai, quý vị có quyền kháng cáo lên Tòa Thượng Thẩm. Quý vị phải kháng cáo trong vòng 180 ngày sau khi quý vị nhận được quyết định về phiên điều trần. Để biết thêm thông tin về quy trình này, hãy xem Các Quyền Theo Đạo Luật Lanterman, Chương 10: https://rula.disabilityrightsca.org/rula-book/chapter-10-appeals-and-complaints-disagreements-with-regional-centers-developmental-centers-or-service-providers/
PHẦN 2: Phụ Lục
Phụ Lục B - Hướng Dẫn Đánh Giá
Phụ Lục C - Mẫu Yêu Cầu Thay Đổi Thẩm Phán
Phụ Lục D - Mẫu Danh Sách Nhân Chứng và Vật Chứng
Phụ Lục E - Luật Xác Định Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Tại Trung Tâm Khu Vực (điều luật và quy định)
Phụ Lục B - Hướng Dẫn Đánh Giá
Sử dụng cho các đánh giá tâm lý, tâm lý học thần kinh và đánh giá khác để xác định xem một người có bị khuyết tật phát triển theo Đạo Luật Dịch Vụ cho Người Khuyết Tật Phát Triển Lanterman (Lanterman Developmental Disabilities Services Act) hay không.
Quý vị đã được yêu cầu tiến hành đánh giá (điền tên ở đây) để xác định (điền tên ở đây) có bị khuyết tật phát triển theo luật California hay không. Đánh giá của quý vị phải xác định và giải đáp các câu hỏi sau đây và bao gồm một bản mô tả kết quả lâm sàng và dữ liệu khác làm căn cứ cho quyết định của quý vị. Những phát hiện này cùng những bằng chứng khác có thể bao gồm kết quả của những kiểm tra tiêu chuẩn hóa và kiểm tra khác mà quý vị tiến hành với (điền tên ở đây), xem xét hồ sơ của (điền tên ở đây), phỏng vấn (điền tên ở đây) hoặc những người khác biết (điền tên ở đây), và bất kỳ câu hỏi và thủ tục nào khác quý vị sử dụng để xác định và giải đáp các câu hỏi sau đây:
1. (Điền tên ở đây) bị khuyết tật trí tuệ, bại não, động kinh hay tự kỷ?
- Khuyết Tật Trí Tuệ
- Bại Não
- Động Kinh
- Tự Kỷ
2. Các tiêu chí chẩn đoán và (các) nguồn lâm sàng của những tiêu chí đó (ví dụ: DSM-V), được sử dụng để đưa ra (các) xác định ở mục 1 trên đây là gì?
Kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hoặc dữ liệu khác nào ủng hộ (các) xác định được đưa ra ở mục 1 trên đây trong mối quan hệ với các tiêu chí chẩn đoán được liệt kê ở mục 2 trên đây?
(Các) tình trạng được xác định ở mục 1 khởi phát từ khi nào, và xác định này được dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào?
(Các) tình trạng được xác định ở mục 1 sẽ có khả năng còn tiếp diễn vô hạn định không, và xác định này được dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào?
3. (Các) tình trạng được xác định ở mục 1 trên đây cấu thành “Khuyết Tật Đáng Kể” đối với (điền tên ở đây) như thuật ngữ “Khuyết Tật Đáng Kể” được định nghĩa dưới đây:
- Tình trạng dẫn đến khiếm khuyết nghiêm trọng về chức năng nhận thức và/hoặc xã hội, thể hiện khiếm khuyết đủ để đòi hỏi việc lập kế hoạch liên ngành và điều phối các dịch vụ đặc biệt hoặc thông thường để hỗ trợ cá nhân đạt được tối đa tiềm năng;
Xin lưu ý, như được sử dụng ở (1), thuật ngữ “nhận thức” có nghĩa là: khả năng của một cá nhân trong việc giải quyết các vấn đề với hiểu biết sâu sắc, thích nghi với tình huống mới, tư duy trừu tượng và học hỏi từ kinh nghiệm.
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào?
và - Sự tồn tại của những hạn chế đáng kể về chức năng trong ba hoặc nhiều lĩnh vực sau của hoạt động sinh hoạt chính, phù hợp với độ tuổi của cá nhân này:
- Ngôn ngữ tiếp thu và diễn đạt;
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào? - Học tập;
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào? - Tự chăm sóc;
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào? - Vận động;
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào? - Tự chủ;
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào? - Khả năng sống độc lập;
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào? - Tự túc kinh tế.
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào?
- Ngôn ngữ tiếp thu và diễn đạt;
- Khi đưa ra xác định của quý vị liên quan đến việc tình trạng khuyết tật của (điền tên ở đây), như được xác định ở mục 1 trên đây, có cấu thành Khuyết Tật Đáng Kể hay không, quý vị có tham khảo ý kiến của (điền tên ở đây), hoặc phụ huynh, người giám hộ, người bảo vệ, nhà giáo dục, luật sư biện hộ của người đó, hay bất kỳ cá nhân nào khác không, và nếu có, quý vị đã tham khảo ý kiến của ai?
4. Nếu quý vị thấy rằng (điền tên ở đây) không mắc một trong bốn tình trạng được liệt kê ở mục 1 trên đây, đánh giá của quý vị cũng phải xem xét (điền tên ở đây) có mắc tình trạng nào có quan hệ mật thiết với khuyết tật trí tuệ hay không.
- Theo ý kiến chuyên môn của quý vị, những đặc điểm lâm sàng của Khuyết Tật Trí Tuệ là gì, và với mỗi đặc điểm quý vị liệt kê, nguồn thực nghiệm, chẩn đoán hoặc chuyên môn nào hỗ trợ xác định của quý vị về đặc điểm đó là một đặc điểm của Khuyết Tật Trí Tuệ, nếu có (ngoài kinh nghiệm thực tế của quý vị)?
(Điền thông tin ở đây) - Nguồn hỗ trợ việc xác định: (Điền thông tin ở đây)
(Điền thông tin ở đây) - Nguồn hỗ trợ việc xác định: (Điền thông tin ở đây)
(Điền thông tin ở đây) - Nguồn hỗ trợ việc xác định: (Điền thông tin ở đây)
(Điền thông tin ở đây) - Nguồn hỗ trợ việc xác định: (Điền thông tin ở đây) - (Điền tên ở đây) đang có những đặc điểm nào được xác định ở trên, nếu có, và đối với mỗi đặc điểm được xác định, sự xác định việc có đặc điểm đó ở (điền thông tin dưới đây) được dựa vào những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hoặc dữ liệu khác nào?
(Điền thông tin ở đây) dựa trên (điền thông tin ở đây)
(Điền thông tin ở đây) dựa trên (điền thông tin ở đây)
(Điền thông tin ở đây) dựa trên (điền thông tin ở đây) - Tình trạng của (điền tên ở đây), như được mô tả bởi các đặc điểm mà quý vị đã xác định là người đó có theo mục B trên đây, có khởi phát trước 18 tuổi không?
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào? - Tình trạng của (điền tên ở đây), như được mô tả bởi các đặc điểm mà quý vị đã xác định là người đó có theo mục B trên đây, có khả năng còn tiếp diễn vô hạn định không?
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào? - Tình trạng của (điền tên ở đây), như được mô tả bởi các đặc điểm mà quý vị đã xác định là người đó có theo mục B trên đây, có cấu thành Khuyết Tật Đáng Kể cho người đó không, theo định nghĩa Khuyết Tật Đáng Kể ở mục 6? (1), (2) (A) đến (G), và (3) trên đây?
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào?
5. Nếu quý vị thấy rằng (điền tên ở đây) không mắc một trong bốn tình trạng được liệt kê ở mục 1 trên đây hoặc một tình trạng được mô tả ở mục 7 trên đây, đánh giá của quý vị cũng phải xem xét (điền tên ở đây) có mắc tình trạng nào đòi hỏi điều trị tương tự như điều trị cho người bị khuyết tật trí tuệ hay không.
- Theo ý kiến chuyên môn của quý vị, những yêu cầu điều trị cho người bị Khuyết Tật Trí Tuệ là gì, và với mỗi yêu cầu điều trị quý vị liệt kê, nguồn thực nghiệm, chẩn đoán hoặc chuyên môn nào hỗ trợ xác định của quý vị về yêu cầu điều trị đó là một yêu cầu cho người bị Khuyết Tật Trí Tuệ, nếu có (ngoài kinh nghiệm thực tế của quý vị)?
(Điền thông tin ở đây) - Nguồn hỗ trợ việc xác định: (Điền thông tin ở đây)
(Điền thông tin ở đây) - Nguồn hỗ trợ việc xác định: (Điền thông tin ở đây)
(Điền thông tin ở đây) - Nguồn hỗ trợ việc xác định: (Điền thông tin ở đây) - (Điền tên ở đây) cần có những yêu cầu điều trị nào được xác định ở trên, nếu có, và đối với mỗi yêu cầu điều trị được xác định, sự xác định đó được dựa vào những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hoặc dữ liệu khác nào?
(Điền thông tin ở đây) dựa trên (Điền thông tin ở đây)
(Điền thông tin ở đây) dựa trên (Điền thông tin ở đây)
(Điền thông tin ở đây) dựa trên (Điền thông tin ở đây) - Nếu (điền tên ở đây) cần có điều trị mà không được liệt kê ở mục A. trên đây, nhưng tương tự như một trong những điều trị đó, vui lòng liệt kê mỗi điều trị tương tự, mô tả điều trị đó tương tự với yêu cầu điều trị nào được liệt kê theo mục A. trên đây và lý do tại sao, và mô tả các kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hoặc dữ liệu khác hỗ trợ việc xác định rằng (điền tên ở đây) cần mỗi điều trị như vậy.
(Điền thông tin ở đây), tương tự như (điền thông tin ở đây), vì (điền thông tin ở đây) và (điền thông tin ở đây) yêu cầu căn cứ vào (điền thông tin ở đây)
(Điền thông tin ở đây), tương tự như (điền thông tin ở đây), vì (điền thông tin ở đây) và (điền thông tin ở đây) yêu cầu căn cứ vào (điền thông tin ở đây) - Tình trạng của (điền tên ở đây), như được mô tả bởi các yêu cầu điều trị của người đó được liệt kê ở mục B. và/hoặc C. trên đây, có khởi phát trước 18 tuổi không?
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào? - Tình trạng của (điền tên ở đây), như được mô tả bởi các yêu cầu điều trị của người đó được liệt kê ở mục B. và/hoặc C. trên đây, có khả năng còn tiếp diễn vô hạn định không?
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, xác định này được đưa ra dựa trên những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác nào? - Tình trạng của (điền tên ở đây), như được mô tả bởi các yêu cầu điều trị mà quý vị đã xác định là người đó có theo mục B. và/hoặc C. trên đây, có cấu thành Khuyết Tật Đáng Kể cho người đó không, theo định nghĩa Khuyết Tật Đáng Kể ở mục 6? (1), (2) (A) đến (G), và (3) trên đây?
Có ( ) hoặc Không ( ). Nếu có, vui lòng liệt kê và mô tả những kết quả lâm sàng, dữ kiện, hồ sơ, kết quả kiểm tra hay dữ liệu khác làm căn cứ cho mỗi xác định ở mục 6. Căn cứ vào (1), (2)(A) đến (G), và (3) trên đây.
Phụ Lục C – Mẫu Yêu Cầu Thay Đổi Thẩm Phán
QUA FAX (213) 576-7244
Ngày 20 tháng Chín năm 2015
Janis S. Rovner
Presiding Administrative Law Judge
Office of Administrative Hearings
320 W. Fourth Street, Ste. 630
Los Angeles, CA 90013
V/v: Phản Đối Suy Đoán
Vụ John Doe kiện Trung Tâm Khu Vực
OAH Số 201511100000
Ngày Điều Trần: Ngày 28 tháng Chín năm 2015
Kính gửi Thẩm Phán Rovner,
Tôi thay mặt cho John Doe viết thư này để yêu cầu bà chỉ định một thẩm phán khác xét xử cho vụ việc của John Doe vào ngày 28 tháng Chín năm 2015. Vị Thẩm Phán hiện được chỉ định là Vincent Nafarrete. Chúng tôi yêu cầu thực hiện thay đổi này theo Tiêu Đề 1 của Bộ Quy Chế California, Mục 1034 và mục 11425.40 của Luật Chính Quyền Tiểu Bang. Kèm theo đây là bản lời khai theo quy định bắt buộc phải có theo mục này.
Cảm ơn bà đã xem xét yêu cầu của tôi. Xin đừng ngần ngại liên hệ với tôi theo số (213) 555-5555 nếu cần thiết.
Trân Trọng,
Jane Doe
Tài liệu gửi kèm
Bản Lời Khai của Jane Doe
Mẹ của John Doe
Tôi, Jane Doe, xin tuyên bố rằng:
- Tôi là phụ huynh của bên đang có vụ việc chưa giải quyết.
- Thẩm Phán được chỉ định cho Phiên Điều Trần là người thiên vị, đi ngược lại lợi ích của bên này để mà người khai tin rằng con trai của bà ấy không thể có Phiên Điều Trần công bằng và không thiên vị do Thẩm Phán Vincent Nafarrete xét xử.
Bản Lời Khai này được dựa theo hình phạt về tội khai man theo các luật của tiểu bang California và được ký vào ngày 20 tháng Chín năm 2015 tại Los Angeles, California.
Trân Trọng,
Jane Doe
Phụ Lục D – Mẫu Danh Sách Nhân Chứng và Vật Chứng
Tên Của Quý Vị
Địa Chỉ Đường Phố
Thành Phố, Tiểu Bang và Mã Zip Số Điện Thoại Của Quý Vị
Người Đại Diện Được Ủy Quyền cho [Tên Khách Hàng Của Trung Tâm Khu Vực]
VĂN PHÒNG ĐIỀU TRẦN HÀNH CHÍNH
TIỂU BANG CALIFORNIA
Về Vấn Đề của:
Tên Nguyên Đơn, Nguyên Đơn
và
TRUNG TÂM KHU VỰC,
Cơ Quan Dịch Vụ Số Vụ Việc:
Ngày Diễn Ra Phiên Điều Trần:
Thời Gian Diễn Ra Phiên Điều Trần:
Nơi Diễn Ra Phiên Điều Trần:
Thẩm Phán Luật Hành Chính:
DANH SÁCH NHÂN CHỨNG VÀ BẰNG CHỨNG CỦA NGUYÊN ĐƠN
DANH SÁCH NHÂN CHỨNG
- Tên của Nhân Chứng sẽ làm chứng về [mô tả những điều họ sẽ làm chứng.]
- Tên của Nhân Chứng được mời ra tòa để làm chứng về [mô tả những điều họ sẽ làm chứng.]
DANH SÁCH BẰNG CHỨNG
- Bản Tóm Tắt Mở Đầu
- Tài Liệu Về Phiên Điều Trần
- A. Đơn Yêu Cầu Dịch Vụ ngày [Ghi Ngày]
- A. Thư Từ Chối ngày [Ghi Ngày]
- A. Đơn Yêu Cầu Phiên Điều Trần ngày [Ghi Ngày]
- A. Thông Báo về Phiên Điều Trần
- Thông Tin về Chương Trình
- Bản Tóm Tắt của Nhân Viên Chương Trình
- Báo Cáo Tiến Độ từ [Ghi tên của chương trình] ngày [Ghi Ngày]
- Báo Cáo Tiến Độ từ [Ghi tên của chương trình] ngày [Ghi Ngày]
- Đánh Giá Tâm Lý từ [Ghi Tên Người Đánh Giá] ngày [Ghi Ngày]
- IPP ngày [Ghi Ngày]
- Bản Lời Khai của [Ghi Tên] ngày [Ghi Ngày]
- Trích dẫn cho Thông Báo Tư Pháp
- WIC mục 4512
- Tiêu Đề 17 CCR mục 54000-54002
Phụ Lục E - Luật Xác Định Tình Trạng Hội Đủ Điều Kiện Nhận Dịch Vụ Tại Trung Tâm Khu Vực
BỘ LUẬT PHÚC LỢI VÀ ĐỊNH CHẾ MỤC 4512(a)
4512. Các thuật ngữ được sử dụng trong phần này:
(a) “Khuyết tật phát triển” nghĩa là tình trạng khuyết tật khởi phát trước tuổi 18; tiếp tục, hoặc được cho là sẽ còn tiếp diễn, vô hạn định; và cấu thành khuyết tật đáng kể cho một cá nhân. Theo định nghĩa của Giám Đốc Dịch Vụ Phát Triển, có tham khảo ý kiến của Tổng Giám Đốc Công Huấn, thuật ngữ này bao gồm khuyết tật trí tuệ, bại não, động kinh và tự kỷ. Thuật ngữ này cũng bao gồm những tình trạng khuyết tật được cho là có quan hệ mật thiết với khuyết tật trí tuệ hoặc đòi hỏi điều trị tương tự như điều trị cho cá nhân bị khuyết tật trí tuệ, nhưng không bao gồm các tình trạng tàn tật thể chất bẩm sinh đơn thuần khác.
17 CCR Mục 54000. Khuyết Tật Phát Triển.
- “Khuyết Tật Phát Triển” nghĩa là khuyết tật do thiểu năng trí tuệ (khuyết tật trí tuệ), bại não, động kinh, tự kỷ hoặc những tình trạng khuyết tật được cho là có quan hệ mật thiết với thiểu năng trí tuệ (khuyết tật trí tuệ) hoặc đòi hỏi điều trị tương tự như điều trị thiểu năng trí tuệ (khuyết tật trí tuệ).
- Khuyết Tật Phát Triển phải:
- Khởi phát trước mười tám tuổi;
- Có khả năng tiếp diễn vô hạn định;
- Cấu thành tình trạng khuyết tật đáng kể của cá nhân này như định nghĩa trong điều khoản.
- Khuyết Tật Phát Triển không bao gồm các tình trạng tàn tật là:
- Rối loạn tâm thần đơn thuần mà chức năng xã hội hoặc trí tuệ bị suy giảm khởi phát do hậu quả của rối loạn tâm thần hoặc điều trị một rối loạn như vậy. Các rối loạn tâm thần như vậy bao gồm môi trường tâm lý-xã hội nghèo nàn và/hoặc rối loạn tâm thần, rối loạn thần kinh hay nhân cách nghiêm trọng ngay cả khi chức năng xã hội và trí tuệ đã trở nên suy yếu nghiêm trọng như là một biểu hiện tất yếu của rối loạn.
- Khuyết tật về học tập đơn thuần. Khuyết tật về học tập là một tình trạng thể hiện sự khác biệt đáng kể giữa khả năng nhận thức ước tính và mức độ tiếp thu giáo dục thực tế và không phải là do hậu quả của chậm phát triển tâm thần tổng quát (khuyết tật trí tuệ), thiếu hụt về giáo dục hoặc tâm lý-xã hội, rối loạn tâm thần hoặc mất cảm giác.
- Khuyết tật thể chất bẩm sinh đơn thuần. Những tình trạng này bao gồm bất thường bẩm sinh hoặc tình trạng mắc phải do bệnh tật, tai nạn hoặc phát triển sai lệch mà không liên quan đến suy giảm thần kinh dẫn đến yêu cầu điều trị tương tự như điều trị cần thiết cho chậm phát triển tâm thần (khuyết tật trí tuệ).
17 CCR Mục 54001. Khuyết Tật Đáng Kể.
- “Khuyết tật đáng kể” nghĩa là:
- Tình trạng dẫn đến khiếm khuyết nghiêm trọng trong chức năng nhận thức và/hoặc xã hội, thể hiện khiếm khuyết đủ để đòi hỏi việc lập kế hoạch liên ngành và điều phối các dịch vụ đặc biệt hoặc thông thường để hỗ trợ cá nhân đạt được tối đa tiềm năng; và
- Sự tồn tại của những hạn chế đáng kể về chức năng, theo xác định của trung tâm khu vực, trong ba hoặc nhiều lĩnh vực sau của hoạt động sinh hoạt chính, phù hợp với độ tuổi của cá nhân này:
- Ngôn ngữ tiếp thu và diễn đạt;
- Học tập;
- Tự chăm sóc;
- Vận động;
- Tự chủ;
- Khả năng sống độc lập;
- Tự túc kinh tế.
- Đánh giá khuyết tật đáng kể sẽ được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia từ các ngành khác nhau của Trung Tâm Khu Vực và sẽ bao gồm xem xét đánh giá trình độ chuyên môn tương tự được thực hiện bởi các cơ quan liên ngành của Bộ phận phục vụ khách hàng tiềm năng. Nhóm này sẽ bao gồm tối thiểu một điều phối viên chương trình, một bác sĩ và một nhà tâm lý học.
- Nhóm chuyên gia của Trung Tâm Khu Vực sẽ tham khảo ý kiến khách hàng tiềm năng, phụ huynh, người giám hộ/người bảo vệ, nhà giáo dục, luật sư biện hộ và những người đại diện khác của khách hàng đến mức mà họ mong muốn và sẵn sàng tham gia vào các thảo luận và đến mức đạt được sự đồng ý thích hợp.
- Mọi đánh giá lại về khuyết tật đáng kể cho các mục đích xem xét tiếp tục tình trạng hội đủ điều kiện sẽ sử dụng các tiêu chí tương tự mà theo đó, ban đầu, cá nhân đã được xem xét là hội đủ điều kiện.
17 CCR Mục 54002. Nhận Thức.
Thuật ngữ “nhận thức” được sử dụng trong chương này có nghĩa là khả năng của một cá nhân trong việc giải quyết các vấn đề với hiểu biết sâu sắc, thích nghi với tình huống mới, tư duy trừu tượng và học hỏi từ kinh nghiệm.
Disability Rights California được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau, để biết danh sách đầy đủ các nhà tài trợ, hãy truy cập http://www.disabilityrightsca.org/Documents/ListofGrantsAndContracts.html.
- 1. Định nghĩa của California về khuyết tật phát triển khác đáng kể so với định nghĩa của liên bang tại Mục 6001, Tiêu Đề 42 của Bộ Luật Hoa Kỳ (United States Code, USC). Vì những lý do khác nhau không được thảo luận trong cẩm nang hướng dẫn này, những lập luận rằng California phải phục vụ cho những người tiêu dùng thỏa định nghĩa của liên bang đã không thành công.
- 2. Các con số và ký tự không nằm trong đạo luật nhưng được thêm vào để giúp quý vị phân biệt các yếu tố của khiếu nại
- 3. Bộ Quy Chế California (California Code of Regulations, CCR), Tiêu Đề 17, Mục 54001.
- 4. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế Mục 4512(a). (Welf. & Inst. Code sec. 4512(a)).
- 5. Đạo Luật Lanterman đã được sửa đổi để đổi thuật ngữ “thiểu năng trí tuệ” thành “khuyết tật trí tuệ”. Quý vị có thể đã được đánh giá trước khi có thay đổi này và được chẩn đoán mắc chứng thiểu năng trí tuệ. Vì mục đích của cẩm nang hướng dẫn về tình trạng hội đủ điều kiện nhận dịch vụ tại trung tâm khu vực, các thuật ngữ đều giống nhau, nhưng khuyết tật trí tuệ là thuật ngữ pháp lý chính xác hiện hành.
- 6. DSM-5 là phiên bản cập nhật của DSM-IV-TR được sử dụng trước đây. Bất kỳ đánh giá mới nào cũng phải sử dụng DSM-5 và thuật ngữ “khuyết tật trí tuệ” thay vì “thiểu năng trí tuệ”. Quý vị có thể làm đánh giá để cung cấp chẩn đoán, chẳng hạn như thiểu năng trí tuệ, bằng DSM-IV-TR. Nếu có thể, quý vị nên yêu cầu chuyên gia độc lập làm rõ theo DSM-5 nếu quý vị có một chẩn đoán trước đây.
- 7. Một quyết định phúc thẩm gần đây đã áp dụng thêm một điều kiện cho tình trạng hội đủ điều kiện theo diện thứ 5. Trong vụ việc đó, thẩm phán đã diễn giải tình trạng hội đủ điều kiện theo diện thứ 5 là yêu cầu phải có “cả yếu tố nhận thức lẫn yếu tố thực hiện chức năng thích nghi”. Vụ Samantha C. kiện Sở Dịch Vụ Phát Triển Tiểu Bang (State Dep’t of Developmental Services), 2010 WL 2542214 tại 15 (Tòa Phúc Thẩm California, ngày 25 tháng Sáu năm 2010). Điều này có thể gây có khăn cho việc chứng minh tình trạng hội đủ điều kiện nếu quý vị bị Rối Loạn Asperger, bởi vì tình trạng khiếm khuyết chức năng thích nghi tương đương với những tình trạng liên quan đến tự kỷ, nhưng quý vị có thể có ít hoặc không có khiếm khuyết nhận thức. Tuy nhiên, nếu quý vị được chẩn đoán Rối Loạn Asperger trong quá khứ, quý vị vẫn cần yêu cầu đánh giá.
- 8. Các quy chế này được tán thành trong Vụ Samantha C. tại 10.
- 9. https://www.dds.ca.gov/wp-content/uploads/2019/03/Autism_ASDBestPractices_20190318.pdf
- 10. Cronin, Pegeen, PhD., Bài Diễn Thuyết: “A Psychological View of Regional Center Eligibility”, 07/06/2011 tại Public Counsel, Los Angeles.
- 11. https://www.dds.ca.gov/wp-content/uploads/2019/03/Autism_ASDBestPractices_20190318.pdf, trang 121-22.
- 12. https://www.pwcf.org/wp-content/uploads/2015/10/Regional-Center-Fifth-Category-Guidelines.pdf.
- 13. https://www.pwcf.org/wp-content/uploads/2015/10/Regional-Center-Fifth-Category-Guidelines.pdf, trang 3.
- 14. Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế Mục 4725-4729. (Welf. & Inst. Code Sections 4725-4729)