TỜ THÔNG TIN VỀ TRANH CHẤP VỚI NGƯỜI HÀNG XÓM

Publications
8114.05

TỜ THÔNG TIN VỀ TRANH CHẤP VỚI NGƯỜI HÀNG XÓM

Tranh chấp với người hàng xóm phổ biến tại các thành phố đông dân cư. Nếu quý vị gặp vấn đề với người hàng xóm, điều này có thể rất khó chịu.  Tiếng chó sủa, tiếng đập mạnh trên trần nhà hay mùi nấu nướng đều có thể gây ra cảm giác khó chịu, nhưng những hành vi này có thể không vượt quá giới hạn và không thể bị kiện ra tòa. Bài kiểm tra này xác định xem hành vi có “đáng kể và tiếp diễn” hay không. Bài kiểm tra này xác định xem hành vi này có trở thành nỗi phiền toái theo quy định của pháp luật hay không. 

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

Nguyên Nhân Nào Gây Ra Tranh Chấp Với Người Hàng Xóm? 

Tranh chấp với người hàng xóm phổ biến tại các thành phố đông dân cư. Nếu quý vị gặp vấn đề với người hàng xóm, điều này có thể rất khó chịu.  Tiếng chó sủa, tiếng đập mạnh trên trần nhà hay mùi nấu nướng đều có thể gây ra cảm giác khó chịu, nhưng những hành vi này có thể không vượt quá giới hạn và không thể bị kiện ra tòa. Bài kiểm tra này xác định xem hành vi có “đáng kể và tiếp diễn” hay không. Bài kiểm tra này xác định xem hành vi này có trở thành nỗi phiền toái theo quy định của pháp luật hay không. 

Hành Vi Của Người Hàng Xóm Là Nỗi Phiền Toái Hay Chỉ Mang Đến Cảm Giác Khó Chịu? 

Để khởi kiện, hành vi của người hàng xóm quý vị phải là “nỗi phiền toái”. Theo quy định của pháp luật, “nỗi phiền toái” là một điều gì đó “không hợp lý, không chính đáng hoặc bất hợp pháp can thiệp đáng kể vào cuộc sống yên bình của quý vị hoặc khả năng tận hưởng cuộc sống ở nhà của quý vị”.  (Wolford v. Thomas, 190 Cal. App. 3d 347, 358 (1987). 

Một số ví dụ phổ biến về hành vi trở thành nỗi phiền toái là tiếng ồn quá mức xuất phát từ chó sủa không ngừng, TV hoặc máy thu thanh ồn ào trong giờ nghỉ ngơi hay đập mạnh liên tục trên sàn nhà hoặc trần nhà. Một ví dụ khác về nỗi phiền toái là tội phạm diễn ra tại bất động sản, chẳng hạn như mua bán ma túy hoặc mại dâm. Ví dụ thứ ba về nỗi phiền toái là người hàng xóm có liên quan đến hành vi gây khó chịu hoặc một hoạt động, chẳng hạn như chất rác và phế thải thành đống quá mức quy định tạo điều kiện thuận lợi để gián, chuột hoặc kiến hoành hành.

Tôi Có Những Lựa Chọn Nào Để Ngăn Chặn Hành Vi Này?  

Nếu hành vi gây khó chịu nhưng không hình thành nỗi phiền toái, quý vị vẫn có thể thực hiện một số biện pháp: 

1. Nói Chuyện Với Người Hàng Xóm 

Quý vị có thể trao đổi với người hàng xóm và yêu cầu họ giảm mức độ ồn hoặc loại bỏ mùi hôi khó chịu.  Giao tiếp thiện chí với người hàng xóm có thể tránh trường hợp tranh chấp đạt đến mức độ cần phải hòa giải hoặc kiện tụng. 

2. Thử Hòa Giải  

Nếu quý vị nỗ lực giải quyết hành vi trực tiếp với người hàng xóm nhưng không hiệu quả, quý vị có thể thử hòa giải. Hòa giải tạo cơ hội cho đôi bên bày tỏ các mối lo ngại và tìm hiểu những giải pháp tiềm năng.  

3. Nói Chuyện Với Chủ Nhà 

Nếu quý vị và người hàng xóm có chung chủ nhà, quý vị có thể yêu cầu chủ nhà can thiệp và ngăn chặn hành vi gây khó chịu đó.  

Mục tiêu là cố gắng giải quyết vấn đề mà không cần phải kiện ra tòa. Một lợi ích khác của biện pháp này là duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người hàng xóm và chủ nhà. 

NẾU HÀNH VI CỦA NGƯỜI HÀNG XÓM HÌNH THÀNH NỖI PHIỀN TOÁI VÀ QUÝ VỊ PHẢI RA TOÀ, QUÝ VỊ CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP NÀO?  

1. Kiện Người Hàng Xóm 

 Quý vị có thể khởi kiện người hàng xóm về nỗi phiền toái mà họ gây ra.  Quý vị có thể kiện người hàng xóm để được bồi thường thiệt hại cũng như để tòa án ra lệnh huấn thị (lệnh từ tòa án để ngừng hành vi) để người hàng xóm ngừng hành vi gây khó chịu. CAL. CIV. CODE § 3501.  

Ví dụ: nếu người hàng xóm cố tình đập mạnh vào trần nhà của quý vị liên tục hàng giờ mỗi đêm khiến quý vị mất ngủ, quý vị có thể kiện họ. 

Ngay cả khi tòa án không ra lệnh ngừng hành vi gây phiền toái, tòa án có thể ra lệnh cho người hàng xóm gây ra nỗi phiền toái bồi thường thiệt hại bằng tiền. Cách làm này có thể hiệu quả trong việc giải quyết nỗi phiền toái. 

2. Kiện Chủ Nhà

Mặc dù nỗi phiền toái có thể do một người thuê nhà trong tòa nhà gây ra chứ không phải do chủ nhà nhưng chủ nhà có thể phải chịu trách nhiệm nếu họ biết về vấn đề này nhưng không có hành động nào đối với người thuê nhà gây phiền toái. Mặc dù có thể không có quy định bằng văn bản nhưng tất cả hợp đồng cho thuê tại California đều bao gồm một thỏa ước về “tận hưởng không gian yên tĩnh”. CAL. CIV. CODE § 1927. Chủ nhà có bổn phận đảm bảo rằng người thuê nhà có thể yên bình sở hữu (sinh sống và sử dụng) căn hộ cho thuê của mình mà không bị làm phiền. Đồng thời, trong một số vụ việc nghiêm trọng, chủ nhà có thể tiến hành biện pháp đuổi người thuê nhà quấy rầy để ngừng nỗi phiền toái. Davis v. Gomez, 207 Cal. App. 3d 1401, 1404 (1989).  

3. Đuổi Người Thuê Nhà Một Cách Gián Tiếp

Một phương án khả thi khác là tiến hành kiện chủ nhà về hành vi “đuổi người thuê nhà một cách gián tiếp”. Khi nỗi phiền toái trở nên đáng kể đến mức người thuê nhà phải dọn ra khỏi căn hộ, người thuê nhà có thể khởi kiện chủ nhà về hành vi đuổi người thuê nhà một cách gián tiếp sau khi họ dọn đi. 

 Cách Chuẩn Bị Cho Vụ Kiện Của Quý Vị  

  1. Lưu giữ thông tin về mỗi sự việc gây phiền toái. Đảm bảo quý vị ghi nhận những chi tiết như ngày, giờ xảy ra sự việc và mô tả về hành vi đó. 
  2. Hãy thử thảo luận về sự việc với người hàng xóm và/hoặc chủ nhà để tìm ra giải pháp. Lập tài liệu những nỗ lực của quý vị. 
  3. Nếu không có phương án nào trong số này hiệu quả, quý vị có thể tiến hành Khiếu Kiện Nhỏ đối với người hàng xóm gây ra Nỗi Phiền Toái và/hoặc chủ nhà Vi Phạm Thỏa Ước về Sử Dụng Không Gian Yên Tĩnh hoặc Đuổi Người Thuê Nhà Một Cách Gián Tiếp. Tài liệu là cơ sở quan trọng để tiến hành Khiếu Kiện Nhỏ. Viết một bức thư cho người hàng xóm hoặc chủ nhà trong đó mô tả chi tiết sự việc dựa trên tài liệu của quý vị. Yêu cầu người hàng xóm dừng lại hoặc chủ nhà ngăn chặn hành vi của người hàng xóm đó. Cho họ một khoảng thời gian nhất định để phản hồi thư của quý vị. Nếu họ không tuân thủ, quý vị có thể đệ đơn Khiếu Kiện Nhỏ.