Tờ Thông tin về Phân biệt đối xử: Giao thông Công cộng

Publications
#7144.05

Tờ Thông tin về Phân biệt đối xử: Giao thông Công cộng

Tiêu đề II của Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật (ADA, Americans with Disabilities Act) nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên khuyết tật bởi dịch vụ giao thông công cộng.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

Tiêu đề II của Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật (ADA, Americans with Disabilities Act) nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên khuyết tật bởi dịch vụ giao thông công cộng. Dịch vụ giao thông công cộng bao gồm hệ thống tuyến cố định như xe buýt thành phố và đường sắt nhẹ.  Cơ quan giao thông công cộng không được từ chối phục vụ người bị khuyết tật, và phải cung cấp điều chỉnh hợp lý (cũng được gọi là “sửa đổi hợp lý”) mà họ cần để sử dụng dịch vụ của cơ quan đó.

ADA Title II – Dịch vụ Giao thông Công cộng

Bộ Giao thông vận tải quản lý quy định ADA áp dụng trong lĩnh vực giao thông.  Dưới đây là danh sách một số, nhưng không phải là tất cả, các yêu cầu cho một cơ quan giao thông công cộng để họ tuân thủ ADA. Ghé thăm trang mạng của Cơ quan Quản trị Trung chuyển Liên bang về ADA để biết thêm thông tin:https://www.transit.dot.gov/regulations-and-guidance/civil-rights-ada/americans-disabilities-act

Các yêu cầu cho Xe buýt và Xe thùng đối với Hệ thống Tuyến Cố định:

Thông báo Bến:

  • Một lái xe buýt phải thông báo điểm chuyển tuyến xe, giao lộ lớn, điểm đến, và một số điểm khác để cho người bị khuyết tật thị giác và người khuyết tật khác biết họ đang ở đâu.
  • Một lái xe buýt phải thông báo bất cứ bến nào khi được yêu cầu bởi một người đi xe bị khuyết tật.

Thông tin điểm đến trên phương tiện: 

  • Phương tiện phải có thông tin điểm đến và tuyến ở phía trước và bên có cửa để lên phương tiện.. Điều này đặc biệt quan trọng khi phương tiện cung cấp nhiều tuyến đi trên cùng một bến.
  • Thông tin Điểm đến và Tuyến phải được thông báo để đảm bảo người bị khuyết tật thị giác hoặc người khuyết tật khác biết họ phải lên phương tiện nào.

Đường dốc và Thang nâng:

  • Phương tiện phải có thiết bị, như là đường dốc hoặc thang nâng, để cho phép hành khách sử dụng xe lăn có thể tiếp cận để lên phương tiện. Thang nâng phải có thể đáp ứng nâng khối lượng tối thiểu 600 pao và phải có đủ chỗ cho một xe lăn kích cỡ 30 inch x 48 inch.
  • Hành khách sử dụng xe lăn, khung tập đi, nạng, ba toong, nẹp hay người không thể sử dụng thang bậc phải được cho phép sử dụng thang nâng

Hộp tiền vé:

  • Hộp tiền vé phải được để sao cho không gây cản trở dòng hành khách lên xe buýt

Tay vịn:

  • Tay vịn trong phương tiện phải thuận tiện cho người ở ngoài phương tiện sử dụng ngay khi họ lên phương tiện. Tay vịn phải có thể thuận tiện sử dụng trong suốt quá trình lên xe, bao gồm khi hành khách trả tiền vé của họ vào hộp tiền vé. 

Yêu cầu Dừng xe:

  • Dây kéo hoặc nút phải ở trong tầm với của một người ngồi xe lăn và phải không cần “nắm chặt, thắt, hay vặn cổ tay”.

Động vật Phục vụ:

  • Người bị khuyết tật có quyền mang động vật phục vụ, nhưng không có quyền mang động vật chỗ dựa cảm xúc, lên phương tiện giao thông công cộng.  Động vật phục vụ là chó đã được huấn luyện để thực hiện các tác vụ hoặc công việc liên quan đến khuyết tật cho người bị  khuyết tật.

Yêu cầu cho Hệ thống Phương tiện Đường sắt Cao tốc

  • Mỗi phương tiện đường sắt cao tốc phải có ít nhất một toa dễ tiếp cận và sử dụng bởi những người bị khuyết tật bao gồm cả những người đi xe lăn.
  • Tay vịn phải được cung cấp để trợ giúp việc lên và xuống tàu, di chuyển trong phương tiện, và ngồi và đứng.

Yêu cầu Sửa đổi Hợp lý từ một Cơ quan Trung chuyển Công cộng

Mỗi thực thể giao thông công cộng phải có một quy trình để cho người bị khuyết tật yêu cầu sửa đổi hợp lý về chính sách và thực hành của cơ quan đó để họ có thể sử dụng dịch vụ như người không bị khuyết tật. Quy trình yêu cầu sửa đổi phải được mô tả thông qua cùng một phương thức mà công ty trung chuyển sử dụng để truyền đạt thực hành và chính sách của họ cho công chúng. Ví dụ, nếu một công ty trung chuyển sử dụng trang mạng của họ để truyền đạt chính sách và thực hành của họ, quy trình yêu cầu sửa đổi cũng phải có trên trang mạng. Ngoài ra, quy trình yêu cầu sửa đổi cũng phải dễ tiếp cận cho người bị khuyết tật. 

Khi có thể, tốt nhất hãy yêu cầu điều chỉnh hợp lý trước bằng cách sử dụng thư yêu cầu và hỗ trợ mẫu ở cuối tờ thông tin này. Nếu không thể yêu cầu điều chỉnh hợp lý trước, quý vị có thể yêu cầu điều chỉnh mà quý vị cần từ người điều khiển phương tiện.

Một yêu cầu điều chỉnh hợp lý của một người bị khuyết tật CHỈ có thể bị từ chối vì các lý do sau:

  • Yêu cầu không cần thiết để người này sử dụng hệ thống giao thông công cộng;
  • Đồng ý cấp phép yêu cầu đó sẽ thay đổi về căn bản tính chất của dịch vụ, chương trình hoặc hoạt động; hoặc
  • Đồng ý cấp phép yêu cầu sẽ tạo ra mối đe dọa đến sức khỏe hoặc sự an toàn của người khác.

Quy trình Khiếu nại với Cơ quan Trung chuyển Công cộng:

Văn phòng Dân quyền của Cơ quan Quản trị Trung chuyển Liên bang (FTA, Federal Transit Administration) là cơ quan tiếp nhận khiếu nại liên quan đến vi phạm ADA của cơ quan trung chuyển địa phương. Nếu quý vị tin rằng đã có vi phạm ADA, Văn phòng Dân quyền của FTA khuyến cáo quý vị nộp khiếu nại trực tiếp đến cơ quan trung chuyển công cộng địa phương để cho cơ quan địa phương cơ hội sửa sai hoặc hồi đáp (các) quan ngại của quý vị trước khi nộp khiếu nại cho FTA.

Bộ Giao thông vận tải (DOT, Department of Transportation) yêu cầu mỗi cơ quan trung chuyển địa phương có một quy trình khiếu nại. Quý vị có thể tìm thấy quy trình khiếu nại của cơ quan địa phương quý vị bằng cách liên lạc trực tiếp với họ hoặc ghé thăm trang mạng của họ nếu có.

Nếu cơ quan địa phương quý vị không trả lời quan ngại của quý vị, thì quý vị có thể nộp khiếu nại cho Văn phòng Dân quyền của FTA bằng cách điền một biểu mẫu và gửi nó qua bưu điện:  

Quý vị có thể lấy biểu mẫu khiếu nại ở đường dẫn này: https://www.transit.dot.gov/sites/fta.dot.gov/files/docs/Consolidated_Civil_Rights_Complaint_Form.pdf

Ngoài biểu mẫu này, khiếu nại mà quý vị gửi đi nên bao gồm những thứ sau đây:

  • Một tóm tắt cáo buộc của quý vị và bất cứ tài liệu hỗ trợ nào
  • Đủ chi tiết để một điều tra viên có thể hiểu tại sao quý vị tin rằng nhà cung cấp trung chuyển công cộng đã vi phạm quyền của quý vị, với những tình tiết cụ thể ví dụ như ngày giờ xảy ra sự việc.
  • Bất cứ thư từ có liên quan nào từ nhà cung cấp trung chuyển.

Gửi biểu mẫu điền đầy đủ và bất cứ giấy tờ đính kèm nào đến địa chỉ bên dưới:

 

Federal Transit Administration
Office for Civil Rights
Attention: Complaint Team
East Building, 5th Floor – TCR
1200 New Jersey Avenue, SE
Washington, DC 20590

  • Quý vị phải nộp khiếu nại FTA trong vòng 180 ngày kể từ ngày có hành động phân biệt đối xử.

Nếu quý vị có thắc mắc về nộp khiếu nại, quý vị có thể liên lạc với Văn phòng Dân quyền của FTA theo số 1-888-446-4511 hoặc qua email theo địa chỉ FTA.ADAAssistance@dot.gov(liên kết gửi e-mail)

 

 

Thư Mẫu Yêu cầu Điều chỉnh Hợp lý

[Ngày]

Kính gửi [Nhà cung cấp Giao thông Công cộng]:

Tôi viết đơn này yêu cầu điều chỉnh hợp lý cho khuyết tật/các khuyết tật của mình. 

Tôi [là/muốn là] một khách hàng của [Nhà cung cấp dịch vụ Giao thông].  Do tình trạng khuyết tật của tôi, tôi cần các điều chỉnh sau đây: [liệt kê các điều chỉnh].  

[Bác sĩ/bác sĩ tâm thần/chuyên gia tâm lý/nhà trị liệu/nhân viên xã hội/nhà trị liệu phục hồi /cá nhân khác (mô tả)] của tôi đã cho rằng các điều chỉnh này là cần thiết xét đến tình trạng khuyết tật của tôi.  Vui lòng xem thư đính kèm từ [tên của bác sĩ hoặc chuyên gia].

Luật Tiểu bang và Liên bang yêu cầu rằng các doanh nghiệp cho phép điều chỉnh hợp lý cho học sinh và người làm đơn bị khuyết tật. Vui lòng hồi đáp yêu cầu này muộn nhất vào [ngày]. Xin đừng ngại liên hệ với tôi theo [số điện thoại và/hoặc địa chỉ email của quý vị] nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào. 

Xin cảm ơn. Trân trọng,

 

[Tên của quý vị]

[Địa chỉ của quý vị]

 

 

Thư Hỗ trợ Mẫu

[Ngày]

Kính gửi [Nhà cung cấp Giao thông Công cộng]:

Tôi là [bác sĩ/bác sĩ tâm thần/chuyên gia tâm lý/nhà trị liệu/nhân viên xã hội/nhà trị liệu phục hồi] của [Tên], và tôi biết rõ về tình trạng của người này.  [Người này] có một tình trạng khuyết tật gây ra các hạn chế chức năng nhất định.  Các hạn chế này bao gồm [liệt kê các hạn chế chức năng cần điều chỉnh được yêu cầu]. 

[Điều chỉnh được yêu cầu] cần thiết cho [Tên] để sử dụng [tên của phương tiện giao thông công cộng].  [Mô tả điều chỉnh đó sẽ trợ giúp hoặc hỗ trợ người đó như thế nào].

Cảm ơn quý vị đã cung cấp điều chỉnh hợp lý này cho [Tên]. 

 

Trân trọng,

[Tên và Chức danh]