Quyền được hưởng Công nghệ Hỗ trợ ở Giáo dục Đại học

Publications
#5574.05

Quyền được hưởng Công nghệ Hỗ trợ ở Giáo dục Đại học

Các trường cao đẳng có nghĩa vụ pháp lý để cung cấp cơ hội bình đẳng cho sinh viên và người nộp đơn là người khuyết tật. Các nghĩa vụ này áp dụng cho tất cả các chương trình, dịch vụ và hoạt động của trường đại học, bao gồm ...

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Ấn phẩm này chỉ là thông tin pháp lý và không phải là lời khuyên pháp lý về tình hình cá nhân của bạn. Nó là hiện tại kể từ ngày được đăng. Chúng tôi cố gắng cập nhật tài liệu của chúng tôi thường xuyên. Tuy nhiên, luật thường xuyên thay đổi. Nếu bạn muốn chắc chắn rằng luật không thay đổi, hãy liên hệ với DRC hoặc một văn phòng pháp lý khác.

1.  Tôi có quyền được hưởng công nghệ hỗ trợ (AT, assistive technology) từ trường đại học/cao đẳng của tôi không?1

Trường đại học/cao đẳng có nghĩa vụ pháp lý phải cung cấp cơ hội bình đẳng cho các sinh viên và thí sinh khuyết tật. Các nghĩa vụ này áp dụng cho tất cả các chương trình, dịch vụ và hoạt động ở trường đại học/cao đẳng, bao gồm: tuyển sinh, học thuật, nghiên cứu, đào tạo nghề nghiệp, nhà ở, bảo hiểm y tế, tư vấn, hỗ trợ tài chính, giáo dục thể chất, thể thao, vui chơi giải trí, đi lại, và các hoạt động ngoại khóa. Các nghĩa vụ này bao gồm quyền được hưởng công nghệ hỗ trợ cho phép sinh viên khuyết tật nhận được lợi ích giáo dục như các sinh viên không bị khuyết tật.2

2.  Luật nào áp dụng cho trường đại học/cao đẳng của tôi?

Nguồn gốc của quyền được hưởng công nghệ hỗ trợ ở giáo dục đại học sẽ phụ thuộc vào việc trường đại học/cao đẳng của quý vị là trường công hay tư nhân, bất kể trường có nhận kinh phí liên bang hay không, và bất kể trường ở tại California hay ngoài tiểu bang. Một số trường đại học/cao đẳng có thể được áp dụng nhiều hơn một trong những luật này. Bảo vệ pháp lý theo các luật này là tương tự nhau, nhưng biện pháp khắc phục vi phạm có thể khác nhau.

Luật Liên bang

Các luật liên bang sau đây áp dụng cho trường đại học/cao đẳng ở bất kỳ nơi nào tại Hoa Kỳ.

  1. Mục 504 của Đạo luật Phục hồi (Rehabilitation Act) (Mục 504)
    Mục 504 cấm các trường đại học/cao đẳng nhận kinh phí liên bang kỳ thị trên cơ sở tình trạng khuyết tật. Hầu như tất cả các trường đại học/cao đẳng đều nhận kinh phí liên bang dưới một hình thức nào đó, bao gồm qua chương trình cho vay hỗ trợ tài chính sinh viên. Mục 504 áp dụng cho các trường đại học/cao đẳng được điều hành bởi tổ chức tôn giáo nếu họ nhận kinh phí liên bang.
  2. Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật (ADA, Americans with Disabilities Act)
    Tiêu đề II của ADA cấm kỳ thị trên cơ sở tình trạng khuyết tật tại hầu hết các trường đại học/cao đẳng công và tư nhân, bất kể họ có nhận kinh phí liên bang hay không. Tiêu đề II của ADA áp dụng cho các tổ chức giáo dục đại học công như cao đẳng cộng đồng, Đại học Tiểu bang California, và Đại học California. Tiêu đề III của ADA áp dụng cho các tổ chức giáo dục đại học tư nhân, nhưng không áp dụng cho các trường đại học/cao đẳng được điều hành bởi tổ chức tôn giáo.

Luật Tiểu bang California

Các luật tiểu bang sau đây áp dụng cho trường đại học/cao đẳng tại California. Các luật khác có thể áp dụng cho các trường đại học/cao đẳng ở các tiểu bang khác. 

  1. Bộ Pháp điển (Government Code) Mục 11135 (Mục 11135)
    Mục 11135 cho người khuyết tật quyền được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng với lợi ích của bất kỳ chương trình hoặc hoạt động nào do tiểu bang quản lý, hoặc nhận hỗ trợ tài chính từ tiểu bang. Mục này áp dụng cho cả các trường đại học/cao đẳng California nhận kinh phí tiểu bang.  Hành vi vi phạm Mục 504 và ADA cũng sẽ vi phạm Mục 11135.
  2. Đạo luật Dân Quyền Unruh (Unruh Civil Rights Act) (Đạo luật Unruh)
    Đạo luật Unruh cấm bất kỳ tổ chức kinh doanh nào, bao gồm các trường đại học/cao đẳng, kỳ thị trên cơ sở tình trạng khuyết tật. Giống như Mục 11135, hành vi vi phạm Mục 504 và ADA cũng sẽ vi phạm Đạo luật Dân Quyền Unruh. Đạo luật Unruh, Bộ luật Dân sự California (California Civil Code) §§ 51, và các điều sau đó.
  3. Đạo luật Người Khuyết tật (Disabled Persons Act), Bộ luật Dân sự California Mục 54
    Bộ luật Dân sự California Mục 54 cho những người có tình trạng y tế và bị khuyết tật có các quyền giống như người dân nói chung được sử dụng đầy đủ và miễn phí những nơi công cộng, bao gồm cả các trường đại học/cao đẳng công. Giống như Mục 11135, hành vi vi phạm Mục 504 và ADA cũng sẽ vi phạm Bộ luật Dân sự Mục 54. Đạo luật Người Khuyết tật, Bộ luật Dân sự California § 54, và các quyền sau đó.

3.  Các luật này bảo vệ những đối tượng nào?

Các luật liệt kê ở trên áp dụng cho quý vị nếu quý vị là "người khuyết tật", và theo ADA, nếu quý vị "đủ điều kiện" cho các chương trình, lợi ích hoặc hoạt động của nhà nước.

Quý vị "đủ điều kiện" cho lợi ích, chương trình hoặc hoạt động của môt thực thể nhà nước nếu quý vị thỏa mãn các tiêu chí tham gia cơ bản, có hoặc không có điều chỉnh hợp lý về chính sách, thực hành thủ tục của chương trình. 28 Bộ Quy chế Liên bang (C.F.R., Code of Federal Regulations) § 35.104. Điều này có nghĩa là quý vị có thể đủ điều kiện ngay cả khi quý vị cần điều chỉnh hợp lý để tham gia.

Theo định nghĩa khuyết tật của cả liên bang và tiểu bang, hầu hết những người có tình trạng suy yếu về tâm thần hoặc thể chất gây ra hạn chế sẽ được bảo vệ. Dưới đây là định nghĩa khuyết tật của liên bang và tiểu bang.

Luật Liên bang

Tiêu đề III của ADA bảo vệ người khuyết tật không bị kỳ thị bởi các doanh nghiệp tư nhân. Theo ADA, khuyết tật nghĩa là:

  1. Có tình trạng suy yếu về tâm thần hoặc thể chất mà hạn chế đáng kể tối thiểu một hoạt động quan trọng trong cuộc sống của quý vị (chẳng hạn như chăm sóc cá nhân, làm việc tay chân, đi bộ, nhìn, nghe, nói, thở, học tập, hoặc làm việc).
    1. Điều này bao gồm hạn chế về chức năng quan trọng của cơ thể (chẳng hạn như hệ miễn dịch, tăng trưởng tế bào bình thường, tiêu hóa, ruột, bàng quang, não, hô hấp, tuần hoàn, nội tiết, và chức năng sinh sản); hoặc
  2. Có hồ sơ về tình trạng suy yếu đó (chẳng hạn như tình trạng thuyên giảm); hoặc
  3. Được coi là có tình trạng suy yếu đó (chẳng hạn như một người có những vết bỏng nặng nhưng không có tình trạng suy yếu).

42 Bộ luật Hoa Kỳ (U.S.C., United States Code) § 12102(2); 28 C.F.R. § 36.104.

Luật Tiểu bang

Trái với luật liên bang, luật tiểu bang chỉ quy định "hạn chế" của một hoạt động quan trọng trong cuộc sống chứ không phải là "hạn chế đáng kể" của một hoạt động quan trọng trong cuộc sống.  Bộ Luật Chính Quyền California § 12926.1(d) Bộ Luật Chính Quyền California §§ 12926(j)(1)(A), (m)(1)(B)(i).

4.  Các luật này cấm hình thức kỳ thị nào?

Các luật này cấm các trường đại học/cao đẳng kỳ thị sinh viên khuyết tật. Điều này bao gồm việc thực hiện hành động, hoặc từ chối thực hiện hành động thích hợp, nhằm mục đích hoặc có tác dụng từ chối sinh viên khuyết tật khả năng được hưởng bất kỳ quyền, đặc quyền, lợi thế, hoặc cơ hội nào mà các sinh viên khác được hưởng. ADA và Mục 504 có các quy định cụ thể nêu rõ những hành động nào là kỳ thị. Một số các quy định này có thể áp dụng cho quý vị với tư cách là sinh viên đại học bị khuyết tật bao gồm: 

  1. Sử dụng các tiêu chí về tính đủ điều kiện mà có thể lọc ra những người khuyết tật đủ điều kiện. 28 C.F.R. § 130(b)(8);
  2. Từ chối quý vị một cơ hội bình đẳng được tham gia vào, hoặc được hưởng lợi từ, bất kỳ chương trình, lợi ích của hoạt động của một thực thể nhà nước nào. Điều này bao gồm việc không cung cấp hỗ trợ, lợi ích và dịch vụ mà mang lại cho quý vị cơ hội bình đẳng có được kết quả, đạt được lợi ích, hoặc đạt được mức độ thành tựu giống với các sinh viên không bị khuyết tật.  28 C.F.R. § 130(b)(1);
  3. Cung cấp cho quý vị lợi ích hoặc dịch vụ khác biệt hoặc riêng biệt so với lợi ích hoặc dịch vụ được cung cấp cho người khác, trừ khi điều đó là cần thiết để cung cấp lợi ích hoặc dịch vụ cho quý vị một cách hiệu quả.  28 C.F.R. § 130(b)(1), (2);
  4. Không tổ chức dịch vụ, chương trình và hoạt động trong môi trường tích hợp nhất phù hợp với nhu cầu của quý vị. 28 C.F.R. § 130(d)
  5. Sử dụng các tiêu chí và phương pháp quản lý mà từ chối khả năng quý vị được tiếp cận các chương trình và hoạt động của nhà nước. 28 C.F.R. § 130(b)(8);
  6. Dung túng sự kỳ thị bằng cách cung cấp hỗ trợ đáng kể cho bất kỳ cơ quan nào kỳ thị trên cơ sở tình trạng khuyết tật. 28 C.F.R. § 130(b)(1)(v); và
  7. Chọn các địa điểm mà có tác dụng loại trừ quý vị, từ chối lợi ích của quý vị, hoặc khiến quý vị phải chịu sự kỳ thị; 28 C.F.R. § 130(b)(4)(i).

5.  Trường đại học/cao đẳng phải cung cấp công nghệ hỗ trợ cho tôi trong trường hợp nào?

Trường đại học/cao đẳng phải cung cấp công nghệ hỗ trợ cho quý vị mà cho phép quý vị tham gia đầy đủ với tư cách sinh viên nếu công nghệ đó: 1) là “hỗ trợ hoặc dịch vụ phụ trợ” cho phép quý vị giao tiếp hiệu quả; hoặc 2) là điều chỉnh hợp lý về chính sách, thủ tục hoặc thực hành của thực thể đó, trừ khi điều chỉnh đó gây nên gánh nặng tài chính quá đáng hoặc thay đổi về cơ bản chương trình của trường đại học/cao đẳng. Các trường đại học/cao đẳng cũng phải cung cấp hỗ trợ và dịch vụ phụ trợ khi cần thiết để đảm bảo rằng người khuyết tật có cơ hội bình đẳng được hưởng lợi từ hàng hóa và dịch vụ của họ.  Tuy nhiên, trường đại học/cao đẳng không phải cung cấp công nghệ hỗ trợ nếu nó là "thiết bị cá nhân" mà quý vị sẽ sử dụng ngoài chương trình của nhà nước.

Hỗ trợ và Dịch vụ Phụ trợ

Các trường đại học/cao đẳng phải cung cấp cho người khuyết tật đủ điều kiện "hỗ trợ và dịch vụ phụ trợ" để cho phép họ giao tiếp hiệu quả khi nộp đơn xin học hoặc tham gia chương trình của trường đại học/cao đẳng. 28 C.F.R. §§ 35.160(a), (b); 36.303.

Sau đây là ví dụ về hỗ trợ và dịch vụ phụ trợ:

  1. Thông dịch viên đủ điều kiện, người ghi bài, dịch vụ phiên âm, văn bản tư liệu, trao đổi bài ghi, bộ khuếch đại điện thoại cầm tay, thiết bị trợ thính. Điện thoại tương thích với thiết bị trợ thính; tạo phụ đề mở và đóng, thiết bị viễn thông; màn hình văn bản video, v.v.;
  2. Người đọc đủ điều kiện, văn bản được ghi hình, ghi âm; Tư liệu bằng chữ Braille, tư liệu in chữ to, v.v.;
  3. Cung cấp hoặc điều chỉnh trang bị hoặc thiết bị; và
  4. Các dịch vụ và hành động tương tự khác. 28 C.F.R. §§35.104; 36.303.

Một số công nghệ có thể đủ điều kiện theo mục này bao gồm JAWS phần mềm đọc màn hình, ZoomText, phần mềm nhận dạng giọng nói Dragon Naturally Speaking, và Phiên âm Thời gian thực Âm thanh Có phụ đề (CART , Captioned Audio Realtime Transcription). Cũng có thể bao gồm một số công nghệ khác để hỗ trợ giao tiếp. 

Trong quá trình xác định hỗ trợ và dịch vụ phụ trợ nào là cần thiết, trường đại học/cao đẳng công phải cân nhắc trước hết yêu cầu của cá nhân. Thực thể đó phải cung cấp hỗ trợ và dịch vụ dưới các hình thức có thể tiếp cận, một cách kịp thời, và theo cách nhằm bảo vệ quyền riêng tư và sự độc lập của người khuyết tật. Các yếu tố khác được cân nhắc khi xác định sự phù hợp của hỗ trợ hay dịch vụ phụ trợ bao gồm:

  1. Phương thức giao tiếp mà cá nhân đó sử dụng;
  2. Tình chất, thời gian và sự phức tạp của giao tiếp liên quan; và
  3. Môi trường diễn ra giao tiếp.

28 C.F.R. §35.160(b).

Nếu trường đại học/cao đẳng cung cấp điện thoại cho sinh viên để thực hiện các cuộc gọi đi, ví dụ như trong ký túc xá, thì trường phải cung cấp các hệ thống viễn thông để giao tiếp với sinh viên bị khuyết tật về thính giác hay khả năng nói.  28 C.F.R. §36.303(d)(1). Các hệ thống này bao gồm TTY (điện thoại văn bản), dịch vụ tiếp âm từ xa bằng video, VRI (thông dịch từ xa bằng video), điện thoại video và các thiết bị tương tự. Ngoài ra, nếu một trường đại học/cao đẳng công liên hệ qua điện thoại với sinh viên, trường phải cung cấp hệ thống viễn thông cho phép sinh viên bị khuyết tật về thính giác hay khả năng nói giao tiếp hiệu quả. 28 C.F.R. §35.161.

Điều chỉnh Hợp lý

Trường đại học/cao đẳng công và tư nhân phải điều chỉnh hợp lý các chính sách, thực hành, và thủ tục của họ khi cần thiết để đối xử bình đẳng với người khuyết tật. 28 C.F.R. §§ 35.130(b)(7), 36.302. Ví dụ, trường đại học/cao đẳng có thể phải bỏ quy định cấm ghi hình trong lớp học để cho phép sinh viên bị khuyết tật thị lực được hưởng lợi từ khóa học. Hoặc trường đại học/cao đẳng có thể phải điều chỉnh chính sách của mình để cho phép sinh viên khuyết tật kết nối thiết bị thích ứng với hệ thống thư viện trên máy vi tính của trường để làm nghiên cứu.

Sinh viên khuyết tật có trách nhiệm yêu cầu điều chỉnh hợp lý, và có thể phải cung cấp bằng chứng y tế là sinh viên đó có nhu cầu điều chỉnh liên quan đến tình trạng khuyết tật. Bằng chứng y tế không phải cho biết tính chất của tình trạng khuyết tật. Bằng chứng y tế chỉ phải cho biết những hạn chế là kết quả của tình trạng khuyết tật và, nếu có thể, đề xuất các điều chỉnh hợp lý hoặc thiết bị công nghệ hỗ trợ có thể giúp cho phép tiếp cận. Nếu được cho phép một điều chỉnh hợp lý, trường đại học/cao đẳng không được đòi sinh viên phải trả tiền.

Trường đại học/cao đẳng không phải cung cấp công nghệ hỗ trợ nếu điều đó sẽ tạo ra gánh nặng tài chính quá đáng cho thực thể của nhà nước xét đến nguồn lực của toàn thực thể, hoặc làm thay đổi về cơ bản tính chất của các dịch vụ mà trường đại học/cao đẳng cung cấp.  Tuy nhiên, trường đại học/cao đẳng phải cung cấp hỗ trợ hoặc dịch vụ thay thế, nếu tồn tại, mà sẽ không gây ra gánh nặng quá đáng hoặc thay đổi về cơ bản.

Thiết bị Cá nhân

Trường đại học/cao đẳng không phải cung cấp công nghệ hỗ trợ mà quý vị sử dụng ngoài việc tham gia chương trình của trường. Công nghệ hỗ trợ này bao gồm: thiết bị cá nhân, như xe lăn; thiết bị được kê toa cho cá nhân, như kính thuốc hoặc máy trợ thính; người đọc dùng cho mục đích hoặc học tập cá nhân; hoặc các dịch vụ có tính chất cá nhân bao gồm hỗ trợ trong việc ăn uống, đi vệ sinh, hoặc mặc quần áo. 28 C.F.R. §§ 35.135; 36.306.

6.  Tôi yêu cầu công nghệ hỗ trợ bằng cách nào?

Liên lạc với Chương trình Dịch vụ Sinh viên Khuyết tật (Disabled Student Services Program) (hoặc văn phòng khác cho sinh viên khuyết tật) để tìm hiểu cách yêu cầu điều chỉnh hợp lý với tư cách là sinh viên hoặc thí sinh khuyết tật. Nếu quý vị không chắc chắn mình cần loại điều chỉnh nào, văn phòng đó có thể giúp quý vị xác định. Quý vị nên yêu cầu bằng văn bản, giải thích: 1) rằng quý vị là người khuyết tật; 2) tình trạng khuyết tật của quý vị ảnh hưởng đến việc quý vị tham gia ở trường hoặc khả năng nộp đơn như thế nào; 3) điều chỉnh cụ thể mà quý vị cần, bao gồm AT; và 4) ngày muộn nhất mà quý vị muốn trường đại học/cao đẳng trả lời yêu cầu của mình.

Nếu tình trạng khuyết tật của quý vị không rõ ràng, trường đại học/cao đẳng có thể yêu cầu quý vị nộp một lá thư từ bác sĩ của quý vị hoặc chuyên gia khác có thể làm chứng cho nhu cầu điều chỉnh của quý vị. Lá thư đó không phải xác định chẩn đoán cụ thể của quý vị hoặc tiết lộ thông tin y tế vượt ra ngoài giới hạn chức năng của quý vị với tư cách là người khuyết tật, và nhu cầu cần điều chỉnh mà quý vị đang yêu cầu.

7.  Tôi có thể làm gì nếu tôi nghĩ rằng trường đại học/cao đẳng từ chối yêu cầu AT của tôi một cách bất hợp pháp?

Nếu quý vị tin rằng trường đại học/cao đẳng từ chối yêu cầu công nghệ hỗ trợ của quý vị một cách bất hợp pháp, hoặc kỳ thị quý vị trên cơ sở tình trạng khuyết tật của quý vị, quý vị có thể: nộp than phiền hoặc kháng cáo nội bộ với trường đại học/cao đẳng; nộp khiếu nại hành chính; cố gắng giải quyết vấn đề một cách không chính thức qua hòa giải tư nhân; hoặc nộp đơn kiện.

Than phiền Nội bộ

Quý vị có thể hỏi Chương trình Dịch vụ Sinh viên Khuyết tật, Điều phối viên ADA hoặc 504, hoặc Trưởng phòng Sự vụ Sinh viên (Dean of Student Affairs) về thủ tục than phiền hoặc kháng cáo nội bộ của trường đại học/cao đẳng, và cách nộp than phiền hoặc kháng cáo. Quý vị nên nộp than phiền nội bộ càng sớm càng tốt, nhưng không muộn hơn 180 ngày sau khi sự kỳ thị diễn ra.

Khiếu nại Hành chính

Bất kể quý vị có nộp than phiền nội bộ hay không, quý vị có thể nộp khiếu nại hành chính với Phòng Dân Quyền (OCR, Office of Civil Rights) của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (U.S. Department of Education) (với trường đại học/cao đẳng công) hoặc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ, U.S. Department of Justice) (với trường đại học/cao đẳng tư nhân). Nếu quý vị nộp khiếu nại không đúng chỗ, khiếu nại sẽ được chuyển tiếp đến đúng chỗ.

Khiếu nại OCR (Trường Đại học/Cao đẳng Công)

OCR phải nhận được khiếu nại của quý vị không muộn hơn 180 ngày kể từ ngày bị kỳ thị, hoặc trong vòng 60 ngày sau quyết định cuối cùng của trường đại học/cao đẳng về than phiền nội bộ. Với các trường đại học/cao đẳng tại California, thông tin liên lạc cho OCR là:

United States Department of Education
Office for Civil Rights
Region IX
50 Beale Street, Suite 7200
San Francisco, CA 94105
Điện thoại: 415-486-5555
TDD: 877-521-2172
Email: OCR.SanFrancisco@ed.gov
Mẫu Khiếu nại Trực tuyến:
http://www2.ed.gov/about/offices/list/ocr/complaintintro.html

Khi quý vị nộp khiếu nại với OCR, quý vị có lựa chọn được yêu cầu Giải quyết Khiếu nại Sớm (ECR, Early Complaint Resolution), hoặc tiến hành đánh giá hoặc điều tra. Quy trình ECR cho phép quý vị và trường đại học/cao đẳng cố gắng giải quyết khiếu nại của quý vị, với sự hỗ trợ không thiên vị của OCR. Nếu quý vị chọn không dùng ECR, hoặc không đạt được thỏa thuận qua ECR và nộp một khiếu nại OCR khác, OCR sẽ tiến hành một đánh giá ban đầu và có thể gọi cho quý vị để biết thêm thông tin. Nếu điều tra viên của ORC tìm thấy bằng chứng cho khiếu nại của quý vị, người đó sẽ tiến hành điều tra. Sau khi điều tra, OCR sẽ: bác khiếu nại; hoặc làm việc để giải quyết khiếu nại; hoặc cung cấp cho trường đại học/cao đẳng một "kế hoạch giải quyết tự nguyện", đây là văn bản thỏa thuận về việc OCR sẽ giám sát để đảm bảo trường đại học/cao đẳng tuân thủ pháp luật.

Khiếu nại DOJ (Trường Đại học/Cao đẳng Tư nhân)

Để khiếu nại về hành vi vi phạm ADA hoặc Mục 504 của trường đại học/cao đẳng tư nhân, quý vị có thể nộp khiếu nại với Bộ Tư pháp.

  1. Viết thư đến:
    U.S. Department of Justice
    950 Pennsylvania Avenue, NW
    Educational Opportunities Section, PHB
    Disability Rights Section – 1425 NYAV
    Washington, D.C. 20530
    Điện thoại: (202) 514-4092, hoặc 877-292-3804 (miễn cước)
    Email: education@usdoj.gov

Thông tin bổ sung về việc nộp khiếu nại ADA với Bộ Tư pháp, bao gồm loại thông tin quý vị nên gửi cùng khiếu nại của mình và thời gian quý vị có để nộp khiếu nại, có sẵn trên trang Web của Bộ Tư pháp: http://www.ada.gov/fact_on_complaint.htm. Quý vị có thể nộp khiếu nại DOJ vào bất cứ lúc nào.

Hòa giải Tư nhân

Bất kể quý vị có nộp than phiền nội bộ hoặc khiếu nại hành chính hay không, quý vị có thể cố gắng giải quyết tranh chấp của mình qua hòa giải tư nhân. Khi quý vị tìm kiếm trung tâm hòa giải, hãy cố gắng tìm một trung tâm có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến sự kỳ thị người khuyết tật và điều chỉnh hợp lý.

Đơn kiện

Bất kể quý vị có nộp than phiền nội bộ hoặc khiếu nại hành chính hay không, quý vị có thể nộp đơn kiện tại tòa tiểu bang hoặc liên bang. Nếu quý vị muốn kiện một trường đại học/cao đẳng công để đòi bồi thường tài chính, trước hết quý vị phải nộp Yêu cầu đòi bồi thường do Sai lầm của Chính phủ (Government Tort Claim) trong vòng sáu tháng kể từ ngày quý vị bị thiệt hại. Bộ Luật Chính Quyền California §§ 810-996.6. Ngay cả khi quý vị không đòi bồi thường tài chính, thủ tục tố tụng của tòa có thời hạn nộp đơn chặt chẽ gọi là thời hiệu khởi kiện. Các đạo luật được thảo luận ở đây có thời hiệu là hai năm. Tuy nhiên, quý vị nên tham khảo với luật sư về các thời hạn, và các vấn đề khác, trước khi nộp đơn kiện.

8.  Có các nguồn lực nào?

Nguồn lực

  1. http://www.dds.ca.gov/AT/at_network.cfm- Mạng Công nghệ Hỗ trợ California (California Assistive Technology Network) - Phòng Phục hồi (Department of Rehabilitation), kết hợp với những người dùng Công nghệ Hỗ trợ (AT), nhà cung cấp AT và cơ quan tiểu bang, điều phối các nỗ lực của California nhằm mở rộng và cải thiện khả năng tiếp cận AT theo Đạo luật Công nghệ năm 1993 (Tech Act of 1993). Nhiệm vụ chính của Mạng AT là nhằm:
    1. Giảm bớt các rào cản mà người khuyết tật thường gặp phải khi xin AT.
    2. Thúc đẩy nâng cao nhận thức của công chúng về những gì AT có thể làm cho người khuyết tật.
    3. Xây dựng chiến lược để giảm sự chồng chéo giữa các cơ quan tiểu bang và các tổ chức trợ giúp khác.

      Mạng AT duy trì một cơ sở dữ liệu về nguồn lực và các nhà cung cấp AT ở California, và có thể giúp tìm các nguồn AT cho các tình trạng khuyết tật cụ thể. Giới thiệu đến các nhóm cung cấp hướng dẫn về AT và đến các nguồn kinh phí cho AT tiềm năng.
       
  2. Trung tâm Sống Độc lập California (California Independent Living Centers). Để xem danh sách các trung tâm sống độc lập theo quận, vui lòng xem: http://www.rehab.cahwnet.gov/ILS/ILC-List.html.
  3. www.Askjan.org – Mặc dù trang web của chính phủ liên bang này được thiết kế cho các tình huống về việc làm, nó cũng có thông tin tốt về nguồn lực công nghệ hỗ trợ.
  • 1. Tờ thông tin này sẽ đề cập đến tất cả các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm cả các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, trường nghề và trường kỹ thuật, dưới tên gọi "trường đại học/cao đẳng."
  • 2. Để biết thêm thông tin về các quyền với AT ở giáo dục đại học, xem, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, Phòng Dân Quyền, (U.S. Department of Education Office of Civil Rights) Hỗ trợ và Dịch vụ Phụ trợ cho Học sinh Sau trung học Khuyết tật: Nghĩa vụ Giáo dục Đại học (Auxiliary Aids and Services for Postsecondary Students with Disabilities: Higher Education’s Obligations) theo Mục 504 và ADA, tại http://www2.ed.gov/about/offices/list/ocr/docs/auxaids.html.